Phân bón tăng chóng mặt, thị trường toàn cầu phát tín hiệu SOS

Trang chủ»Tin tức»Phân bón tăng chóng mặt, thị trường toàn cầu phát tín hiệu SOS

 

Phân bón tăng chóng mặt, thị trường toàn cầu phát tín hiệu SOS

 

Chỉ trong vòng một tuần, giá các loại phân bón tăng 9-36%. Giá các loại phân bón đều đạt kỷ lục cao chưa từng có trong lịch sử gây nguy cơ ảnh hưởng tới nguồn cung lương thực toàn cầu giữa lúc bão giá ở khắp nơi trên thế giới.

 

Phân bón tăng chóng mặt, thị trường toàn cầu phát tín hiệu SOS

 

Tuần trước, trang DTN đăng bài của tác giả Katie Micik Dehlinger viết rằng: "Giá bán lẻ phân bón anhydrous tuần này đạt mức cao kỷ lục mới trong lịch sử, 1.113 USD/tấn, sau khi tăng 38% chỉ trong vòng một tháng. Bảy loại phân bón chủ chốt khác nằm trong danh mục theo dõi của DTN cũng tăng mạnh. Theo đó chỉ trong tuần đầu của tháng 11/2021 tăng từ 9% đến 36% lên những mức cao kỷ lục mới do nguồn cung bị gián đoạn. DTN đánh giá mức tăng từ 5%/tháng trở lên là tăng cao", vậy mà hiện giá đang tăng với tốc độ nhanh gấp nhiều lần như thế.

 

Phân bón tăng chóng mặt, thị trường toàn cầu phát tín hiệu SOS - Ảnh 1.

 

Trích dẫn biểu đồ "Các xu hướng giá phân bón bán lẻ do DTN theo dõi" của tác giả Katie Micik Dehlinger. Nguồn: DTN- Progressive Farmer (Ngày 10/11/2021).

Theo DTN: "Năm nay, giá phân bón tăng vọt liên quan nhiều đến vấn đề chuỗi cung ứng và lo lắng về sự thiếu hụt hơn là nhu cầu tăng. Giá tất cả các loại phân bón đều tăng, trong đó tốc độ tăng mạnh nhất trong tháng này là các sản phẩm nitrogen (nitơ), do giá năng lượng năm nay tăng quá mạnh.

Trên thị trường quốc tế, giá UAN28 trung bình hiện cao hơn 36% so với cách đây một tháng, đạt 545/tấn; UAN32 tăng 32% lên 604 USD/tấn, trong khi urea (urê) tăng 26% đạt 820 USD/tấn, tất cả đều đạt mức cao nhất kể từ khi DTN theo dõi (năm 2008).

Trên thị trường trong nước, giá phân bón tăng cao cũng đang gây lo ngại cho bà con nông dân khi chuẩn bị vào vụ mùa cuối năm, bởi chi phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp càng tăng, còn lợi nhuận càng giảm. Giá một số loại phân bón trong nước trong một năm qua đã tăng gấp đôi, trong đó loại phân bón hỗn hợp NPK 3 màu hiện có giá hơn 900 nghìn/bao (50kg), loại 1 màu (nhập khẩu) cao cấp có giá từ 1,05-1,2 triệu đồng/bao. Riêng các loại phân đơn như: phân đạm, lân, Kali tăng từ 9.000 đồng/kg lên 18.000 đồng/kg, phân hỗn hợp D.A.P từ 12.000 đồng/kg tăng 25.000 đồng/kg…Bên cạnh đó, các loại thuốc bảo vệ thực vật tăng từ 15-20% giá so với trước.

Trang Bloomberg thứ Sáu (12/11) đăng bài của tác giả Elizabeth Elkin viết rằng: "Giá phân bón tiếp tục tăng cao chưa từng thấy, báo hiệu chi phí sản xuất nông nghiệp leo thang", và người tiêu dùng trên khắp thế giới sẽ bị cuốn sâu vào cơn lốc lạm phát.

"Chỉ số Giá Phân bón thị trường Bắc Mỹ do Green Markets theo dõi (Green Markets North American Fertilizer Price Index) trong ngày 12/11 đã tăng 4,4% lên kỷ lục mới, 1.094,35 USD/tấn, vượt kỷ lục cũ được xác lập chỉ một tuần tước đó. Giá urê New Orleans, một loại phân đạm phổ biến, tăng 8,3% trong phiên này, lên 812 USD/tấn sau khi một hãng sản xuất lớn. CF Industries Holdings Inc., cảnh báo tình trạng thiếu hụt phân bón sẽ còn tiếp diễn.

 

Phân bón tăng chóng mặt, thị trường toàn cầu phát tín hiệu SOS - Ảnh 2.

 

Biểu đồ giá phân bón ở Bắc Mỹ trong bài "Giá phân bón tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại do nguồn cung bị thắt chặt" của tác giả Elizabeth Elkin. Nguồn: Bloomberg (ngày 12 tháng 11 năm 2021).

"Giá chất dinh dưỡng của cây trồng đã tăng vọt do giá năng lượng Châu Âu tăng mạnh khiến cho giá khí tự nhiên – nguyên liệu chính để sản xuất hầu hết các loại phân đạm – trở nên đắt đỏ. Việc Trung Quốc và Nga hạn chế xuất khẩu phân bón để đảm bảo nguồn cung trong nước cũng góp phần tạo ra cơn sốt giá phân bón lần này. Người tiêu dùng Mỹ đang phải sống trong cảnh lạm phát cao nhất kể từ năm 1990", Elizabeth Elkin viết.

Chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ tháng 10 đã tăng 0,9% so với tháng 9 và tăng 6,2% so với cùng tháng năm ngoái, vượt xa mức dự báo của các nhà phân tích là tăng 0,5% so theo tháng và 5,8% so theo năm.

 

Phân bón tăng chóng mặt, thị trường toàn cầu phát tín hiệu SOS - Ảnh 3.

 

Tweet của Javier Blas, Giám đốc Phóng viên Năng lượng của Bloomberg News, trụ sở tại London.

Bài báo của Bloomberg chỉ ra rằng, "Do giá phân bón và các chi phí đầu vào khác tăng lên, bộ phận Green Markets của Bloomberg dự đoán nông dân Mỹ trong năm tới sẽ chuyển 2,5 triệu acre từ trồng ngô sang trồng đậu tương – loại cây trồng cần ít phân bón hơn (1 acre = 4046.86 m2).

Phân bón tăng chóng mặt, thị trường toàn cầu phát tín hiệu SOS - Ảnh 4.

Tweet của Farm Policy: Giá phân NH3 tại Illinois (Mỹ) cao kỷ lục mọi thời đại

Trong khi đó, Jiyoung Sohn và Vibhuti Agarwal cũng có bài viết trên trang Wall Street Journal hôm thứ Sáu (12/11), trong đó cảnh báo rằng: "Tình trạng thiếu than dẫn đến khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc đang lan rộng ra ngoài biên giới, đe dọa làm gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động canh tác ở các nước phụ thuộc vào xuất khẩu loại hóa chất được sử dụng trong sản xuất phân bón và hệ thống hệ thống xả phân bón và hệ thống xả của động cơ diesel.

"Ấn Độ và Hàn Quốc đang rơi vào tình trạng thiếu urê, loại được sản xuất bằng than đá, do Trung Quốc đưa ra các hạn chế mới đối với xuất khẩu. Urê được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ như một loại phân bón. Trong khi ở Hàn Quốc, than để sản xuất dung dịch urê – sản phẩm được sử dụng để giảm lượng khí thải diesel trong các phương tiện giao thông và ở các nhà máy ".

Phân bón tăng chóng mặt, thị trường toàn cầu phát tín hiệu SOS - Ảnh 5.

Tweet của Farm Policy: Giá phân bón tăng sẽ khiến sử dụng hạt giống ngô giảm xuống.

Bài báo trên Wall Street Journal đưa ví dụ cụ thể: "Satnam Singh, một nông dân sản xuất lúa mì với diện tích 1,5 acres ở bang Punjab, miền bắc Ấn Độ, cho biết tin đồn về tình trạng thiếu hụt phân bón đã khiến nông dân hoảng sợ phải vội vã mua tích trữ phân urê và một loại phân bón khác cần thiết cho lúa mì vụ đông, diammonium phosphate, với giá gần như gấp đôi giá gốc. ‘Giá đã cao quá sức chịu đựng, Đó là một vấn đề lớn'," ông Singh nói.

Vikram Singh, Tổng thư ký Liên minh Lực lượng Nông nghiệp Toàn Ấn cho biết: "Ở một số nơi, nông dân đã không thể mua được phân bón dù phải đứng xếp hàng dài trong nhiều ngày. Đó là hiện tượng cảnh báo rằng tình trạng thiếu hụt phân bón có thể làm gián đoạn việc gieo trồng và dẫn đến giá lương thực tăng cao."

Các nhà kinh tế nông nghiệp thuộc Đại học Illinois mới đây đã cập nhật ngân sách cây trồng để phản ánh giá phân bón tăng cũng như sự thay đổi về giá ngô và đậu tương. Theo đó, dự đoán chi phí phân bón trên mỗi acre ngô sẽ tăng khoảng 100 USD và mỗi acre đậu tương sẽ tăng 50 USD (so với năm ngoái).

Tham khảo: WSJ, DTN, Bloomberg

 

Chăm sóc khách hàng

(84-28) 37445447-(84-28) 3898 9090
Yahoo:
Skype:
Yahoo:
Skype:
Địa chỉ: 22-24 đường số 9, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh

FANPAGE FACEBOOK

Thông tin cần biết

backtop