+ Gieo hột thẳng: Lượng hột giống 80-100 g để trồng 1.000 m2 đất. Gieo 2 hột/lổ, sâu 1-2 cm, phủ tro trấu hay rơm chặt ngắn, khi cây mọc 3-4 lá tỉa chừa 1 cây tốt. Những năm ít mưa hoặc mưa dứt sớm, theo kinh nghiệm suy đoán có thể gieo hột thẳng trên liếp, nhưng nên ủ hột nẩy mầm trước khi đem gieo.
* Ưu điểm: Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh không bị mất sức
* Khuyết điểm: Khó chăm sóc, gặp mưa to cây con bị hư nhiều

+ Gieo trong bầu: Cần 50 -60 g hột giống cho 1.000 m2 đất. Bầu có thể làm bằng lá chuối, lá dừa, chiều ngang 5 cm, chiều cao 7 cm, hoặc dùng bọc nilong có đục lổ thoát nước. Chất liệu để vô bầu gồm đất mịn, phân chuồng hoai, tro trấu tỉ lệ bằng nhau. Hột dưa ủ nẩy mầm rồi gieo vào bầu, sau đó xàng tro trấu lắp hột. Nếu gieo trong bầu lá chuối nền phải đổ một lớp tro trấu dầy 5-10 cm để tránh đứt rễ khi nhổ vì bộ rễ phụ dưa hấu tái sinh kém.
* Ưu điểm: Gieo bầu cây sinh trưởng đồng đều, ít hao cây con, tranh thủ thời gian làm đất kỹ lưỡng
* Khuyết điểm: Tốn công làm bầu, rễ không phát triển sâu. 
Khi cây lên đều khoảng 80% thì loại bỏ những cây con mọc chậm. Cần dự trù 10-15% bầu để trồng dặm.

+ Dưa hấu tháp bầu: Lượng hột giống cần 50 g cho 1.000 m2 . Hột bầu ngâm trong nước ấm pha tỉ lệ 3 sôi + 2 lạnh 4-5 giờ, gieo trong bọc nilon kích thước 8 x 12 cm, 4-5 ngày sau đem hột dưa ngâm nước ấm 2-3 giờ, gieo trong nia hoặc rổ lót trấu bên dưới và phủ trấu bên trên, khoảng 3 ngày sau hột nẩy mầm đem tháp. Cây con sau khi tháp 8-12 ngày vừa lú lá nhám đem trồng ngay.
* Ưu điểm: Rất ít bị bệnh héo rũ, có thể trồng dưa hấu liên tục nhiều năm trên một nền đất
* Khuyết điểm: Tốn nhiều thời gian và công lao động để tháp cây con
Lưu ý:
* Sau khi gieo hột rãi thuốc Basudin 10H hoặc Gegent 3G liều lượng 2 kg/1.000 m2 để ngừa kiến, dế cắn phá cây mầm. Để phòng bệnh cho cây con nên pha 20 g Copper B/10 lít nước, tưới trên 2 m2 bầu đất trước khi gieo hạt.
* Vườn ương phải chọn nơi trảng có nhiều ánh sáng và không được đọng nước, bên dưới.

 

5. Trồng cây 

Cây con được 7-10 ngày, vừa lú lá nhám đem trồng ngay. Đào hốc sâu 5-7 cm, rộng 10 cm, bón phân lót, xong rãi một lớp đất mịn, rồi rãi một lớp tro trấu. Pha Copper B nồng độ 4% tưới lên hố để phòng ngừa bệnh trước khi đặt cây con hoặc gieo hột thẳng; để ngừa dế, sâu cắn phá cây con cần rãi Basudin 10H 1-2 kg/1.000 m2 xung quanh gốc. Khoảng cách trồng giữa 2 cây trung bình 50-60cm (mật độ 600-7200 cây/1.000 m2), nhưng để có dưa cặp để chưng trái to, mỗi trái từ 6-7 kg trở lên để chưng tết nên trồng thưa, khoảng cách giữa các cây khoảng 70 cm (mật độ 500 cây/1.000 m2).
Nhưng đối với dưa ăn chơi ở các vụ khác cần trái nhỏ 3-4 kg/trái nên trồng dầy, khoảng cách cây khoảng 40-50 cm và liếp cũng hẹp hơn (chỉ khoảng 3,5-4,5m giữa 2 tim mương, mật độ 900-1100 cây/1.000 m2).

Lưu ý:
 
* Để tránh cây con bị đọng nước khi gặp mưa đáy bầu nên đặt cạn
* Mạnh dạn loại bỏ cây con yếu, phát triển không bình thường

* CÁCH SỬ DỤNG MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP
a. Chuẩn bị trước khi trồng:
- Vật liệu và qui cách: Dùng màng phủ khổ rộng 1 - 1,6 m (dưa tết cần trái lớn, lên liếp rộng sử dụng khổ 1,4 - 1,6 m), diện tích vải phủ càng rộng thì hiệu quả phòng trừ sâu bệnh càng cao. Chiều dài mỗi cuồn màng phủ là 400 m, trung bình trồng 1.000 m2 dưa hấu cần khoảng 1 cuồn cho dưa hấu tết, nếu trồng dầy khoảng cách giữa 2 tim mương là 3,5 thì cần 2 cuồn màng phủ. Khi phủ liếp mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống.

- Lên liếp: Lên liếp cao 20 - 40 cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải làm bằng phẳng không được lồi lõm vì rễ khó phát triển và màng phủ mau hư, ở giữa liếp hơi cao hai bên thấp để tiện việc tưới nước.


- Rãi phân lót: Toàn bộ vôiphân Hiếu Giang Better hữu cơ sinh học HG01 và khoảng 1/3 tổng lượng phân hoá học rãi, trộn đều trên mặt liếp. Nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì khi đã đậy màng phủ khó dở ra để bón phân vì tốn nhiều công lao động. Có thể giảm bớt 20-30% lượng phân so với không dùng màng phủ (liều lượng phân ở phần sau).


- Đậy màng phủ: Tưới đẫm nước trước khi đậy màng phủ. Khi phủ kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây chì bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 10 cm ghim sâu xuống đất (dây chì sử dụng được nhiều năm) hoặc dùng tre chẻ lạc ghim mé liếp nếu như đất mịn và dẽo như ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang, cũng có thể lắp đất tấn xung quanh mé liếp để tránh gió tốc chỉ thích hợp trong mùa nắng.
Khi phủ xong không nên dùng rơm hay cỏ đậy trên màng phủ vì làm mất tác dụng phản chiếu ánh sáng, không nên đi đạp lên vải bạt vì mau rách.


- Đục lổ màng phủ: Dùng lon sữa bò đường kính khoảng 10 cm, có đục lổ thông gió xung quanh chân lon, làm cán để cầm, cột dây chì vòng miệng lon chừa râu dài 40-70 cm làm cự ly giữa các cây, đốt than nóng cho vào trong lon.


- Xom lổ mặt đất: Dùng chày tỉa xom xuống lổ vừa đục, chày có đường kính rộng 7-8 cm. Độ sâu tùy cách gieo hột: gieo thẳng (xom lổ cạn 2-3 cm và đầu chày ít nhọn) còn đặt cây con (xom sâu 5-7 cm và đầu chày nhọn).


- Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh như Copper B (20 g/10 lít) hoặc Validacin (20 cc/10lít) vào lổ trước khi đặt cây con .

b. Trồng cây:
Rãi một ít đất mịn hoặc rơm hoặc trấu mục vào trong lổ (không nên dùng nhiều tro trấu, nhất là trong mùa nắng vì sức nóng của màng phủ và của tro làm cây con bị hóc phát triển yếu), tưới nước vào lổ rồi gieo hột hoặc đặt cây con. Xử lý côn trùng bằng thuốc hột như Basudin 10H hay Regent rãi xung quanh gốc sau khi gieo hột hoặc sau khi cấy cây con (2 kg/1.000 m2).

6. Chăm sóc sau khi trồng:
- Tưới nước:
Trồng - 2 tuần sau khi trồng: Bộ rễ còn nhỏ, ăn cạn dùng lon, ấm hoặc thùng vòi thùng búp sen để tưới (giống như tưới nước dặm). Trong thời điểm nắng gắt cây con sinh trưởng chậm hơn trồng bên ngoài, để làm giảm nhiệt độ mặt đất và không khí xung quanh cây con cần tưới nước đều khắp mặt liếp bằng thùng vòi gương sen hoặc máy bơm có vòi phun.
Sau 2 tuần: Bộ rễ cây phát triển đầy đủ về chiều sâu và rộng, nếu trồng trong mùa nắng tiến hành tưới thấm, bơm nước vào rảnh, thường 2 - 4 ngày mới tưới một lần. Trên nền đất cát, bơm nước đầy rảnh ngang đỉnh mặt liếp nước thấm từ từ vào trong liếp. Trên đất thịt (thịt pha sét) nền ruộng lúa, bơm nước tới đỉnh liếp, chờ nước thấm vào liếp chừng 20-30 phút, giở màng phủ lên theo dõi độ ẩm đất rồi xả nước ra, giữ mực nước trong rảnh cách mặt liếp 30 cm là tốt nhất.


- Bón phân:

Tổng lượng phân cho 1.000 m2 là: 50-80 kg vôi + 100 kg phân Hiếu Giang Better hữu cơ sinh học HG01 + 80-10 kg phân Hiếu Giang Better NPK cao cấp 16-12-8-11+TE 
Rãi phân lót: Toàn bộ vôi, phân Hiếu Giang Better hữu cơ sinh học HG01 và khoảng 1/3 tổng lượng phân hoá học Hiếu Giang Better NPK 16-12-8-11+TE.
Rải phân vào đất: 2 lần
+ 18 - 20 ngày sau khi gieo rãi 1/3 tổng lượng phân Hiếu Giang Better NPK 16-12-8-11+TE phía dây dưa bò, vén màng phủ cách gốc 20 cm đến bìa liếp, tưới nước đậy màng phủ lại.
+ 35-40 ngày sau khi gieo rãi 1/3 tổng lượng phân Hiếu Giang Better NPK 16-12-8-11+TE phía ngược lại (phía không có dây dưa bò), cũng tưới nước cho ướt phân rồi đậy màng phủ.