Giáo dục con cái, cha mẹ nhất thiết phải cẩn trọng với “Định luật đồng hồ”

Trang chủ»Tin tức»Giáo dục con cái, cha mẹ nhất thiết phải cẩn trọng với “Định luật đồng hồ”

 

Giáo dục con cái, cha mẹ nhất thiết phải cẩn trọng với “Định luật đồng hồ”

 

“Định luật đồng hồ” là một trong những định luật về kinh doanh được người Do Thái đúc kết từ hàng ngàn năm trước, cho đến nay nó vẫn cho thấy sự đúng đắn, ngay cả trong lĩnh vực dạy dỗ con cái.

 

Giáo dục con cái, cha mẹ nhất thiết phải cẩn trọng với “Định luật đồng hồ”. (Ảnh: Pinterest)

Có lẽ không ít người trong chúng ta đều từng gặp qua cảnh ngộ này: Vào một ngày nghỉ cuối tuần, bạn muốn con mình nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà, xong xuôi đâu đấy rồi sẽ cho thoải mái vui chơi giải trí. Thế nhưng đứa trẻ vẫn nhìn chằm chằm vào TV, thúc giục nhiều lần mới miễn cưỡng đi đến bàn học.

Ngay khi đứa trẻ chuẩn bị làm bài tập về nhà, bà nội lại xuất hiện nói: “Hôm nay là ngày nghỉ, vội vàng cái gì, còn có nhiều thời gian mà, cứ để cho cháu nó chơi thoải mái rồi học hành sau cũng được!”.

Nhiều gia đình có lẽ đều đã gặp phải hoàn cảnh tương tự. Bởi vì phương pháp dạy dỗ khác nhau, nên trong quá trình giáo dục trẻ nhỏ sẽ xuất hiện không ít những bất đồng, lúc này chính là đã rơi vào ‘cái bẫy’ của “Định luật đồng hồ” mất rồi!

“Định luật đồng hồ” là gì?

Cái gọi là “Định luật đồng hồ” có thể giải nghĩa như sau: Khi một người có 1 chiếc đồng hồ, anh ta có thể nói cho bạn biết một cách chính xác thời gian hiện tại. Thế nhưng, khi anh ta có 2 chiếc đồng hồ, nếu bạn hỏi “bây giờ là mấy giờ?”, anh ta sẽ trở nên bối rối, bởi vì thời gian của hai chiếc đồng hồ có sự khác biệt, nên không cách nào nói cho bạn biết thời gian chính xác.

Trong phương pháp sáng nghiệp kinh doanh, người Do Thái cho rằng không thể cùng lúc ứng dụng hai loại quản lý khác nhau, cũng không thể cùng lúc thiết lập hai mục tiêu khác nhau. Một người cũng không thể để cho hai người chỉ huy cùng một lúc, cũng không thể cùng lúc lựa chọn hai loại quan niệm khác nhau. 

Nói một cách đơn giản, một cá nhân không thể có 2 bộ giá trị quan và 2 bộ quy tắc ứng xử khác nhau, nếu không họ sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Trong quá trình giáo dục con cái của các bậc cha mẹ cũng thường xuyên phải đối diện với “Định luật đồng hồ” này.

Cha mẹ có cách nghĩ và kinh nghiệm khác nhau trong việc giáo dục con cái, do vậy các giá trị quan và nguyên tắc làm việc mà họ truyền đạt cho con cái của mình cũng là khác biệt.

 

Cha mẹ có cách nghĩ và kinh nghiệm khác nhau trong việc giáo dục con cái, do vậy các giá trị quan và nguyên tắc làm việc mà họ truyền đạt cho con cái của mình cũng là khác biệt. (Ảnh: Oddshero)

Mỗi người đều muốn lấy ý nghĩ của mình để áp đặt cho con cái, như vậy đứa trẻ trong quá trình trưởng thành sẽ lâm vào tình trạng hỗn loạn, không biết nghe ai mới đúng, càng sợ nghe bên này sẽ đắc tội với bên kia.

Bởi vậy, nếu cha mẹ không nhận ra rằng bản thân đang sử dụng “Định luật đồng hồ” để giáo dục con cái, điều này có thể sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng cho sự phát triển của trẻ.

“Định luật đồng hồ” gây hại gì cho trẻ?

(1) Giáo dục không đạt hiệu quả

Chúng ta giáo dục con trẻ mục đích đều là hy vọng rằng chúng có thể phát triển tốt hơn, nhưng nếu trẻ tiếp thụ cùng lúc nhiều phương thức giáo dục khác nhau, thì không những không đạt được hiệu quả giáo dục, mà ngược lại còn mang đến ảnh hưởng tiêu cực.

(2) Gia tăng gánh nặng cho trẻ

Nguyện vọng ban đầu của cha mẹ đều là vì muốn tốt cho con cái, nhưng nếu ý kiến giữa 2 bên không đồng nhất, mỗi người lại muốn áp đặt phương pháp giáo dục của riêng mình, như vậy sẽ gia tăng thêm gánh nặng cho con trẻ.

Ví dụ, cha muốn con học thư pháp, còn mẹ lại muốn con học âm nhạc, ý kiến của cha mẹ không thống nhất, cuối cùng đứa trẻ lại phải học cả 2 môn, điều này tất nhiên sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng và tăng gánh nặng cho trẻ.

(3) Sức khỏe thể chất và tinh thần bị suy giảm

Cha mẹ không thể thống nhất ý kiến, lại vì chuyện này mà thường xuyên xảy ra cãi vã, như vậy trong mắt con trẻ, chúng sẽ nghĩ rằng cha mẹ sống với nhau không hòa thuận, cũng có đứa trẻ sẽ nghĩ rằng cha mẹ vì mình mà cãi nhau. Những suy nghĩ tiêu cực như vậy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

 

 

Chúng ta giáo dục con trẻ mục đích đều là hy vọng rằng chúng có thể phát triển tốt hơn. (Ảnh: Guoxue360)

Cha mẹ làm sao mới thoát khỏi “Định luật đồng hồ”?

(1) Kiểm soát cảm xúc

Trong việc giáo dục con cái, nếu cha mẹ nảy sinh sự bất đồng trong quan điểm, thì điều cần phải thực hiện đầu tiên chính là kiểm soát cảm xúc của chính mình. Cảm xúc nếu quá mạnh mẽ thì sẽ không thể suy nghĩ được điều gì thấu đáo.

(2) Tìm kiếm sự thống nhất

Khi quan điểm của cha mẹ có sự bất đồng, giải pháp tốt nhất chính là cố gắng tìm kiếm một sự thống nhất. Hai người nên ngồi lại, đưa ra ý kiến của mình rồi cùng nhau bàn bạc, chọn lựa phương thức tốt nhất cho con.

(3) Cân nhắc đến cảm xúc của trẻ

Dù lựa chọn phương thức giáo dục nào, thì điều chúng ta không thể không cân nhắc đến chính là cảm xúc của trẻ. Giáo dục sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu chúng ta tôn trọng trẻ và khiến chúng cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ.

Tuệ Tâm

Hiếu Giang sưu tầm

Chăm sóc khách hàng

(84-28) 37445447-(84-28) 3898 9090
Yahoo:
Skype:
Yahoo:
Skype:
Địa chỉ: 22-24 đường số 9, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh

FANPAGE FACEBOOK

Thông tin cần biết

backtop