Chăm sóc bưởi da xanh đạt năng suất, chất lượng cao

Trang chủ»Tư vấn»Chăm sóc bưởi da xanh đạt năng suất, chất lượng cao

Bưởi da xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, đây là loại cây khá khó tính, người trồng cần phải nắm vững kỹ thuật và chăm sóc cho năng suất, chất lượng ngon, giảm bệnh hại tấn công. Để có một vườn bưởi da xanh tươi tốt, cho trái quanh năm, nhà vườn cần chuẩn bị vùng sản xuất an toàn, chăm sóc tỉ mỉ, trồng theo hướng an toàn sinh học. Theo khuyến cáo của Trung tâm khuyến nông TP.HCM, người trồng bưởi da xanh cần lưu ý sau:

Quá trình cây sinh trưởng, bưởi rất cần được tưới nước đầy đủ, nhất là giai đoạn cây con, ra hoa đậu trái và vào mùa nắng, còn mùa mưa cần tiêu nước để tránh ngập úng kéo dài. Để có những trái bưởi căng mọng, lên màu xanh đẹp thì cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng. Đặc biệt trong giai đoạn cây 1 - 3 năm tuổi cần bón phân đủ liều lượng, cân đối giữa đạm, lân và kali. Tăng cường bón phân hữu cơ gốc (phân bò, gà… ủ hoai), bón thêm Trichoderma, tưới gốc các loại phân hữu cơ, sinh học định kỳ giúp cây sinh trưởng khỏe, tăng sức đề kháng với bệnh hại. Mặt liếp kết hợp với bồi bùn, đắp gốc để bón phân hoặc dùng bừa răng cào lấp phân giúp hạn chế đứt rễ. Lưu ý, tháng mưa không nên xới xáo đất nhiều làm tổn thương rễ, tạo điều kiện nấm bệnh xâm nhập.

Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh bưởi da xanh đẹp

Việc tạo tán rất quan trọng, giúp hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, từ đó phát triển tán lá cho cây, việc tỉa cành cũng có tác dụng khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để duy trì sức sống tốt của cây, đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng và kết trái ở mức tối đa. Do vậy, hàng năm, sau khi thu hoạch cần loại bỏ những cành đã mang trái, cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán cây bưởi không có khả năng mang trái, các cành đan chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ các cành vượt trong thời kỳ đang mang trái nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh cho cây bưởi.

Giai đoạn phân hóa mầm hoa cũng rất quan trọng. Đến giai đoạn cây bưởi ra hoa, nhà vườn cần tạo khô hạn để cây bưởi ra hoa đồng loạt, kết hợp bón phân tạo mầm hoa, phun và tưới gốc một số chế phẩm hỗ trợ phân hóa mầm hoa. Giai đoạn này không tiếp tục bón phân đạm, tăng cường lân, kali. Sau khi đậu trái, lúc trái non cóđường kính 1 - 2 cm cũng có thể dùng một trong các loại phân bón láphun 2 - 3 lần với nồng độ chỉ dẫn, các lần phun cách nhau 10 - 15 ngày.

Giống như những loại bưởi khác, bưởi da xanh cũng mắc một số bệnh điển hình như bệnh thối lá, thối rễ và các loại sâu hay côn trùng chích hút.... Lưu ý phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên bưởi da xanh bằng cách tạo khô thoáng, hạn chế úng ngập, tăng cường phân hữu cơ bón gốc + nấm Trichoderma. Nhà vườn có thể sử dụng biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật không gây hại cho môi trường hoặc chế phẩm sinh học để tiêu diệt sâu bệnh hại cây. Đến giai đoạn thu hoạch, nếu giá thị trường xuống thấp, nhà vườn có thể neo trái trên cây bưởi thêm 15 - 30 ngày để chờ giá bằng cách dùng urê hoặc các loại phân bón lá trong thành phần có các kích thích tố thuộc nhóm Retain, ProGibb…hoặc bón nhiều phân dạng đạm và tưới nước thường xuyên.

NAM TIẾN - Khoa Học Phổ Thông

Chăm sóc khách hàng

(84-28) 37445447-(84-28) 3898 9090
Yahoo:
Skype:
Yahoo:
Skype:
Địa chỉ: 22-24 đường số 9, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh

FANPAGE FACEBOOK

Thông tin cần biết

backtop