Các mánh khóe móc túi thực khách trong thực đơn nhà hàng mà ít ai hay biết

Trang chủ»Tin tức»Các mánh khóe móc túi thực khách trong thực đơn nhà hàng mà ít ai hay biết

 

Cuốn thực đơn nhà hàng không đơn thuần chỉ là nơi ghi món ăn, mà còn ẩn chứa rất nhiều "mánh" móc túi thực khách.

 

Bước vào một nhà hàng, việc đầu tiên bạn sẽ làm là gì?

 

Là... ngồi xuống đã, sau đó là uống cốc nước do nhân viên phục vụ rót ra. Cuối cùng là bước rất quan trọng: cầm cuốn thực đơn lên và bắt đầu chọn món.

 

Nhưng bạn biết không, cuốn thực đơn bạn cầm không đơn thuần chỉ là cuốn sổ liệt kê món ăn đâu. Nó còn chứa những quy tắc ngầm, những mánh khóe ẩn sâu bên trong nhằm khiến thực khách cảm thấy... thèm khát, sẵn sàng móc ví ra chi trả cho những món ăn xa xỉ.

 

1. In hình ảnh lên thực đơn

 

Không phải nhà hàng nào cũng in hình ảnh lên thực đơn.

 

Không phải nhà hàng nào cũng in hình ảnh lên thực đơn.

 

Không phải nhà hàng nào cũng in hình ảnh lên thực đơn, nhưng đa phần đều làm như vậy. Và thực ra, mục đích ở đây không chỉ là để phục vụ khách hàng, vì các nhà hàng toàn in ảnh món đắt tiền nhất lên thôi.

 

Với một thực đơn có chứa hình ảnh, bên cạnh việc khách hàng có thể dễ hình dung món ăn của mình ra sao, họ còn có xu hướng bị kích thích vị giác hơn nữa.

 

Chính vì vậy dù giá của món ăn có thể hơi cao một chút, thực khách vẫn sẵn sàng trả tiền, qua đó tăng doanh thu cho nhà hàng.

 

2. Không bao giờ đặt ký hiệu "tiền" lên menu

 

Thực sự, nếu ăn ở những nhà hàng cao cấp, bạn sẽ hiếm khi được trông thấy biểu tượng tiền trên cuốn thực đơn. Có chăng chỉ là đơn vị tiền tệ được mở ngoặc góc trên hoặc góc dưới bên phải, còn cỡ chữ thì khỏi phải bàn về độ... bé.

 

Việc không bao giờ đặt ký hiệu

 

Việc không bao giờ đặt ký hiệu "tiền" lên menu xuất phát về tâm lý con người.

 

Nguyên do xuất phát về tâm lý con người. Khi nhìn thấy ký hiệu tiền, tất nhiên bạn sẽ nghĩ đến tiền, và đó là điều các nhà hàng không hề muốn. Họ muốn bạn tập trung vào các món ăn, thay vì nghĩ đến những thứ... xôi thịt như vậy.

 

Và thực ra, mánh khoé này tương đối hiệu quả, khi một số thống kê về các nhà hàng trước và sau khi áp dụng chiêu thức này đều cho hiệu quả tương đối rõ rệt.

 

3. "Nghệ thuật" sắp xếp đồ ăn: món rẻ tiền nhất phải ở cuối cùng

 

Tâm lý chung của thực khách là nhìn vào góc trên bên phải trước tiên.

 

Tâm lý chung của thực khách là nhìn vào góc trên bên phải trước tiên.

 

Và điều này dựa trên các nghiên cứu hẳn hoi. Theo đó, tâm lý chung của thực khách là nhìn vào góc trên bên phải trước tiên, sau đó mới dịch chuyển dần xuống khu vực góc dưới cùng bên trái.

 

Biết được điều này, tất nhiên các nhà hàng sẽ có chiến thuật phù hợp. Họ sẽ đặt những món ăn đắt tiền, ngon mắt nhất lên trên, còn những món rẻ nhất được giấu xuống cuối dòng.

 

Đó chính là lý do bạn không bao giờ tìm được những món ăn có giá vừa phải trong 10 giây đầu tiên nhìn vào cuốn menu.

 

4. Sử dụng món "mồi" với giá cắt cổ

 

Trong các thực đơn, sẽ luôn có một món ăn siêu siêu đắt, thậm chí có thể đắt gấp đôi món ăn... đắt nhì. Thực ra, nhà hàng cũng chẳng hy vọng gì về doanh số của món này đâu, vì chắc sẽ chẳng có ai mua. Thứ họ quan tâm đến chính là món ăn đặt bên cạnh đó.

 

Trong các thực đơn, sẽ luôn có một món ăn siêu siêu đắt, thậm chí có thể đắt gấp đôi món ăn... đắt nhì.

 

Trong các thực đơn, sẽ luôn có một món ăn siêu siêu đắt, thậm chí có thể đắt gấp đôi món ăn... đắt nhì.

 

Thông thường, các nhà hàng sẽ đặt 2 mức giá khác cho món ăn đó: một món giá rẻ, một món có giá khá đắt, nhưng tất nhiên không đắt bằng món "mồi" kia.

 

Lúc này, tâm lý của khách hàng thường sẽ chọn món số 2, bất kể giá trị của nó khá lớn. Đó là do món thấp tiền cho cảm giác không hấp dẫn, trong khi đặt cạnh một món ăn có giá siêu cắt cổ đồng thời lại khiến giá trị của món số 2 trở nên thật hợp lý.

 

5. Chiến thuật "mồi kép"

 

Món rẻ hơn cả thực chất là món mang lại lợi nhuận nhiều nhất.

 

Món rẻ hơn cả thực chất là món mang lại lợi nhuận nhiều nhất.

 

Thực ra chiến thuật "món mồi" vẫn chưa đủ đâu, vì vẫn có trường hợp khách hàng bất chấp lựa chọn món rẻ nhất cơ mà.

 

Nhưng các nhà hàng cũng tính hết rồi. Món rẻ hơn cả thực chất là món mang lại lợi nhuận nhiều nhất, dựa trên chi phí bỏ ra và giá bán thu về. Vậy nên dù bạn có chọn món nào, nhà hàng vẫn có lợi mà thôi.

 

6. Bẫy đóng khung

 

Nhà hàng làm điều này vì muốn bạn chú ý hơn đến chúng.

 

Nhà hàng làm điều này vì muốn bạn chú ý hơn đến chúng.

 

Trong các thực đơn, bạn sẽ thấy một số món ăn được đóng khung rất bắt mắt và trang trọng. Đó là vì các nhà hàng muốn bạn chú ý hơn đến chúng.

 

Các món ăn này cũng được sử dụng những tên gọi nghe rất cổ điển, rất... Tây và sang trọng, khiến thực khách có xu hướng gọi luôn dù chẳng hiểu nó là món gì.

 

Trên thực tế, có thể chúng cũng không khác gì so với những món ăn khác, chỉ thêm một vài gia vị, nguyên liệu khác mà thôi.

 

7. Món đặc biệt

 

Những món ăn này tạo cảm giác khiến bạn yên tâm hơn về món ăn, để rồi sẵn sàng order dù nó có đắt hơn.

 

Những món ăn này tạo cảm giác khiến bạn yên tâm hơn về món ăn, để rồi sẵn sàng order dù nó có đắt hơn.

 

Thực đơn nào cũng vậy, sẽ có những món ăn được đánh dấu: Món đặc biệt, món được gọi nhiều nhất, hoặc "Món đặc sản của bếp trưởng".

 

Thực ra, có thể toàn bộ đều do đầu bếp thường nấu cả thôi. Tuy nhiên, nó tạo cảm giác khiến bạn yên tâm hơn về món ăn, để rồi sẵn sàng order dù nó có đắt hơn đôi chút.

 

Hiếu Giang st

 

Chăm sóc khách hàng

(84-28) 37445447-(84-28) 3898 9090
Yahoo:
Skype:
Yahoo:
Skype:
Địa chỉ: 22-24 đường số 9, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh

FANPAGE FACEBOOK

Thông tin cần biết

backtop