Kỹ thuật phòng, chống bọ vòi voi hại dừa

Trang chủ»Tin tức»Kỹ thuật phòng, chống bọ vòi voi hại dừa

Bọ vòi voi hại dừa có tên khoa học là Diocalandra frumenti Fabricius thuộc bộ Coleoptera, họ Curculionidae. Bọ vòi voi hại dừa phát sinh gây hại tất cả các cây trồng trong họ cau nhưng hại nhiều nhất trên cây dừa và cây chà là.  

Sâu đục trái dừa. 

+ Trứng bọ vòi voi hại dừa hình ô van, mới đẻ có màu trắng trong, kích thước trung bình khoảng 01mm. Ấu trùng mới nở màu trắng đục, sau chuyển thành màu vàng nhạt, không có chân. Sau nở khoảng 8-10 tuần thì ấu trùng vào nhộng, chiều dài 6-8mm. Nhộng dạng nhộng trần, màu trắng hơi vàng, vị trí hoa nhộng thường nằm ngay trong lỗ đục trên cây và trái dừa. Trưởng thành bọ vòi voi hại dừa có màu đen nâu, phần đầu có vòi dài. Trên 02 cánh trước có 04 đốm lớn màu vàng, trưởng thành dài 6-8mm, rộng 1,5mm.

 

+ Trứng bọ vòi voi hại dừa thường được đẻ xung quanh cuống quả, ấu trùng nở ra sớm đục lỗ chui vào phần vỏ quả để gây hại ngay từ khi quả dừa còn non (khoảng 3 tháng sau khi đậu quả, đường kính quả khoảng 7 -10cm) đến khi quả đã lớn. Nếu gây hại quả dừa non sẽ làm quả bị rụng sớm. Nếu gây hại khi quả đã lớn (trên 03 tháng tuổi) sẽ làm quả méo mó, kích thước nhỏ, không còn giá trị thương phẩm.

 

+ Mỗi quả dừa bị hại thường có 3-5 con bọ vòi voi trưởng thành. Quả bị hại có nhiều vết nhựa chảy ra từ vết đục quanh cuống quả. Nhựa lúc đầu màu trong suốt sau đó chuyển sang màu vàng, vàng nâu và khô cứn, tại nơi vết nhựa chảy ra thường thấy chất thải của bọ vòi voi.

 

+ Bọ vòi voi hại dừa sống trên tất cả các bộ phận của cây dừa như rễ, thân, lá, hoa, quả; dịch cây tiết ra từ các vết thương cơ giới có khả năng hấp dẫn bọ vòi voi đến rất mạnh. Trưởng thành bọ vòi voi hại dừa có cánh nên chúng phát tán chủ động. Cả trưởng thành, ấu trùng và nhộng còn lây lan, phát tán thông qua quá trình vận chuyển quả giống, các bộ phận của cây ký chủ, trôi theo dòng nước, bám dính trên các phương tiện vận chuyển sản phẩm cây dừa bị nhiễm bọ vòi voi.

 

+ Theo quy trình kỹ thuật tạm thời phòng, chống bọ vòi voi hại dừa của cục BVTV: Để hạn chế tác hại của bọ vòi voi, thường xuyên khảo sát vườn dừa để phát hiện sớm và theo dõi diễn biến của bọ vòi voi; vệ sinh, làm cỏ vườn dừa thường xuyên cho thông thoáng, tiêu hủy các lá già khô để hạn chế sự tồn tại phát triển của bọ vòi voi; dùng đất phủ kín để ngăn bọ vòi voi đến đẻ trứng; thu gom tiêu hủy các quả bị nhiễm để hạn chế nguồn phát tán lây lan; xông hơi khử trùng dừa giống trước khi xuất vườn để hạn chế lây lan; không gây các vết thương trên cây như chặt tỉa cây, tỉa lá còn xanh; bón phân và tưới nước hợp lý để cây sinh trưởng tốt, đậu nhiều trái có khả năng bù lại năng suất mất đi do bọ vòi voi gây hại; các vườn bị bọ vòi voi hại nhiệu tạm thời sử dụng các thuốc trừ sâu gốc Chloryrifos Ethyl, Cartap, Quinalphos để phòng trừ nhưng chỉ được sử dụng ở giai đoạn quả còn non; sử dụng thuốc hóa học phải theo nguyên tắc 4 đúng.

MỸ NHÂN

 

Chăm sóc khách hàng

(84-28) 37445447-(84-28) 3898 9090
Yahoo:
Skype:
Yahoo:
Skype:
Địa chỉ: 22-24 đường số 9, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh

FANPAGE FACEBOOK

Thông tin cần biết

backtop