Tin nông nghiệp ngày 14 tháng 8 năm 2019

Trang chủ»Tin tức»Tin nông nghiệp ngày 14 tháng 8 năm 2019

‘Ốc đảo’ ngựa bạch giữa cao nguyên

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN

“Ốc đảo Ia Rsai” là nơi chàng trai Nguyễn Văn Hậu ấp ủ mô hình nuôi ngựa bạch lớn nhất khu vực Tây Nguyên.

Anh Hậu tự hào về con ngựa bạch Tây Tạng do mình chăm sóc.

“Ốc đảo Ia Rsai” (huyện Krông Pa, Gia Lai) được bao bọc bởi con sông Ba huyền thoại. Phương tiện duy nhất để qua “ốc đảo” là những chiếc xuồng máy. Việc chọn nơi đây để nuôi ngựa bạch được chàng trai trẻ Nguyễn Văn Hậu (SN 1989, trú tại phường Đoàn Kết, thị xã A Yun Pa) giải thích, nơi đây có sông có núi, phong cảnh hữu tình sẽ làm cho mọi con vật có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Nuôi ngựa bạch trên “chảo lửa”

Từ chân đèo Tô Na, men theo con đường mòn sỏi đá xuống bến sông Ba, chúng tôi được chàng trai Nguyễn Văn Hậu chờ sẵn. Sau 15 phút di chuyển bằng xuồng máy, cả đoàn cũng đến được với “ốc đảo Ia Rsai”.

Gọi là “ốc đảo” bởi nơi đây khá biệt lập và không có nhiều người biết đến. Từ bờ sông, đi qua hàng dừa xanh mát, hình ảnh về những chú ngựa bạch cũng dần hiện ra, khung cảnh thật bình yên và thơ mộng. Hơn chục con ngựa bạch đang nhởn nhơ gặm cỏ. Thỉnh thoảng một, hai con cất tiếng vó giòn tan làm cho nhiều người thích thú.

Chỉ tay về phía xa hướng bờ sông, anh Hậu khoe với chúng tôi về con ngựa bạch Tây Tạng được anh mua về từ Trung Quốc. Anh Hậu cho biết, ngựa bạch Tây Tạng là loài vật quý hiếm, sống trên độ cao trên 3.000m, ăn các loại thảo dược quý, nên thịt và xương đều có giá trị cực cao.

Trong đàn ngựa bạch đang nuôi hiện có 2 con Tây Tạng được anh Hậu nuôi dùng để nhân giống, còn lại là những con ngựa bạch giống Việt Nam. Khi được hỏi, cơ duyên nào đưa anh đến với mô hình nuôi ngựa bạch?

Anh Hậu tâm sự, trước đây anh bươn trải nhiều nơi, kinh qua nhiều nghề để mưu sinh nhưng cuộc sống vẫn rất cơ cực. Tình cờ anh lên mạng tìm hiểu và thấy mô hình nuôi ngựa bạch khá hay, nhất là cao ngựa bạch được biết đến như một loại thần dược có thể chữa được rất nhiều bệnh. Bản thân bố anh cũng bị tai biến nhiều năm rất cần thuốc để điều trị. Từ những suy nghĩ đó, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Hậu quyết tâm đem giống ngựa bạch về nuôi tại vùng “chảo lửa” Krông Pa.

Để hiện thực hóa giấc mơ ấy, anh tìm đến các địa phương trong cả nước, nơi nào có nuôi ngựa bạch là anh đến học hỏi. Rồi anh ra Hà Nội, Thái Nguyên, Cao Bằng tìm các chuyên gia để “tầm sư học đạo” cách thuần phục, nuôi dưỡng ngựa bạch.

Trang trại ngựa bạch của anh Hậu là mô hình đầu tiên ở Gia Lai.

Đến năm 2016, khi kinh nghiệm đã vững vàng, anh quyết định sang Trung Quốc mua 1 con ngựa bạch đực Tây Tạng với giá hơn 200 triệu đồng và 2 con ngựa bạch cái Tây Tạng để nhân giống với giá hơn 200 triệu đồng.

Chưa dừng lại, anh tiếp tục đến các trung tâm giống ngựa bạch lớn trong cả nước để mua thêm 5 con ngựa giống Việt Nam với giá mỗi con khoảng 70 -80 triệu đồng. “Lúc đó, nhiều người tỏ vẻ nghi ngờ tôi vì chưa có mô hình ngựa bạch nào được nuôi ở Gia Lai. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và được sự hướng dẫn của các chuyên gia ở Viện Chăn nuôi, tôi đã nuôi và cho sinh sản thành công giống ngựa bạch ngay trên vùng “chảo lửa” Krông Pa này” - anh Hậu tâm sự.

Sau 3 năm nuôi dưỡng và nhân giống, đến nay đàn ngựa bạch của anh Hậu đã phát triển lên gần 20 con.

Nhân rộng mô hình để nhiều người biết đến

Sau khi đưa ngựa bạch về vùng “chảo lửa” cao nguyên, anh Hậu đã dành nhiều thời gian chăm sóc và gần gũi đàn ngựa xem có biểu hiện gì khác thường do thay đổi về khí hậu, môi trường.

Anh Hậu cho biết, nuôi ngựa bạch không khó nhưng phải dành hết tâm trí và tình cảm cho chúng vì giống này rất khôn. Thức ăn dành cho ngựa đơn giản, chỉ cần ăn cỏ và uống nước. Với những con ngựa cái đang mang thai thì cho ăn thêm cám và mật mía.

Đàn ngựa bạch của anh Hậu được nuôi dưỡng trong môi trường tự nhiên.

Trong quá trình nuôi, ngựa bạch thường mắc phải bệnh đau bụng. Đây là bệnh nguy hiểm nhất vì ngựa có ruột thẳng. “Khi nó đau bụng, việc đơn giản nhất là ngừng cho ăn, tiêm thuốc liều cao. Phần lớn người nuôi lầm tưởng bệnh đau bụng của ngựa là cảm, nên càng bồi dưỡng cho ăn nhiều. Điều này rất nguy hiểm vì khi con ngựa đang đau bụng mà ăn vào, bụng càng trướng to và chết càng nhanh” anh Hậu chia sẻ.

Đến nay, sau 3 năm chăm sóc, đàn ngựa của anh Hậu phát triển khá tốt. Các con ngựa bạch cái Tây Tạng cũng được anh nhân giống thành công khi đẻ thêm nhiều con ngựa con.

Ông Dương Ngọc Thanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Gia Lai cho biết, ông hơi bất ngờ khi anh Nguyễn Văn Hậu là người đâu tiên đem mô hình này về Gia Lai. Điều đáng khích lệ là nuôi trên vùng "chảo lửa" Krông Pa. Tuy nhiên qui trình nấu cao ngựa đòi hỏi qui trình nghiêm ngặt. Nếu anh Hậu làm được sẽ tạo dựng được thương hiệu uy tín thì hiệu quả kinh tế rất cao.

Theo tính toán của anh Hậu, ngựa cái đẻ mỗi năm một lứa, giá thị trường hiện nay 1 con ngựa bạch con khoảng 25 triệu đồng, sau một năm thì có giá 40 triệu đồng, từ 2 năm trở lên thì giá trên 60 triệu. Nếu nấu cao, một con ngựa Tây Tạng trưởng thành có thể nấu được 7kg cao, trong khi ngựa bạch giống Việt Nam chỉ nấu được 4kg cao. Hiện 1 kg cao ngựa bạch trên thị trường có giá 20 triệu đồng. Anh Hậu cho biết, mình đã bước đầu nấu thành công hơn 30 kg cao ngựa để đem ra thị trường tiêu thụ và làm quà biếu.

Thấy mô hình có hiệu quả, nhiều người đã đến trang trại của anh mua ngựa về gây giống. Tuy nhiên, anh chưa bán vì muốn nhân giống đàn ngựa lên nhiều hơn nữa nhằm biến trang trại thành điểm du lịch sinh thái để du khách có thể ngắm nhìn đàn ngựa, hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng.

Anh Hậu cho biết, trong thời gian tới anh sẽ nuôi thêm một số loài động vật như cừu, lạc đà, hươu, nai... Đồng thời trồng thêm cây ăn quả ở để làm sinh động hơn cho điểm du lịch sinh thái của mình. “Còn gì tuyệt vời hơn cho các gia đình vào mỗi dịp cuối tuần, đến ốc đảo đắm mình vào thiên nhiên, cỏ cây và muông thú”, anh Hậu chia sẻ.

TUẤN ANH

Khơi dòng OCOP

Nguồn tin:  Báo Sóc Trăng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là OCOP) đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các hợp tác xã, tổ hợp tác, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng việc ra mắt nhiều sản phẩm OCOP mang đậm nét đặc trưng của những làng quê trong tỉnh Sóc Trăng. Sản phẩm đã có, người tiêu dùng ít nhiều đã được biết đến, nên vấn đề còn lại là làm sao để các sản phẩm được sinh ra từ làng, xã này có thể vươn xa trên thị trường chứ không chỉ quanh quẩn nơi nó được sinh ra.

Việc ra mắt Cửa hàng giới thiệu - liên kết - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc sản, an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Sóc Trăng là bước đi phù hợp trong việc quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP. Ảnh: THÚY LIỄU

Tỉnh Sóc Trăng có 3 vùng sinh thái: ngọt, lợ và mặn cùng một nền văn hóa giàu bản sắc của cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa nên sản phẩm OCOP cũng rất đa dạng, phong phú và có tính khác biệt cao, như: bánh pía, hành tím, gạo thơm, gạo Tài nguyên, các sản phẩm chế biến từ thủy sản, chăn nuôi (mắm, khô…), các loại bánh dân gian… Vì vậy, ngay khi Chương trình OCOP được triển khai, đã tạo nên cú hích mới cho sự phát triển của dòng sản phẩm này cùng những ý tưởng và khát vọng khởi nghiệp trong cộng đồng dân cư. Theo kết quả khảo sát của ngành chức năng, toàn tỉnh có nhiều sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thuộc các nhóm sản phẩm: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, giày và may mặc, đồ lưu niệm, trang trí nội thất… Trong số này đã có một số sản phẩm đăng ký công bố chất lượng, bảo hộ sở hữu trí tuệ và có thể truy xuất nguồn gốc dễ dàng. Tuy nhiên, để tạo nên tính đặc thù và có sự khác biệt cao, trong Đề án phát triển Chương trình OCOP, tỉnh đặt mục tiêu từ nay đến năm 2030 có 100 sản phẩm OCOP được công nhận; trong đó, năm 2020 có 35 sản phẩm OCOP, năm 2025 có thêm 35 sản phẩm và đến năm 2030 thêm 30 sản phẩm.

Một trong những hoạt động hỗ trợ Chương trình OCOP được tỉnh triển khai thực hiện là việc cho ra mắt Cửa hàng giới thiệu - liên kết - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc sản, an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh Sóc Trăng vào ngày 29-1, tại chùa Chén Kiểu (Mỹ Xuyên). Ngay trong ngày khai trương, cửa hàng giới thiệu hơn 100 sản phẩm đặc trưng của 22 cơ sở sản xuất trong tỉnh, với các mặt hàng như: gạo thơm, gạo thực phẩm chức năng ST, gạo Tài nguyên Thạnh Trị; hành tím Vĩnh Châu; trà mãng cầu gai Ngã Năm; các loại tinh dầu chiết xuất từ thảo mộc, các sản phẩm tinh chế từ đông trùng - hạ thảo, tổ yến từ huyện Kế Sách; các sản phẩm chế biến từ sữa bò của huyện Trần Đề; các loại cá khô, khô trâu, mắm cá… với hình thức bao bì, nhãn hiệu khá bắt mắt cùng chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cao.

Chính việc tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa về “ngon ra ngon, thơm ra thơm”, gạo thơm ST đã chinh phục được khách hàng trong và ngoài nước dù giá bán cao.

Với tiềm năng, lợi thế trên có thể thấy, việc phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh một cách đa dạng và phong phú không phải là vấn đề khó đối với tỉnh. Nhưng vấn đề được xem là khó đối với Chương trình OCOP của tỉnh là làm sao để các sản phẩm sinh ra từ làng, xã này có thể bước chân ra khỏi “lũy tre làng” và trụ vững trên thị trường vốn đã khá chật chội các dòng sản phẩm tương đồng của nhiều thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng. Muốn vậy, bên cạnh việc sản xuất đạt chất lượng trong nước và quốc tế, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cùng khả năng truy xuất nguồn gốc, các sản phẩm OCOP của tỉnh còn phải tạo nên sự khác biệt có tính đặc trưng riêng để tạo ấn tượng nơi người tiêu dùng. Một vấn đề nữa cũng không kém phần quan trọng, nếu không muốn nói là có tính quyết định đến tính hiệu quả và bền vững của sản phẩm OCOP chính là công tác quảng bá, xúc tiến thương mại và tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị sản phẩm.

Tôm khô 1 gió của HTX Hưng Phú (Cù Lao Dung) là một trong những sản phẩm OCOP tiềm năng của tỉnh.

Nhìn lại một số sản phẩm đặc trưng và có lợi thế của tỉnh như: bánh pía, lạp xưởng, gạo thơm ST, gạo Tài nguyên Thạnh Trị, hành tím, artemia Vĩnh Châu… chúng ta có thể thấy, tất cả đều tạo được dấu ấn riêng của mình nơi người tiêu dùng không chỉ ở chất lượng mà còn ở sự khác biệt có tính đặc trưng không lẫn vào đâu được. Anh hùng lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua từng chia sẻ: “Ngay từ đầu khi bắt tay vào lai tạo giống lúa thơm ST, nhóm nghiên cứu đã đề ra phương châm “thơm ra thơm, ngon ra ngon” nhằm tạo sự khác biệt có ý nghĩa để nâng cao giá trị và tạo dấu ấn nơi người tiêu dùng”. Và theo người viết, nếu không có sự khác biệt thì những sản phẩm OCOP của địa phương sẽ khó có thể đứng vững trên thị trường.

OCOP cũng là một sản phẩm “mở” mang tính toàn cầu, nên vấn đề tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị được xem là yếu tố quan trọng. Trong khi đó, nhìn lại một số sản phẩm có lợi thế của tỉnh có thể thấy phần lớn đều là sản xuất nhỏ lẻ theo kiểu vừa lo sản xuất vừa lo cả khâu tiêu thụ. Công tác quảng bá, xúc tiến thương mại cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa, bởi một sản phẩm dù có chất lượng đến đâu, nếu người tiêu dùng không biết đến thì cũng sẽ khó có thể phát triển được. Công tác quảng bá, xúc tiến thương mại có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, như: tuyên truyền trên báo, đài và các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, các hội chợ thương mại, xúc tiến đầu tư… Tuy nhiên, theo người viết, nên chăng tỉnh cần hỗ trợ tổ chức những phiên chợ OCOP cuối tuần để trước mắt, cho người tiêu dùng trong tỉnh biết đến nhiều hơn những sản phẩm này. Và ngay cả lãnh đạo các cấp, các ngành hãy là những nhà marketing cho OCOP thông qua việc giới thiệu, chiêu đãi khách ngoài tỉnh, ngoài nước bằng chính các sản phẩm OCOP của tỉnh mình.

Chương trình OCOP là một giải pháp thiết thực, hiệu quả giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn thông qua việc phát triển nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có lợi thế ở địa phương, theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị. Và, như ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Chuyện mới đây, là: “… Các cấp, các ngành, các địa phương cần tổ chức quán triệt sâu rộng, tổ chức tuyên truyền, tập huấn thật cụ thể, làm thay đổi nhận thức của cộng đồng và chính quyền các cấp... nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, nhưng đồng thời vẫn phải phát huy được giá trị truyền thống của địa phương và không sản xuất theo phong trào”. Có như vậy, dòng chảy OCOP mới thông thoáng và đến được người tiêu dùng ngày một nhiều hơn.

Tích Chu

Tân Phú, Định Quán (Đồng Nai): Nhiều nông dân trắng tay sau lũ

Nguồn tin:  Báo Đồng Nai

Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Đồng Nai Nguyễn Phước Huy nhận xét, đợt lũ vừa xảy ra tại hai huyện Tân Phú, Định Quán là trận lũ lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây tại Đồng Nai.

Người dân nuôi cá bè tại xã Thanh Sơn (huyện Định Quán) dọn cá chết sau lũ.

Đỉnh lũ cao nhất trên sông Đồng Nai (đo tại Trạm Tà Lài, xã Tà Lài, huyện Tân Phú) xuất hiện vào lúc 13 giờ ngày 9-8 với mực nước là 114,1m, cao hơn mức báo động III 0,5m. Mức lũ này chỉ thấp hơn 0,21m so với mực nước của trận lũ lớn lịch sử vào tháng 8-1987.

Đến nay, hầu hết trong số 600 hộ dân tại các xã Núi Tượng, Tà Lài, Đắc Lua, Phú Thịnh (huyện Tân Phú) được di dời tránh lũ đã quay về nơi ở. Trước đó, ngày 10-8, 109 hộ dân tại hai xã Thanh Sơn, Ngọc Định (huyện Định Quán) đã về nơi ở và đã ổn định cuộc sống.

Thống kê ban đầu tại hai địa phương trên, hàng ngàn tấn cá bè, hàng ngàn hécta cây trồng và nhiều tài sản khác bị thiệt hại.

* Hàng ngàn tấn cá trôi sông

Theo người nuôi cá bè tại huyện Định Quán, trong ngày 9-8, nước lũ tràn về rất đột ngột khiến người dân trở tay không kịp. Dòng nước chảy xiết khiến bè cá bị vỡ, có nơi người dân phải cắt thả cả vèo cá để giữ lại bè, bảo vệ mạng sống.

Thống kê ban đầu của UBND huyện Định Quán, toàn huyện có 81 bè, 486 vèo cá bị thiệt hại với trên 5 ngàn tấn cá chết và thất thoát ra sông. Trong đó, xã Thanh Sơn bị thiệt hại nặng nề nhất vì người nuôi cá bè của xã này đã mất trắng 3.570 tấn cá.

Hàng ngàn tấn cá chết và ra ngoài tự nhiên của người dân huyện Định Quán ( ảnh:Tố Tâm)

Bà Nguyễn Thị Kim Loan, chủ một bè cá tại xã Thanh Sơn xót xa: “5 vèo cá với hơn 100 tấn cá diêu hồng, cá lăng của gia đình tôi hầu như chẳng còn gì. Có 2 vèo cá tôi buộc phải cắt cho trôi theo dòng nước lũ để giữ bè, bảo vệ mạng sống, những vèo cá còn lại bị vỡ khiến cá trôi hết ra sông, còn sót lại con nào phần thì chết, phần thì vớt bán rẻ như cho nên coi như trắng tay”. Khó khăn lớn nhất của gia đình bà Loan là chỉ mới nuôi cá bè khoảng 2 năm nay, đa số vốn liếng đầu tư đều do vay mượn nên hiện không biết xoay xở ra sao vì cả cá, cả bè nuôi đều thiệt hại.

Hai ngày nay, bà Nguyễn Thị Ngọc, ngụ tại xã Thanh Sơn bỏ mọi công việc để ngồi chợ bán cá cho họ hàng của mình có bè cá bị thiệt hại do lũ cuốn. Bà Ngọc cho biết: “Vốn đầu tư 80 bè cá của họ hàng nhà tôi cho đến khi gần xuất bán lên đến hơn 20 tỷ đồng. Trận lũ cuốn đi gần hết cá, số ít cá còn lại bán không được bao nhiêu vì giá rẻ như cho. Cá chết thì đành đổ bỏ vì không có người mua. Trong 2 ngày, tôi bán cả chục tạ cá nhưng thu về có vài ba triệu đồng”.

Các lực lượng chức năng giúp dân làng bè tại xã Ngọc Định (huyện Định Quán) vớt cá bị chết ra khỏi bè. Ảnh: Tố Tâm

Riêng xã Phú Thịnh (huyện Tân Phú) có 41 bè cá của 2 hộ nuôi bị cuốn trôi, ước thiệt hại 22,5 tỷ đồng.

* Thiệt hại nhiều tài sản

Do nước lũ dâng cao đột ngột khiến nhiều nhà dân chìm trong biển nước, gây mất mát và hư hại tài sản nặng nề.

Ông Trương Công Vững, chủ Khu du lịch Tre Xanh (xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú) cho biết: “ Tổng tài sản thiệt hại của cơ sở khoảng hơn 2 tỷ đồng. Tất cả hơn 40 phòng tại khu du lịch đều chìm trong nước lũ, một căn nhà gỗ 5 gian bị trôi mất, ngập một nhà máy sản xuất nước sạch, đường ống nước, điện đều tê liệt, hư hỏng nặng… Chúng tôi đã phải thông báo cho hơn 200 khách du lịch ngưng đặt phòng và phải đến hơn 10 ngày sau mới có thể đón khách trở lại nếu nước rút hoàn toàn”.

Huyện Tân Phú có trên 1,9 ngàn hécta bị ngập, trong đó có gần 900 hécta cây ăn trái, cây lâu năm và hàng trăm hécta lúa, hoa màu… Ngoài ra, Trang trại gà Miền Đông và một số trại nuôi gà tư nhân cũng bị ngập, làm chết khoảng 116 ngàn con gà.

Máy kéo được người dân ấp 4, xã Núi Tượng sử dụng để đưa thóc lúa lên vùng cao. Ảnh: TIẾN KHANG

Người dân của 4 xã Phú Tân, Phú Vinh, Thanh Sơn, Ngọc Định (huyện Định Quán) đã bị thiệt hại trên 220 tỷ đồng do mưa lũ. Ngoài các hộ nuôi cá bè, toàn huyện có trên 253 hécta cây trồng bị ngập úng. Ngoài ra, hàng trăm bao cám chăn nuôi; một số ao nuôi tôm, cá của người dân cũng bị thiệt hại do lũ cuốn.

Theo Công an huyện Định Quán, ngày 11-8, thi thể ông Phạm Văn Lâm (58 tuổi, quê tỉnh Bến Tre, tạm trú tại ấp 1, xã Phú Thịnh, huyện Tân Phú) bị nước lũ cuốn trôi mất tích 3 ngày trước đó đã được tìm thấy tại khu vực gần trạm bơm xã Ngọc Định. Cơ quan chức năng đã liên hệ thân nhân ông Lâm đưa thi thể nạn nhân về mai táng.

Cùng ngày, anh Nguyễn Đức Ngọc Tiến (37 tuổi, ngụ TP.Long Khánh, tạm trú xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú) trong quá trình sửa chữa nhà cửa sau cơn lũ cũng bị điện giật chết.

Tố Tâm

* Nỗi lo chưa dứt

Sau khi lũ rút vào ngày 10-8, người dân nuôi cá bè trên sông Đồng Nai vẫn canh cánh nỗi lo cá chết. Bà Nguyễn Thị Tuyết, chủ hộ nuôi cá bè tại xã Ngọc Định (huyện Định Quán) cho biết: “Những bè cá thoát được trận lũ vừa qua, chủ bè cũng đang sống trong bất an. Vì nước sông vẫn đục như nước sình, cá tại nhiều bè vẫn tiếp tục chết dần. Nhiều chủ bè muốn bán cá để hạn chế rủi ro nhưng đành sống chung với lũ vì giá cá sống hiện chỉ có 10-15 ngàn đồng/kg mà vẫn khó tìm được thương lái mua”.

Theo ông Ngô Tấn Tài, Phó chủ tịch UBND huyện Định Quán, huyện đã di dời 83 hộ với 325 nhân khẩu đến nơi an toàn. Đến sáng 10-8, nước lũ đã rút nên đa số thanh niên, đàn ông khỏe mạnh đã về lại gia đình để dọn dẹp, bảo vệ tài sản. “Ngoài việc khẩn trương thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do lũ lụt xảy ra, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn huyện Định Quán vẫn luôn giữ tinh thần sẵn sàng ứng phó với nguy cơ lũ lụt bất ngờ xảy ra trong thời gian tới” - ông Tài cho biết.

Bình Nguyên

Đồng Nai: Nông dân lo dịch bệnh tấn công cây trồng

Nguồn tin: Báo Đồng Nai

Từ đầu năm đến nay, nhiều loại dịch bệnh đang tấn công cả cây trồng lâu năm lẫn cây hằng năm. Nhiều nông dân khốn đốn vì vườn tiêu chết trắng, nhiều vườn cây ăn trái bị dịch bệnh làm giảm năng suất.

Nông dân tại TP.Long Khánh chặt bỏ vườn tiêu bị dịch bệnh. ẢNh: B.NGUYÊN

Nỗi lo lắng của nông dân đang tăng lên khi bước vào cao điểm mùa mưa bão, thời tiết thuận lợi cho dịch bệnh lan nhanh. Nông dân đang tiếp tục đổ công, đổ của nhằm ngăn các loại dịch bệnh trên cây trồng.

* Dịch bệnh xuất hiện nhiều

Từ đầu năm đến nay, nhiều loại dịch bệnh đã tấn công cả cây trồng lâu năm và hằng năm. Cụ thể, ở cây hồ tiêu, trên phạm vi toàn tỉnh đã có trên 4 ngàn hécta bị bệnh chết nhanh, chết chậm, bệnh thán thư, bệnh tuyến trùng, rệp sáp...

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn đã chỉ đạo các trạm trồng trọt - bảo vệ thực vật huyện hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật phòng, chống sâu bệnh; phối hợp địa phương tổ chức kiểm tra tình hình sâu bệnh; hướng dẫn nông dân các biện pháp bảo vệ cây trồng trước điều kiện thời tiết bất lợi. Trong đó, tập trung hướng dẫn nông dân gieo trồng, các biện pháp chăm sóc và dự báo sâu bệnh cây trồng vụ hè thu. Riêng với dịch khảm lá mì, Đồng Nai đã triển khai 4 mô hình giống khoai mì sạch bệnh tại huyện Long Thành; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền cho nông dân về công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hại này.

Bà Nguyễn Thị Bảy, Tổ trưởng Tổ hợp tác cụm 3, xã Sông Ray (huyện Cẩm Mỹ) chia sẻ: “3 năm liên tiếp gần đây, giá tiêu luôn ở mức thấp, thu không đủ bù chi. Nông dân trồng tiêu kiệt quệ không còn vốn đầu tư, có người thì nản nên không quan tâm chăm sóc. Hiện nay nhiều vườn tiêu đang lụi dần vì không được chăm sóc, dịch bệnh lây lan”.

Vụ thu hoạch năm nay, không ít vườn sầu riêng cũng bị mất năng suất do ảnh hưởng thất thường của thời tiết. Trong đó, có trên 2 ngàn hécta sầu riêng bị các loại dịch bệnh như: chảy gôm, cháy lá chết đọt, bệnh nấm hồng, bệnh thối gốc...

Ngoài ra, hàng trăm hécta cà phê bị nhiễm rệp sáp, bị khô cành, khô quả, bệnh nấm hồng khiến người trồng bị thiệt hại không nhỏ. Cả ngàn hécta các loại cây ăn trái khác như: chôm chôm, xoài, cây có múi... cũng bị ảnh hưởng vì các loại bệnh rệp sáp, sâu đục cành, cháy lá, nhện đỏ, ruồi đục trái...

Không chỉ cây lâu năm, cây trồng hằng năm cũng phải đối mặt với không ít các loại dịch bệnh. Trong đó, trên 1,2 ngàn hécta lúa bị bệnh rầy nâu, đạo ôn, sâu cuốn lá. Dịch khảm lá mì, sâu keo mùa thu trên cây bắp càng đáng báo động vì đây là dịch bệnh mới có tốc độ lây lan nhanh, lại chưa có giải pháp phòng, trừ tận gốc.

* Khó xử lý dứt điểm

Ông Phạm Bá Trung, nông dân tại xã Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc) lo lắng: “Vụ thu hoạch vừa qua, một số rẫy mì của tôi bị giảm năng suất, giá bán cũng thấp hơn vì lượng bột thấp do bị ảnh hưởng của dịch khảm lá mì. Điều đáng lo lắng hơn là trong đợt xuống giống mới của vụ này, dù tôi đã chủ động xịt thuốc diệt bọ phấn trắng nhưng 10 hécta mì của gia đình tôi đều bị nhiễm dịch khảm lá. Một số rẫy mì bị nhiễm nặng tôi buộc phải nhổ bỏ những cây mì bị bệnh nặng để hạn chế lây lan. Vụ thu hoạch năm nay có nguy cơ thua lỗ”.

Nông dân xã Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc) lo lắng vì dịch khảm lá mì có nguy cơ bùng phát trở lại. Ảnh: B.Nguyên Nông dân tại TP. Long Khánh chặt bỏ vườn tiêu bị dịch bệnh.

Ông Hoàng Thanh Bạch, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Hòa nhận xét: “Toàn xã có khoảng 200 hécta mì bị bệnh khảm lá. Tuy diện tích rẫy mì bị nhiễm bệnh nặng không nhiều nhưng nguy cơ dịch này tiếp tục lây lan nhanh trong vụ sản xuất mới là rất lớn. Nông dân trồng bắp trong vùng cũng lo lắng vì dịch sâu keo mùa thu, loài sâu mới có nguy cơ gây hại rất lớn cho cây trồng này”.

Nông dân đang đổ công, đổ của ra giữ vườn cây khỏi rủi ro dịch bệnh mùa mưa. Bà Nguyễn Thị Hiền, nông dân trồng thanh long tại xã Hưng Thịnh (huyện Trảng Bom) lo lắng: “Bệnh nấm “tắc kè” thường xuất hiện và lây lan nhanh trên cây thanh long vào mùa mưa. Đợt mưa lớn kéo dài vừa qua, nông dân trồng thanh long phải theo sát vườn, kịp thời xử lý khi phát hiện mầm bệnh nhưng dịch vẫn xuất hiện ở nhiều nhà vườn. Ngoài ra, dịch ruồi vàng gây hại trên trái cũng là nỗi lo không nhỏ của nông dân”.

Bình Nguyên

Dự báo, xuất khẩu cà phê còn nhiều khó khăn

Nguồn tin: Báo Hà Nội Mới

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), xuất khẩu cà phê 7 tháng năm 2019 đạt 1,08 triệu tấn, tương đương 1,82 tỷ USD, giảm 8,2% về khối lượng và giảm 19,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho hay, nguyên nhân chính khiến xuất khẩu cà phê giảm mạnh về lượng và giá trị chủ yếu là giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh. Cụ thể, 6 tháng đầu năm đạt 1.706 USD/tấn, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ NN&PTNT dự báo, xuất khẩu cà phê Việt Nam từ nay đến cuối năm còn nhiều khó khăn bởi thị trường cà phê toàn cầu đang đối diện với cung vượt cầu.

Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế thế giới, tiêu thụ cà phê toàn cầu có thể tăng 1,8% trong năm nay, song mức tăng này chưa đủ hỗ trợ thị trường cà phê thế giới. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc tác động tới giá nông sản, trong đó có cà phê.

ĐÀO HUYỀN

Mưa lũ chưa dứt, rau xanh có dấu hiệu rục rịch tăng giá

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng

Đợt mưa lũ vừa qua vùng rau Đà Lạt và các huyện phụ cận bị thiệt hại nặng nề. Mặc dù mưa lũ chưa chấm dứt nhưng dự báo giá rau xanh các loại sẽ tăng cao trong thời gian ngắn sắp tới.

Nông dân Đà Lạt thu hoạch nông sản tại Phường 8, TP Đà Lạt sáng 11/8

Hiện vùng rau trên địa bàn Đà Lạt và các huyện lân cận như Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương vẫn tiếp tục mưa nhỏ rải rác trong ngày. Ghi nhận ngày 11/8 tại chợ Đà Lạt, nhiều loại rau đã tăng giá nhẹ, khoảng 500 tới 1.500 đồng/kg (tăng khoảng 5%). Giá tăng tập trung ở các loại rau thuộc nhóm rau lá: xà lách, hành lá, cải, bắp xú... Một số loại rau khác như cải thảo, xà lách xoong, bắp sú, cải xanh… cũng tăng giá từ 5 – 7% so với thời điểm cuối tháng 7/2019.

Các loại rau củ như hành tây, cà rốt, củ cải hiện chưa tăng giá, tuy nhiên các chủ vựa rau cho biết họ không thể đặt hàng cho khoảng 1 tuần tới. Hiện hàng dự trữ ở các kho của nông dân đã hết nhưng hàng mới thu hoạch thì không có do thiệt hại của mưa lũ kéo dài.

Trong đợt lũ vừa qua, vùng rau Đà Lạt bị thiệt hại nặng, có khoảng 70 hecta rau, hoa bị hư hại. Trong đó có khoảng 20 hecta rau lá, rau củ trồng chủ yếu ngoài trời, hư hại hoàn toàn, không đảm bảo tiêu chuẩn của nông sản thương phẩm. Còn tại huyện Lạc Dương, theo thống kê ban đầu của cơ quan chức năng có ít nhất khoảng 200 ha rau mùa bị ngập lụt, hư hại nặng.

Theo Trung tâm khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, hiện giá rau chưa tăng cao dù nguồn rau cung cấp cho thị trường thiếu hụt bởi một lượng lớn rau tận thu (rau non, rau hư sau mưa lũ) được bán ra các chợ lẻ.

Lượng rau này tạm thời bù cho thiếu hụt của nông sản thương phẩm. Sau khoảng 10 ngày tới dự báo giá rau sẽ tăng mạnh so với hiện nay. Chủ yếu sau khi mưa lũ qua, nắng lên sẽ khiến lượng lớn diện tích rau màu tiếp tục hư hại, đặc biệt là các loại rau non. Việc tăng giá rau kéo dài khoảng 5-6 tuần sau đó.

Nhiều tiểu thương buôn bán rau tại Đà Lạt lý giải mưa lũ không chỉ khiến rau trưởng thành mà rau non cũng bị hư hại. Ở những diện tích bị mưa lũ, nông dân phải dọn vườn và chờ đất khô nước khoảng 10 ngày mới có thể xuống giống. Do đó, chu trình mùa vụ bị gián đoạn khiến sản lượng cung ứng cho thị trường sụt giảm khiến rau xanh tăng giá đáng kể.

Tỉnh Lâm Đồng hiện có trên 65.000 ha rau, đạt sản lượng 2,273 triệu tấn/năm. Đà Lạt và vùng lân cận như Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương là khu vực có sản lượng rau lớn nhất gồm 60 chủng loại rau cung ứng chủ yếu cho các thị trường phía Nam, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh.

Bà Tào Thị Phượng (48 tuổi, thường trú tại Đà Lạt) thu mua rau bắp sú với giá sỉ 4.000 đồng/cây tại vườn nhưng sau con mưa lớn ngày 8/8, lượng bắp sú hư hại lên tới 20%

Một vườn rau xà lách tại xã Lát, huyện Lạc Dương bị ngập úng do mưa lũ, thiệt hại gần như hoàn toàn

Thu mua nông sản

C.PHONG

Chuyện buồn ở ‘thủ phủ’ khoai mỡ

Nguồn tin: Báo Long An

Dù vào vụ thu hoạch chính nhưng nhiều nông dân trồng khoai mỡ tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An không phấn khởi. Bởi thời điểm hiện nay, khoai mỡ “rớt giá” khiến nông dân bị thua lỗ nặng.

Có thể nói, huyện Thạnh Hóa là “thủ phủ” khoai mỡ của tỉnh. Dù những năm trước, giá mặt hàng nông sản này cũng biến động, lên xuống thất thường nhưng nông dân vẫn có lợi nhuận. Riêng năm nay, thời điểm hiện tại, giá khoai mỡ xuống mức “chạm đáy”, thương lái không thu mua nhưng nông dân vẫn phải thu hoạch.

“Những năm trước, thương lái đến tận ruộng thu mua khoai mỡ. Năm nay, chúng tôi phải vận chuyển ra đầu kênh, thương lái còn lựa chọn mới thu mua. Tôi còn 5 tấn khoai mỡ, phải tranh thủ bán gấp nếu không sẽ lên mộng, lỗ càng lỗ. Tôi xuống giống 50.000 dây khoai giống trên 2ha đất, bán giá 3.000-3.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, tôi lỗ khoảng 65-70 triệu đồng. Mấy chục năm trồng khoai, chưa bao giờ tôi lỗ nặng như vụ năm nay” - ông Nguyễn Thanh Nhàn, ngụ ấp Đông Hòa, xã Thủy Đông, buồn bã nói.

Vụ khoai mỡ năm nay, người dân bị thua lỗ nặng

Bà Lê Thị Lan, có ruộng khoai kế bên ruộng của ông Nhàn, còn thua lỗ nặng hơn. Bởi, bà không có nhân công nên phải thuê hàng chục người thu hoạch và vận chuyển khoai đi bán. Bà Lan chia sẻ: “Nông dân quanh năm bám ruộng, mong muốn vụ thu hoạch đạt kết quả. Năm nay, khoai đạt chất lượng, năng suất tăng nhưng rớt giá.Mọi năm, thương lái đến tận ruộng thu mua nhưng vụ này, tôi phải thuê người thu hoạch, vận chuyển đến tận ghe và đợi bán cho thương lái”.

Theo quan sát của chúng tôi, tại nhiều nhà dân hay các căn chòi tạm dọc tuyến đường, ven các kênh, các bến ghe,… ở Thủy Đông, khoai mỡ chất thành đống chờ bán rất nhiều. Có những vựa, khoai đã lên mộng từ lâu! Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Hóa, toàn huyện có khoảng 3.000ha khoai mỡ, tập trung chủ yếu tại các xã: Thủy Đông, Thủy Tây, Thạnh An. Hiện nay, giá khoai mỡ dao động từ 3.000-4.000 đồng/kg. Dù đang vào thời điểm thu hoạch nhưng giá thấp nên diện tích thu hoạch chưa đến 50%. Năm nay, năng suất cao hơn mọi năm nhưng nông dân bị thua lỗ nặng, khoảng 30 triệu đồng/ha.Huyện đang tìm giải pháp giúp tiêu thụ khoai mỡ cho nông dân.

Theo tìm hiểu của phóng viên, những năm trước, qua sự kết nối của ngành chuyên môn, một vài doanh nghiệp đến địa bàn huyện đặt vấn đề bao tiêu nông sản khoai mỡ. Tuy nhiên, họ đến rồi lại đi vì không tìm được tiếng nói chung. Vì vậy, kênh tiêu thụ chính của nông dân chủ yếu vẫn là qua thương lái. “Được mùa, rớt giá”, thậm chí “mất mùa, mất giá” vẫn là điệp khúc quá quen thuộc vào mỗi độ thu hoạch nông sản./.

Thanh Mỹ

Tây Ninh: Gần 440 ha bắp nhiễm sâu keo mùa thu

Nguồn tin: Báo Tây Ninh

Tính đến ngày 8.8.2019, toàn tỉnh Tây Ninh phát hiện 438 ha bắp bị nhiễm sâu keo mùa thu. Trong đó, nhiễm nhẹ 346 ha, trung bình 92 ha, phân bố tại 8 xã thuộc 3 huyện, Dương Minh Châu; Gò Dầu và Tân Châu.

Sâu keo mùa thu gây hại trên cây bắp.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV), trên toàn tỉnh, diện tích bắp còn trên đồng khoảng 676 ha, phân bố tại 6/9 huyện, phần lớn là diện tích bắp trồng xen trong cao su, hợp đồng cung cấp cho Trang trại bò sữa Tây Ninh (Vinamilk). Trong đó, vụ Hè Thu xuống giống 910 ha, còn trên đồng 257 ha; vụ Mùa 2019 đã xuống giống 419 ha, đạt 31% so với kế hoạch vụ (1.350 ha).

Tính đến ngày 8.8.2019, toàn tỉnh phát hiện 438 ha bắp bị nhiễm sâu keo mùa thu. Trong đó, nhiễm nhẹ 346 ha, trung bình 92 ha, phân bố tại 8 xã thuộc 3 huyện, Dương Minh Châu; Gò Dầu và Tân Châu. Qua điều tra sơ bộ, diện tích nhiễm sau khi phun thuốc hoá học cho thấy mật số sâu keo đã giảm khoảng 70%, mức độ nhiễm chủ yếu ở mức nhẹ.

Xã Bến Củi, huyện Dương Minh Châu có diện tích nhiễm sâu keo mùa thu khoảng 217 ha, trên cây bắp có thời gian xuống giống từ 15-60 ngày. Theo UBND xã, tình hình sâu keo mùa thu gây hại ở mức độ nhẹ. Sau khi phát hiện sâu hại, lãnh đạo Sở NN&PTNT, Chi cục Trồng trọt và BVTV cùng ngành chức năng huyện đã đến địa phương hướng dẫn cho nông dân cách nhận biết sâu keo và các biện pháp phòng trừ.

Qua thống kê của ngành chức năng, diện tích bắp còn trên đồng của huyện Dương Minh Châu khoảng 394 ha, chủ yếu ở giai đoạn từ khi xuống giống đến 30 ngày sau trồng (185 ha), từ 30-60 ngày sau trồng (209 ha). Trạm Trồng trọt và BVTV Dương Minh Châu cho biết, đến nay, trên địa bàn huyện có 267 ha bị nhiễm sâu keo mùa thu. Trong đó, diện tích nhiễm nhẹ 232 ha, nhiễm trung bình 35 ha. Trạm đã hướng dẫn nông dân phòng trừ cho số diện tích bị nhiễm này. Qua kiểm tra, theo dõi, hiệu quả phòng trừ đạt trên 90% đối với cây bắp từ 15-30 ngày sau trồng; từ 70%-80% đối với cây bắp trên 30 ngày sau trồng.

Từ ngày 30.7 đến 5.8, trên địa bàn huyện chưa phát hiện thêm diện tích nhiễm sâu keo. Thời gian tới, Trạm Trồng trọt và BVTV và UBND các xã tiếp tục theo dõi diễn biến phát sinh của đối tượng sâu keo mùa thu trên cây bắp và các cây trồng khác nhằm phát hiện sớm để có các biện pháp phòng trừ kịp thời.

Anh Ngô Thanh Trung, nông dân ở ấp Bến Rộng (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu) cho biết, gia đình anh thuê đất nông trường để trồng bắp (xen cây cao su) với diện tích khoảng 70 ha. Đến 20 ngày sau khi xuống giống thì phát hiện toàn bộ diện tích bị nhiễm sâu keo mùa thu. Sau khi phun thuốc phòng trừ, đến nay, tình trạng sinh trưởng của cây bắp đã ổn định, mức độ sâu hại đã giảm.

Ông Trương Anh Dũng- Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Đức cho biết, sau khi phát hiện sâu keo mùa thu gây hại trên địa bàn, ngành chức năng huyện và xã đã vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng trừ, hiện nay, địa phương và nông dân vẫn liên tục theo dõi tình hình sâu bệnh để áp dụng kịp thời các biện pháp phòng trừ nhằm bảo đảm hiệu quả cao nhất.

Ông Trần Văn Re - Trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV Gò Dầu cho biết, trên địa bàn huyện có 149 ha bắp nhiễm sâu keo mùa thu ở xã Thạnh Đức. Trong đó có 57 ha nhiễm nhẹ, 92 ha nhiễm trung bình. Do phát hiện sớm nên sau khi phun thuốc phòng trừ, mật độ đã sâu giảm. Qua kiểm tra, sau 3-5 ngày phun thuốc, hiệu quả phòng trừ đạt khoảng 80%-90%.

Thời gian tới, Trạm tiếp tục triển khai cho mạng lưới cộng tác viên trên địa bàn, gửi thông báo cho UBND các xã để phổ biến, tuyên truyền một số nội dung như: đối với diện tích bắp đã thu hoạch, nông dân cần vệ sinh đồng ruộng kỹ. Trong công tác phòng trừ cho bắp vụ Mùa sắp tới, ông Re đề nghị các địa phương rà soát lại diện tích bắp mới xuống giống từ 5-10 ngày, phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra có sâu keo mùa thu phá hoại hay không, không lơ là để sâu keo mùa thu bùng phát.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV, những diện tích nhiễm sâu hại đã được nông dân tập trung phòng trừ bằng thuốc hoá học, hiệu quả kiểm tra sau khi phun 7 ngày ước đạt 70%-90% tuỳ theo giai đoạn cây bắp. Tính đến ngày 8.8.2019, sâu keo mùa thu mới xuất hiện trên cây bắp, chưa ghi nhận xuất hiện trên cây mía.

TRÚC LY

Đắk Lắk: Nông dân vùng chuyên canh lúa ‘khóc ròng’ vì lũ!

Nguồn tin: Báo Đắk Lắk

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và áp thấp nhiệt đới trong những ngày qua, nước sông Krông Ana dâng cao, hàng nghìn héc-ta lúa nước tại huyện Lắk và Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) bị nhấn chìm, trong đó nhiều diện tích đối mặt với nguy cơ mất trắng hoàn toàn.

Nguy cơ mất trắng

Các xã Buôn Triết và Buôn Tría (huyện Lắk) có gần 80% người dân phát triển kinh tế nhờ trồng lúa nước. Tuy nhiên, mưa lũ lớn vừa rồi làm ngập diện tích lúa đang thời kỳ làm đòng, trổ bông khiến nhiều người dân tại đây lâm vào cảnh trắng tay sau lũ. Tại xã Buôn Tría, vụ hè thu năm nay có tổng diện tích gieo sạ 920 ha, đã bị ngập hẳn 841 ha, chủ yếu tập trung tại các thôn Liên Kết 1, Liên Kết 2, Liên Kết 3, Tân Giang, Đông Giang 1… Còn lại 79 ha hiện đang bị ngập nhẹ, trong những ngày tiếp theo nếu mưa tiếp tục diễn ra, nước sông dâng cao thì khả năng ngập hoàn toàn khó tránh khỏi. Người dân ở đây như đang “ngồi trên đống lửa”, không còn hy vọng gì vào vụ lúa này.

Nhìn cánh đồng lúa đang làm đòng, trổ bông ngập chìm trong nước, anh Nguyễn Trọng Hải (thôn Liên Kết 2, xã Buôn Tría) buồn bã nói: “Kinh tế của gia đình tôi phụ thuộc vào 3 ha lúa nên từ khi mưa xảy ra, tôi thường xuyên ra thăm ruộng, với hy vọng nước rút nhanh, ruộng không bị ngập. Không ngờ sau tối 8-8, mưa to kéo dài khiến cả cánh đồng chìm hẳn. Những năm trước, mưa lũ kéo dài cả tuần nhưng lúa còn có thể thu hoạch được 30 – 70% để có thêm thu nhập. Còn năm nay, mới mưa 3 ngày đã mất trắng”.

Tương tự, anh Nguyễn Khắc Mạnh (thôn Liên Kết 2, xã Buôn Tría) cho hay, gia đình anh có 5 ha lúa, tất cả đều ngập chìm trong biển nước trắng xóa. Vụ đông xuân vừa qua gia đình anh đã phải gieo sạ lại do ngập úng, những tưởng vụ này được mùa vớt vát lại thì mưa ngập chìm hết khi lúa đang trong thời kỳ trổ bông, thiệt hại 100% không có khả năng phục hồi. Từ đầu vụ đến nay, gia đình anh Mạnh đã bỏ ra hơn 50 triệu đồng tiền giống, chi phí phân bón, chưa kể bỏ ra bao nhiêu công sức… Vậy mà cơn lũ đã quét đi không còn chút hy vọng nào đối với trà lúa này.

"Tôi dự tính, sau khi thu hoạch lúa sẽ trả được một phần nợ nhưng giờ nợ chuẩn bị đến ngày trả mà lúa thì không còn khiến gia đình tôi rất lao đao”, anh Mạnh chia sẻ.

Nông dân xã Bình Hòa (huyện Krông Ana) gặt lúa chạy lũ.

Tại xã Buôn Triết, vụ hè thu năm nay gieo sạ khoảng 2.000 ha lúa nước, tính đến thời điểm này toàn xã có khoảng 1.300 ha bị ảnh hưởng, trong đó 1.200 ha đối mặt với nguy cơ mất trắng hoàn toàn nếu nước không rút nhanh. Anh Nguyễn Mạnh Cường (thôn Đoàn Kết 2) buồn bã cho hay, 3 ha lúa của gia đình anh ở vị trí cao nên ít khi bị ngập lụt. Thế nhưng năm nay, mưa xảy ra hơn 3 ngày làm toàn bộ diện tích lúa đã bị ngập chìm, khả năng cứu vãn là rất khó bởi lúa đang thời kỳ trổ bông.

Nông dân vớt lúa chạy lũ

Tại xã Bình Hòa, vùng sản xuất lúa lớn của huyện Krông Ana, bà con nông dân đang tất bật mượn, thuê người cắt lúa để vớt vát được chừng nào hay chừng đó. Giọng run bần bật vì từ sáng tới trưa dầm mình trong nước lũ, vừa đói, vừa lạnh, ông Võ Văn Phước (thôn 6) buồn rầu cho biết, nhà có 1 ha lúa ở vùng thấp trũng, qua 2 ngày mưa (ngày 6 và ngày 7-8) toàn bộ diện tích lúa bị chìm nghỉm. Nước sông Krông Ana ngày càng dâng cao, từ ngày 8-8, ông đã phải mượn bà con và thuê công vớt lúa. Trong 2 ngày nhà ông đã thuê hết 50 công mà lúa chưa gặt và vận chuyển hết, bắt đầu nghe mùi lúa úng.

Trong khi đó, nhà anh Nguyễn Văn Linh (thôn 1) có 1,5 ha bên cánh đồng Bàu Gai đang trong thời kỳ ngậm sữa, có thửa tỷ lệ chín chỉ được 50%, nhưng anh phải thuê người gặt chạy lũ để cố gắng vớt vát. Anh tâm sự, biết lúa còn non nhưng giờ không gặt thì coi như mất trắng. Gặt lúa này về may ra gặp thời tiết nắng phơi khô để nghiền làm thức ăn chăn nuôi.

Còn trường hợp hộ chị Võ Thị Ly (thôn 6), với 1 ha nhưng chị đã thuê hết 25 công nhật cũng chỉ mới thu hoạch được một nửa diện tích. Số diện tích còn lại chấp nhận mất trắng, người nhà không đủ sức làm, thuê công họ cũng từ chối vì nước dâng quá cao. Ông Hồ Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hòa cho biết, vụ hè thu năm nay toàn xã gieo sạ hơn 1.800 ha lúa nước, đợt lũ vừa qua làm ngập lụt gần 100 ha. Địa phương đã khuyến cáo bà con thuê công thu hoạch đối với những ruộng có tỷ lệ chín tương đối để tránh tình trạng nước rút chậm, lúa thối úng.

Cánh đồng xã Buôn Triết (huyện Lắk) ngập chìm trong nước lũ.

Không chỉ trắng tay đối với số diện tích bị ngập lụt, các diện tích lúa nước còn lại còn phải đối mặt với tình trạng sâu bọ, chuột đồng kéo lên phá hoại, có thể không cho thu hoạch hoặc năng suất kém hơn nhiều lần so với mọi năm khiến bà con nông dân thấp thỏm, lo lắng.

Theo thống kê sơ bộ, tính đến cuối ngày 9-8, tại huyện Krông Ana và Lắk có hơn 3.400 ha lúa nước bị ngập lũ. Trong đó, huyện Lắk có hơn 3.000 ha, huyện Krông Ana khoảng 300 ha. Tập trung nhiều ở các xã: Buôn Triết, Buôn Tría, Đắk Liêng (huyện Lắk); Dur Kmăl, Bình Hòa, thị trấn Buôn Trấp (huyện Krông Ana).

Hoàng Tuyết - Thùy Dung

Giống hồng giòn Nhật Bản trên vùng cao Yên Bái

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN

Giống hồng giòn không hạt MC1 có nguồn gốc từ hồng giòn Fuyu, là giống hồng nổi tiếng của Nhật Bản được PGS.TS Đỗ Năng Vịnh, Viện Di truyền nông nghiệp và cộng sự nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm tại Mộc Châu, Sơn La từ những năm 2000.

Là một trong những loại cây ăn quả á nhiệt đới chịu rét, thích hợp trồng ở các vùng núi phía Bắc. Đây là giống hồng ngọt ăn liền, hái quả trên cây là ăn được ngay, không cần giấm, không cần ngâm, ăn giòn, ngọt không chát, rất ít hạt hoặc không có hạt.

Nằm ở độ cao trên 1.400m so với mực nước biển, xã Nậm Khắt, Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái được nhiều người biết đến với những sản vật đặc trưng của địa phương như quả Sơn Tra, mận Tam hoa, Đào, Thảo quả, chè Shan tuyết... Nơi đây khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ bình quân trong năm là 18,5 độ C, được chia thành 2 mùa là mùa khô và mùa mưa.

Với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu như trên, ngoài canh tác một số cây trồng bản địa thì người dân nơi đây cũng chỉ trồng thêm được một vụ ngô nương/năm. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp bấp bênh, đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Giống hồng MC1 thích nghi miền núi Yên Bái.

Xuất phát từ mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân theo đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2013 Thạc sỹ Lưu Xuân Huy (Phòng Trồng trọt Sở NN-PTNT Yên Bái) đã xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây hồng giòn MC1 trên đất trồng ngô kém hiệu quả với quy mô 2 ha (xã Nậm Khắt 1ha, xã Púng Luông 1 ha), mật độ 1.000 cây/ha, 3 hộ tham gia.

Nhà nước hỗ trợ 100% cây giống, một phần vật tư phân bón, các hộ tham gia đối ứng vật tư phân bón còn lại theo định mức kỹ thuật, đóng góp công lao động, chăm sóc.

Trong quá trình thực hiện mô hình, các hộ tham gia luôn được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tận tình kỹ thuật trồng, bón phân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại nên tỷ lệ sống sau trồng cao, cây sinh trưởng phát triển tốt, sau 3 năm trồng (năm 2016), cây đã bắt đầu cho bói quả.

Sau trồng 6 năm đường kính gốc cây đạt 18 - 20cm, cây cao 2 - 2,5m, tán cây rộng 3,5 - 4m, đã cho thu hoạch quả ổn định, quả to, trung bình 5-6 quả/kg, khi chín hái ăn trực tiếp không phải giấm hoặc ngâm như các loại hồng khác, chất lượng quả giòn, ngọt, không chát, không hạt.

Ông Thào Nhà Của ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt tham gia mô hình với diện tích trên 2.000 m2 cho biết: “Trước đây khi chưa tham gia mô hình trồng hồng, với diện tích đất này, mỗi năm gia đình tôi chỉ trồng được 1 vụ ngô, năng suất đạt 760 - 800 kg bán với giá 6.000 đ/kg thì chỉ thu được 4,5 - 4,8 triệu đồng/năm chưa trừ chi phí.

Sau khi được tham gia mô hình chuyển đổi từ trồng ngô sang trồng cây hồng giòn, tôi thấy đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của địa phương. Cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh hại, chỉ bị sâu đục cành hại nhẹ. Sau trồng 6 năm cây đã cho thu hoạch ổn định, năng suất trung bình của một cây khoảng 15-20kg quả với giá bán buôn tại vườn là 30.000đ/kg thì một cây hồng giòn cho thu nhập khoảng 450.000 - 600.000đ.

Với diện tích trên gia đình tôi trồng được 200 cây hồng giòn, dự kiến năm nay sẽ cho thu nhập trên 100 triệu đồng cao gấp nhiều lần so với trồng ngô. Ngoài ra, gia đình vẫn tận dụng được các diện tích đất trống trong vườn hồng để trồng xen các loại cây trồng khác như khoai lang, ngô… để phục vụ chăn nuôi tăng thêm thu nhập”.

TRẦN NGỌC SƠN - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái

Đu đủ ruột vàng giống hút hàng

Nguồn tin: Báo Hậu Giang

Theo chị Võ Thị Út, một nông hộ làm nghề ươm đu đủ giống ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đu đủ giống loại ruột vàng hiện nay sản xuất ra luôn không đủ bán. Những năm trước, trung bình gia đình chị sản xuất khoảng 15 thiên đu đủ ruột vàng giống bán cho người dân. Nhưng riêng năm nay chỉ mới khoảng 7 tháng đầu năm gia đình chị đã cung ứng gần 30 thiên đu đủ ruột vàng giống, với giá bán dao động từ 1.000-2.000 đồng/cây, bình quân cao hơn 30% so với năm rồi.

Chị Út đang chăm sóc đu đủ ruột vàng giống.

Đu đủ ruột vàng rất được người tiêu dùng ưa chuộng, do chất lượng trái ngon, ăn sống hoặc ăn chín đều rất ngọt. Giá bán thấp nhất cũng ở mức 3.000 đồng/kg. 1.000m2 trồng đu đủ ruột vàng cho năng suất 4-5 tấn trái. Trừ hết chi phí, tối thiểu nhà vườn trồng đu đủ ruột vàng lời 8-10 triệu đồng/công.

Tin, ảnh: QUỐC HƯNG

Chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn nông dân Bình Phước canh tác hữu cơ

Nguồn tin: Báo Bình Phước

Từ ngày 7 đến 9-8, nhận lời mời của Hội Nông dân tỉnh Bình Phước, chuyên gia nông nghiệp của Nhật Bản gồm các ông Tanabe Shinzo và Takahashi Tadashi đã đến thăm Bình Phước, hướng dẫn nông dân canh tác hữu cơ đối với một số loại cây trồng.

Các chuyên gia nông nghiệp Nhật Bản hướng dẫn nông dân tỉnh Bình Phước chăm sóc cây trồng theo hướng hữu cơ

Trong chuỗi chương trình làm việc, các chuyên gia Nhật Bản đã tham quan Hợp tác xã cây ăn trái thôn Bàu Nghé (xã Phước Tín, thị xã Phước Long), Hợp tác xã cây ăn trái Hoa Phong (xã Phước Tân, huyện Phú Riềng), Hợp tác xã tiêu sạch hữu cơ (xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh), Hợp tác xã bưởi da xanh (xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh)... Tại những điểm đến tham quan, các chuyên gia Nhật Bản đã trao đổi, hướng dẫn nông dân cách phòng trừ sâu, bệnh hại cây sầu riêng, cam, quýt, bưởi, hồ tiêu, bơ... Đồng thời, thực nghiệm tại vườn các biện pháp phun chế phẩm sinh học, bón phân, chăm sóc cây trồng theo hướng hữu cơ nâng cao năng suất giá trị nông sản và mang lại nền nông nghiệp bền vững.

Tham gia các buổi làm việc, nông dân rất phấn khởi và mong muốn được hợp tác lâu dài với chuyên gia Nhật Bản trong cung ứng các loại phân bón, thuốc, chế phẩm sinh học để chăm sóc, khai thác hiệu quả cây trồng theo hướng hữu cơ; đồng thời đề xuất với các chuyên gia về việc xuất khẩu sản phẩm chất lượng, đạt yêu cầu của nông dân Bình Phước sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới.

Ông Takahashi Tadashi đánh giá cao một số mô hình canh tác của nông dân Bình Phước, đặc biệt là mô hình tiêu hữu cơ của nông dân Phạm Thành Chung tại xã Lộc Quang (Lộc Ninh). Ông hy vọng sẽ được hợp tác lâu dài với nông dân Bình Phước trong cung ứng các sản phẩm phân bón, chế phẩm sinh học cũng như tìm đầu ra cho nông sản đặc trưng, thế mạnh của tỉnh.

Yến Linh

Quảng Ngãi: Tiến độ dự án chăn nuôi bò sữa ở huyện Mộ Đức

Nguồn tin: Cổng TTĐT Quảng Ngãi

Liên quan đến tiến độ triển khai thực hiện dự án Khu sản xuất chế biến thức ăn và Chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao Vinamilk Quảng Ngãi, huyện Mộ Đức cho biết, hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 30 ha để xây dựng trang trại (vùng lõi) và hơn 60 ha vùng nguyên liệu (vùng đệm) của dự án đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo bàn giao mặt bằng hoàn chỉnh để Nhà đầu tư triển khai thi công theo tiến độ của dự án.

Dự án Khu sản xuất chế biến thức ăn và Chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao Vinamilk Quảng Ngãi được xây dựng trên diện tích 90 ha (bao gồm vùng lõi và vùng đệm), tại xã Đức Phú và Đức Hòa, huyện Mộ Đức, quy mô nuôi 4.000 con bò sữa, sản xuất khoảng 20 triệu lít sữa bò tươi nguyên liệu mỗi năm, với tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng.

Hiện chủ đầu tư là Công ty TNHH một thành viên Bò sữa Việt Nam đang bước vào giai đoạn triển khai công tác xây dựng khu chế biến cũng như đẩy nhanh công tác chuẩn bị triển khai canh tác trồng trọt để đảm bảo vùng nguyên liệu cho đàn bò vào tháng 4/2020.

Dự án Khu sản xuất chế biến thức ăn và Chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao Vinamilk Quảng Ngãi là dự án chăn nuôi bò sữa đầu tiên của tỉnh, khi đi vào hoạt động có tác động lớn đến kinh tế-xã hội, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động tại địa phương.

P.V

Ông Tứ khá giả nhờ chăn nuôi gà thả vườn

Nguồn tin: Báo Phú Yên

Ông Huỳnh Tứ tại trang trại nuôi gà của gia đình - Ảnh: KHÁNH VY

Với mô hình chăn nuôi gà thả vườn kết hợp trồng lúa, mỗi năm gia đình ông Huỳnh Tứ ở khu phố 2, phường Phú Thạnh, TP Tuy Hòa có thu nhập hơn 350 triệu đồng.

Nhiều năm trước đây, vợ chồng ông Tứ chỉ chuyên trồng hoa, rau và lúa, do đầu ra sản phẩm thấp nên gia đình gặp không ít khó khăn. Thường xuyên tham gia các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật về cây trồng và chăn nuôi do Hội ND tổ chức, năm 2016, ông Tứ mạnh dạn đầu tư làm chuồng trại để chăn nuôi gà thả vườn trên diện tích đất vườn nhà.

Ông Tứ cho hay: “Khi mới bắt đầu nuôi vì chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc gà thả vườn nên tôi chỉ thả 3.000 con; con giống được mua từ các tỉnh Bình Định, Gia Lai. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, nhờ chịu khó học hỏi từ các mô hình chăn nuôi hiệu quả và tham khảo thêm trong sách vở, nên đàn gà phát triển nhanh và ít dịch bệnh, đã tạo động lực cho gia đình tôi tiếp tục mở rộng chuồng trại để tăng đàn”.

Từ 3.000 con gà nuôi ban đầu, ông Tứ mượn thêm vốn để nuôi tiếp lứa gà thứ hai, thứ ba... rồi nâng dần số lượng đàn gà lên mỗi năm. Với diện tích hơn 3.000m2 đất vườn, hiện trang trại gà nhà ông lúc nào cũng có khoảng 6.000 con. Bình quân mỗi năm, ông có thể thả nuôi 5-6 lứa, mỗi lứa nuôi hơn 3 tháng. Khi gà được gần 2 tháng tuổi, ông thả ra ngoài khu vườn trống có rào chắn an toàn với tần suất 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 tiếng đồng hồ và cho ăn bắp, rau. Việc này giúp tăng sức đề kháng và thịt gà thêm săn chắc, đạt trọng lượng từ 1,5-1,7kg/con nên gà của ông được thương lái ưa chuộng.

Hiện với giá bán 75.000 đồng/kg gà thịt, những lúc cao điểm như lễ, Tết giá tăng khoảng 100.000 đồng/kg, bình quân 1.000 con gà thịt ông thu lãi gần 40 triệu đồng. Ngoài ra, vợ chồng ông còn trồng thêm 1ha lúa để có thức ăn cho gà và tăng nguồn thu. Từ nuôi gà và trồng lúa, gia đình ông Tứ có thu nhập hơn 350 triệu đồng/năm...

Theo ông Tứ, để hạn chế rủi ro, ổn định sản xuất, gia đình ông luôn tuân thủ việc phòng ngừa dịch bệnh, tiêm đầy đủ các loại vắc xin cho gà và áp dụng công nghệ nuôi khoa học. Hiện các khu chuồng trại nuôi gà đều được xây dựng thoáng mát đúng quy cách, đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho đàn gà, được vệ sinh hàng ngày, chất thải được thu gom, ủ hoai bón ruộng.

“Tôi thấy việc nuôi gà ta thả vườn ít tốn công, đầu ra cũng dễ, giá cả ổn định. Việc nuôi gà theo mô hình thả vườn, có chuồng trại và vườn rộng sẽ giúp chúng tăng sức đề kháng, tăng chất lượng thịt gà khi xuất chuồng. Cũng nhờ có thu nhập khá từ nghề nuôi gà thả vườn mà cuộc sống gia đình tôi khá sung túc, có điều kiện lo cho con cái học hành”, ông Tứ phấn khởi nói.

“Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có tính cạnh tranh cao và thích ứng với thị trường nên gia đình ông Tứ có nguồn thu nhập ổn định. Ông Tứ xứng đáng là điển hình ND sản xuất giỏi của thành phố”.

Phó Chủ tịch Hội ND TP Tuy Hòa Lưu Dũng Hà

KHÁNH VY

Lợn nuôi thả rông, ăn thức ăn thừa: Không hề sạch!

Nguồn tin: Báo Lao Động

Nuôi lợn thả rông ở khu vực ô nhiễm, hoặc gom thức ăn thừa từ nhà hàng, khách sạn, bệnh viện làm thức ăn cho lợn rất nguy hiểm vì lợn dễ bị nhiễm ký sinh trùng. (Ảnh minh họa)

Trước tình trạng dịch tả lợn Châu Phi lan rộng; lợn bị các bệnh nhiễm ký sinh trùng tràn lan, một số người tiêu dùng đã chọn giải pháp "đụng lợn", thuê người nuôi lợn ở quê, cho ăn bèo, cám, nước thải từ các nhà hàng… và tin đây là lợn sạch.

Bà Nguyễn Lan Chi - phố Phạm Thận Duật (Cầu Giấy - Hà Nội) có thói quên chỉ mua thịt lợn ở quê do người nhà tự nuôi bằng cám tự nấu hay các loại rau thu gom trong vườn. Theo bà, những con lợn này không có thuốc tăng trọng, không có chất cấm và rất sạch.

Nhưng thực tế không như bà Chi và nhiều người suy nghĩ. Ngược lại, một cán bộ dịch tễ - Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho rằng: Nuôi lợn thả rông hay nuôi nhốt nhưng cho ăn thức ăn thừa thu gom từ các nhà hàng, khách sạn, thậm chí từ các bệnh viện là cách chăn nuôi hoàn toàn không khoa học, vô cùng nguy hiểm bởi nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Người nuôi thu gom thức ăn thừa từ nhiều nguồn để làm thức ăn cho lợn mà không ý thức được trong những thức ăn thừa này chứa đựng nhiều vi trùng, vi khuẩn, mầm bệnh nguy hiểm.

Đối với những con lợn được nuôi tại các hộ gia đình theo hình thức thả rông, lợn tự tìm thức ăn (không ăn thức ăn thừa thu gom)… cũng không thể coi là lợn sạch, bởi lợn là gia súc ăn tạp, trong quá trình tìm thức ăn có thể ăn cả tạp chất, chất thải, rau củ dính phân chó, mèo dẫn đến nguy cơ nhiễm giun sán từ các con vật này.

Theo PGS TS Lê Thành Đồng - Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TPHCM, để chất lượng thịt thơm ngon cần có môi trường và nguồn nước đảm bảo. Trang trại phải tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn, văn bản của nhà nước đã ban hành, thực sự ý thức tự giác kiểm tra các thông số về môi trường nuôi như nguồn nước, thức ăn; người chăn nuôi cần bỏ thói quen sử dụng kháng sinh, bổ sung kháng sinh vào nguồn thức ăn theo kiểu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Nuôi lợn thả rông hoặc lợn nuôi theo hình thức vườn – ao – chuồng, nếu chất thải không được thu gom và xử lý đúng quy định sẽ gây ô nhiễm môi trường, từ đó tác động ngược lại, gây ô nhiễm nguồn thức ăn thì chắc chắn không thể cho ra những con lợn có “thịt sạch”, mà còn khiến gia súc, gia cầm dễ bị nhiễm các loại bệnh giun sán, ký sinh trùng… như đã nói ở trên.

Điều này lý giải tại sao có tình trạng “lợn gạo”, lợn bị các loại bệnh khác được bán ra mà người tiêu dùng không hề biết, vẫn vô tư ăn và vô tư tin rằng: Lợn tự nuôi là sạch.

“Để chăn nuôi sạch, ngoài yếu tố chuồng trại theo đúng quy định, nguồn thức ăn phải khép kín. Những doanh nghiệp chăn nuôi lớn thường tự sản xuất nguồn thức ăn, khép kín từ khâu giống-thức ăn-chăn nuôi-giết mổ-phân phối ra thị trường để đảm bảo chuỗi thực phẩm an toàn” – ông Vũ Anh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc một doanh nghiệp chăn nuôi chia sẻ với PV Báo Lao Động.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương - Cục trưởng Cục Chăn nuôi, đã đến lúc tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, khép kín và đảm bảo chất lượng, an toàn; bởi trong giai đoạn hội nhập, nếu vẫn tiếp tục giữ cách chăn nuôi cũ với năng suất thấp và chất lượng không ổn định, sản phẩm chăn nuôi sẽ bị hàng ngoại nhập "bóp chết" trên sân nhà.

L.V

Hỗ trợ hộ chăn nuôi, tập trung dập bệnh dịch tả heo châu Phi

Nguồn tin: Báo Cần Thơ

Đầu tháng 8, Đoàn giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) TP Cần Thơ giám sát công tác phòng, chống, hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại do bệnh dịch tả heo châu Phi (DTHCP) trên địa bàn huyện Cờ Đỏ và quận Thốt Nốt. Hiện tại, chính quyền địa phương và người dân chăn nuôi heo vẫn còn nỗi lo về tình trạng bệnh DTHCP kéo dài, trong khi công tác phòng chống, dập dịch còn nhiều khó khăn...

Vẫn còn bệnh dịch...

Huyện Cờ Đỏ có tổng đàn gia súc, gia cầm với trên 248.800 con, trong đó đàn heo trên 20.500 con. Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh DTHCP huyện Cờ Đỏ, từ ngày 14-6-2019 đến hết ngày 31-7-2019, bệnh DTHCP xuất hiện trên địa bàn huyện tại đàn heo của 95 hộ, thuộc 9 xã, thị trấn. Tổng số heo mắc bệnh buộc phải tiêu hủy là 3.258 con, trong đó có 417 con heo nái và heo đực giống, 2.841 con heo thịt, với tổng trọng lượng trên 173,3 tấn.

Ở quận Thốt Nốt, hiện có tổng số đàn heo 10.811 con. Tính đến ngày 31-7-2019, bệnh DTHCP xuất hiện trên tất cả 9 phường của quận Thốt Nốt, tại 147 hộ chăn nuôi heo, với tổng số heo đã tiêu hủy 2.899 con, khối lượng trên 198,4 tấn, chiếm gần 30% tổng đàn heo nuôi trên địa bàn. Mặc dù, ngành chức năng nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng tránh, hạn chế lây lan, như: 100% hộ chăn nuôi, cơ sở nuôi tập trung ký cam kết thực hiện "5 không" trong phòng, chống bệnh dịch; thành lập 3 trạm kiểm soát vận chuyển, giết mổ trên địa bàn; tổ chức tiêu độc, khử trùng, phối hợp và hướng dẫn 100% hộ chăn nuôi vệ sinh môi trường tại khu vực chăn nuôi; tổ chức tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng trên đàn heo, trâu, bò... Ông Nguyễn Hữu Tặng, Phó Chủ tịch UBND quận Thốt Nốt, cho biết: "Nỗ lực phòng tránh, hạn chế lây lan, nhưng bệnh DTHCP trên địa bàn quận Thốt Nốt vẫn còn tái diễn, gây thiệt hại kinh tế trong chăn nuôi nhiều nhất từ trước đến nay".

Đàn heo nuôi tại hộ gia đình trên địa bàn huyện Cờ Đỏ được chăm sóc tốt, an toàn trước bệnh dịch...

Tập trung hỗ trợ hộ chăn nuôi

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, tính đến nay, công tác hỗ trợ kinh phí cho các hộ chăn nuôi ảnh hưởng bệnh DTHCP được thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, các địa phương công khai chính sách, mức hỗ trợ chủ vật nuôi có heo bệnh, nghi bệnh buộc phải tiêu hủy theo Công văn số 1708/UBND-KT ngày 31-5-2019 của UBND TP Cần Thơ (áp dụng trước ngày 27-6-2019), trong đó quy định mức hỗ trợ cho hộ chăn nuôi có heo bị tiêu hủy được thực hiện theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP, quy định mức hỗ trợ 57.000 đồng/kg đối với heo đực giống, heo nái (đã khai thác) và 38.000 đồng/kg đối với heo thịt. Công văn số 2028/UBND-KT ngày 28-6-2019 của UBND thành phố và Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27-6-2019 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ, kinh phí trong phòng, chống bệnh DTHCP (áp dụng từ ngày 27-6-2019), với mức 30.000 đồng/kg cho heo giống, neo nái và 25.000 đồng/kg cho heo thịt, heo con…

Huyện Cờ Đỏ đã hỗ trợ hộ dân bị thiệt hại do bệnh DTHCP với tổng kinh phí 2,25 tỉ đồng, trong đó đã chi hỗ trợ trực tiếp cho hộ chăn nuôi trên 1,510 tỉ đồng (45 hộ); chi cho các xã, thị trấn tạm ứng 157 triệu đồng để thực hiện công tác tiêu hủy… Ngoài ra, huyện đang hoàn thành hồ sơ tiếp tục chi hỗ trợ cho các hộ bị ảnh hưởng còn lại, với số tiền trên 558 triệu đồng. Ông Bùi Văn Kiệt, Phó Chủ tịch UBND huyện Cờ Đỏ, cho biết: "Với nguồn kinh phí này đã giúp bà con ổn định cuộc sống, tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi và có điều kiện tái đàn khi ngành chức năng công bố bệnh dịch chấm dứt. Ngoài nguồn hỗ trợ trên, UBND huyện còn chỉ đạo UBND các xã, thị trấn chủ động nguồn kinh phí dự phòng của địa phương và tạm ứng kinh phí của huyện để mua vật tư, hóa chất, thuê mướn phương tiện, nhân công chuyên chở, đào hố tiêu hủy, đảm bảo kịp thời phục vụ cho công tác dập dịch theo quy định".

Tại quận Thốt Nốt, tính đến ngày 30-7-2019, cũng đã hỗ trợ trên 1,8 tỉ đồng cho 29 hộ chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh DTHCP. Đồng thời, quận cũng đang lập thủ tục tiếp tục hỗ trợ cho hộ dân bị ảnh hưởng DTHCP còn lại. Tuy nhiên, hiện nay, quận Thốt Nốt và cả huyện Cờ Đỏ đang gặp khó trong việc xử lý tiêu hủy heo bệnh, cần sự hỗ trợ của thành phố. Cụ thể: quận Thốt Nốt đang gặp khó khăn về quỹ đất công chôn hủy heo, đặc biệt đối với các phường có quá trình đô thị hóa nhanh, như: Thốt Nốt, Thuận An, Trung Nhứt và Trung Kiên; huyện Cờ Đỏ cần có quy định cụ thể hơn mức chi đối với một số danh mục về chi kinh phí mua vôi, bạt nhựa và tiền thuê phương tiện đào hố chôn hủy heo nhiễm bệnh…

Bài, ảnh: HÀ VĂN

Xây dựng chuỗi sản xuất thịt lợn an toàn để xuất khẩu

Nguồn tin: Báo Bình Thuận

Từ sau Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác “Hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất thịt lợn an toàn dịch bệnh (ATDB) để xuất khẩu, giai đoạn từ 2019 - 2022” vào tháng 1/2019 giữa Cục Thú y, Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh và Công ty CP GreenFeed Việt Nam, hiện các bên đang triển khai những phần việc theo kế hoạch để thực hiện hiệu quả thỏa thuận này.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Phùng Đức Tiến khảo sát vùng sản xuất thịt lợn an toàn xuất khẩu của Công ty CP GreenFeed Việt Nam tại xã Hồng Sơn vào tháng 1/2019.

Chứng nhận vùng ATDB

Dự án chuỗi sản xuất thịt lợn ATDB để xuất khẩu giai đoạn (2019 - 2022) được Công ty CP GreenFeed Việt Nam triển khai tại huyện Hàm Thuận Bắc có quy mô 140 ha. Khi dự án hoàn thành trong 2 năm tới sẽ thả nuôi 10.000 heo nái và 120.000 heo thịt, sản lượng thịt cung cấp ra thị trường 300.000 tấn mỗi năm. Mục tiêu chung của dự án là xây dựng thành công chuỗi cơ sở sản xuất thịt lợn ATDB theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), cụ thể an toàn với các bệnh: Lở mồm long móng (LMLM), dịch tả lợn cổ điển, tai xanh và dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước, đáp ứng yêu cầu của quốc tế để xuất khẩu thịt lợn... Theo kế hoạch triển khai thỏa thuận hợp tác của UBND tỉnh cụ thể sẽ xây dựng 2 xã Hồng Sơn và Hàm Đức được chứng nhận ATDB đối với các bệnh LMLM, dịch tả lợn cổ điển, tai xanh và DTLCP theo quy định tại Thông tư số 14/2016/ TTBNN&PTNT vào tháng 12/2021. Tương tự 4 xã còn lại: Hàm Thắng, Hồng Liêm, Hàm Trí, Hàm Chính và 2 thị trấn Ma Lâm, Phú Long được chứng nhận an toàn 2 dịch bệnh vào tháng 12/2022. Đồng thời, tổ chức thông tin tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn cho các hộ, cơ sở, trang trại có nuôi lợn trong vùng đệm nắm được mục đích, ý nghĩa và vai trò của họ trong việc chăn nuôi lợn bảo đảm an toàn sinh học và kiểm soát tốt các loại dịch bệnh trên. Cũng như kiểm soát không để xảy ra các dịch bệnh trên địa bàn các xã xung quanh chuỗi sản xuất thịt lợn của Công ty CP GreenFeed Việt Nam.

Hình thành vành đai ATDB

Thực hiện thỏa thuận hợp tác về nội dung xây dựng vùng, cơ sở ATDB, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh chủ trì tổ chức tập huấn, hướng dẫn các đơn vị liên quan kiểm soát tốt, không để xảy ra các bệnh trên địa bàn 6 xã, 2 thị trấn của huyện Hàm Thuận Bắc. Hằng năm có kế hoạch tiêm vắc xin phòng các bệnh LMLM, dịch tả lợn cổ điển và tai xanh bảo đảm tiêm phòng đạt tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện tiêm và thường xuyên tiêm bổ sung để tạo miễn dịch quần thể. Chủ động giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các trường hợp gia súc nhiễm mầm bệnh theo quy định. Thực hiện việc giám sát định kỳ hàng năm để xác định được mức độ lưu hành các loại mầm bệnh nêu trên, ít nhất tại 10 - 20% số hộ, cơ sở, trang trại có nuôi lợn được lấy mẫu lợn để xét nghiệm. UBND huyện Hàm Thuận Bắc xây dựng và tổ chức thực hiện đề án xã ATDB đối với 6 xã và 2 thị trấn trong bán kính 10 km đạt ATDB theo kế hoạch từng giai đoạn. Sở Nông nghiệp và PTNT có văn bản hướng dẫn, yêu cầu các cơ sở chăn nuôi lợn trong phạm vi bán kính 3 km, xung quanh chuỗi chăn nuôi lợn của Công ty CP GreenFeed Việt Nam, các cơ sở chăn nuôi lợn mới xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu bảo đảm vệ sinh phòng dịch, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp ATDB theo khuyến cáo của OIE. Việc xây dựng vành đai ATDB là điều kiện đảm bảo thịt lợn nuôi đúng tiêu chuẩn để xuất khẩu.

Dự án xây dựng chuỗi sản xuất thịt lợn an toàn dịch bệnh để xuất khẩu hoàn thành là một trong những dự án nuôi lợn có quy mô lớn và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay với hệ thống trang thiết bị toàn bộ được tự động hóa. Đây là bước đi phù hợp với đề án tái cơ cấu chăn nuôi của tỉnh, nhằm nâng cao giá trị và phát triển bền vững trong tình hình DTLCP diễn biến phức tạp như hiện nay.

T.Duyên

Hiếu Giang tổng hợp

 

 

 

Chăm sóc khách hàng

(84-28) 37445447-(84-28) 3898 9090
Yahoo:
Skype:
Yahoo:
Skype:
Địa chỉ: 22-24 đường số 9, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh

FANPAGE FACEBOOK

Thông tin cần biết

backtop