Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây hoa đỗ quyên

Trang chủ»Tư vấn»Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây hoa đỗ quyên

Chi Đỗ quyên, danh pháp khoa học: Rhododendron (từ tiếng Hy Lạp: rhodos, "hoa hồng", và dendron, "cây"), là một chi thực vật có hoa thuộc họ Thạch nam (Ericaceae). Đây là một chi lớn với khoảng 850 -1.000 loài và hầu hết các loài đều có hoa rực rỡ. Đỗ quyên là quốc hoa của Nepal. Nhiều loài đỗ quyên được trồng làm cây cảnh. Một số loài có tác dụng chữa bệnh.

 

  Chi Đỗ quyên có đặc điểm là cây bụi và lớn (hiếm), những loài nhỏ nhất cao chừng 10 –100 cm, loài lớn nhất, R. giganteum, được ghi nhận là cao tới 30 m. Lá cây xếp theo hình xoắn ốc; kích thước lá có thể từ 1 – 2 cm tới hơn 50 cm, ngoại lệ là R. sinogrande có lá dài 100 cm. Đỗ quyên có thể là cây thường xanh hoặc cây rụng lá theo mùa. Ở một số loài, mặt dưới lá có phủ vảy hoặc lông tơ. Một số loài nổi tiếng vì hoa nở thành chùm lớn. Có các loài vùng núi có hoa và lá nhỏ và một số loài nhiệt đới sống bám ở dạng tầm gửi.

  1. Phân loại: Đỗ quyên là chi có phân bố rất rộng, xuất hiện ở hầu khắp Bắc bán cầu ngoại trừ các vùng khô hạn, và trải dài xuống Nam bán cầu ở Đông Nam Á và vùng bắc Australasia. Độ đa dạng loài cao nhất được tìm thấy ở vùng núi Himalaya từ Uttarakhand, Nepal và Sikkim tới Vân Nam và Tứ Xuyên, ở các vùng núi khác cũng có độ đa dạng cao như ở Đông Dương, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Ngoài ra, có rất nhiều loài đỗ quyên nhiệt đới gốc Đông Nam Á và Bắc Úc. Người ta đã ghi nhận 55 loài ở Borneo và 164 loài ở New Guinea. Tương đối ít loài hơn có tại Bắc Mỹ và châu Âu. Người ta chưa tìm thấy đỗ quyên ở Nam Mỹ hay châu Phi. Ở Việt Nam có 29 loài đỗ quyên. Mọc hoang thì tốt, đem trồng thì ai cũng kêu khó khăn. Đỗ quyên do người Bỉ lai tạo, nó được trồng nhiều ở châu Âu, sau lan khắp các châu lục khác. Đỗ quyên Bỉ cây nhỏ, sai hoa, hoa to, đa dạng, nhiều màu sắc lộng lẫy, có cây hoa cho hai màu. Theo thổ nhưỡng học, đỗ quyên là cây chỉ thị đất chua, mọc tốt ở nơi đất chua, trồng trong đất kiềm cây chết. Cây trồng tưới bằng nước giếng, nước máy lâu ngày, đất bị kiềm hóa, cây cũng chết.  

2. Đặc điểm hình thái: Trong tự nhiên hoa đỗ quyên có cây gỗ nhỏ thường xanh, cây bụi rụng lá bán thường xanh, cây bụi thấp dạng bò lan, phụ sinh. Lá, hoa rất đa dạng với nhiều màu sắc.

3. Đặc điểm sinh trưởng:

a. Ánh sáng: Các loài đỗ quyên thường ưa nửa bóng, kỵ chiếu sáng mạnh và ánh sáng trực tiếp. Vì vậy, mùa chiếu sáng mạnh thì nên đưa cây vào nơi râm mát để chăm sóc. Các chủng loại hoa đỗ quyên khác nhau thì có sức đề kháng với ánh sáng cũng khác nhau.

b. Nhiệt độ: Đỗ quyên là loài ưa mát, không thích hợp với môi trường ánh sáng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp từ 15-250C.

c. Đất: Đỗ quyên thích hợp với những loại đất chua, trồng trong đất hơi kiềm thì sau mấy tháng lá sẽ vàng và cây chết dần. Đỗ quyên là cây chỉ thị cho vùng đất chua. Đỗ quyên ưa đất nhiều mùn, tơi xốp phì nhiêu và giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và thoáng khí, pH từ 4,2 – 6 là vừa, tốt nhất là đất mùn rừng thông.

d. Nước: Bộ rễ Đỗ quyên rất phát triển nhưng rễ bé và rất nhạy cảm với nước, vừa sợ hạn vừa sợ úng. Đỗ quyên ưa nước hơi chua, nếu như tưới nước kiềm và hơi kiềm thì sẽ làm cho đất chua trở nên kiềm, gây ảnh hưởng đến cây .Để tăng độ chua cho nước có thể pha thêm sufat sắt hoặc dấm ăn vào nước tưới.

e. Độ ẩm: Độ ẩm không khí cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của Đỗ quyên.Độ ẩm thích hợp từ 70 – 90%...  

4. Kĩ thuật trồng và bón phân chăm sóc:

a. Đất trồng:

+ Trộn đất trồng với tỷ lệ như sau: 20% phân bò Better đã qua xử lý + 50% đất sạch Better + 30% đất mùn chua (nếu có đất mùn rừng thông thì tốt nhất) + Chọn chậu: Căn cứ vào dạng thân và tán để quyết định chậu trồng. Đỗ quyên là loài mọc cạn vì vậy nên chọn chậu nông tốt hơn là chậu cao.

+ Trồng vào chậu: Dùng chậu có lỗ ở đáy, dùng lưới nilon lót dưới đáy chậu sau đó dùng mấy viên gạch vụn và sỏi xếp lên trên, dày khoảng 2-3cm. Đổ đất vào khoảng 1/2-2/3c hậu + 0.2-0.3kg phân Better hữu cơ sinh học HG01 trộn đều phân vào đất và chuyển cây vào chậu, chú ý để bộ rễ tự do rồi bỏ thêm đất vào và lấy tay nén nhẹ . Thường 2 năm thay chậu 1lần, trước khi thay phải tưới nước trước 1-2 ngày để chậu và đất rời nhau. Khi sang chậu có thể cắt bớt rễ để xúc tiến ra rễ mới, cắt bớt cành để điều chỉnh cân bằng của lá và rễ.  

b. Phân bón:

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, Đỗ quyên cần được đáp ứng đủ các loại dinh dưỡng từ đa lượng đến vi lượng. Ở mỗi thời kỳ sinh trưởng nhu cầu về phân bón khác nhau. Để cây phát triển cành nhánh trong giai đoạn đầu hoặc phục hồi cây sau khi hoa tàn ta nên sử dụng phân Better NPK 16-12-8-11+TE, giai đoạn hình thành nụ, ra hoa và dưỡng hoa ta sử dụng NPK 12-12-17-9+TE. Cây 4-5 năm thì mỗi lần bón 10-20g/cây; cây 6-7 năm thì mỗi lần bón 20-40g/cây. Mỗi năm cần bón thêm phân Better hữu cơ sinh học HG01 để tăng lượng mùn trong đất giúp bộ rễ phát triển tốt, lượng bón từ 0.2-0.5kg/ chậu tùy vào kích thước cây.  

c. Chăm sóc:

+ Tỉa cành: Cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành yếu, khô, hay các cành mọc dày kết hợp với việc cắt tỉa tạo tán để cây sinh trưởng, phát triển theo ý muốn. Thời gian cắt tỉa tạo hình có thể chia ra làm 2 giai đoạn: mùa sinh trưởng và kỳ ngủ nghỉ. Mùa sinh trưởng: ngắt ngọn, uốn cành, chỉnh dày thưa,… Kỳ ngủ nghỉ: chủ yếu là cắt cành sâu bệnh và cành yếu. Nên cắt những cành già và ngắn để mọc ra cành mới.

+ Nuôi cây thời kỳ đặt trong nhà: Khi trưng bày trong phòng phải chú ý để nơi có ánh sáng, thoáng gió. Hằng ngày phải chuyển chậu hoa ra ngoài, để qua đêm. Trong kỳ ra hoa phải chú ý không được tưới vào hoa. Thời gian trưng bày trong phòng không được để quá lâu, trong vòng khoảng 1 tháng phải thay đổi đưa chậu ra vườn để chăm sóc.

+ Điều chỉnh thời kỳ ra hoa: - Điều kiện ra hoa ( ánh sáng và nhiệt độ): Ban ngày > 27oC, ban đêm > 18oC thì mới ra hoa nhiều. Nụ hoa cũng yêu cầu chiếu sáng từ 5-16h/ngày. - Sự phân hoá chồi hoa và hoa nở: Chịu ảnh hưởng của đặc tính từng loài.

- Phương pháp xử lý để hoa nở sớm: Tăng cường chăm sóc, cho các cành mới mọc nhanh. Đến khi cây hoàn thành việc phân hoá chồi hoa thì bắt đầu ít tưới nước lại, chiếu sáng nhẹ, hạ thấp nhiệt độ, bảo đảm đất trồng ẩm vừa phải…  

 

5. Một số sâu bệnh hại thường gặp:

• Bệnh thối rễ:

- Nguyên nhân: Do quản lý nước và phân không thoả đáng, như phân quá nhiều, nước ẩm quá lâu làm cho cây con bị chết.

- Biểu hiện: Lá chuyển vàng, một phần lá rụng, lá mới, chồi non cành không bóng, dần dần héo.

- Phòng trừ: Rửa sạch rễ, rồi cắt bớt rễ và cành lá. Sau đó rửa sạch chậu và thay đất mới, rồi trồng cây lại. Tưới nước cho cây và để nơi khô mát nuôi dưỡng.

• Bệnh phồng lá:

- Nguyên nhân: Thường do nấm gây ra.

- Biểu hiện: Trên lá non có các đốm phồng đỏ, mặt sau lá lồi lên.

- Phòng trừ: Thực hiện chế độ kiểm dịch, cải thiện điều kiện thoáng gió xung quanh, tăng độ chiếu sáng và bón phân hợp lý. Phải kết hợp tỉa cành với xới xáo để nâng cao sức sinh trưởng của cây.

• Bệnh rỉ sắt:

- Biểu hiện: Trên cả 2 mặt lá có các đốm nhỏ màu vàng, nâu hoặc nâu vàng, đường kính 2-6mm. -

Phòng trừ: Khử trùng các xác cây bệnh, lấy các cành lá rụng đốt đi. Sử dụng các loại thuốc hợp chất lưu huỳnh, vôi để giảm nhẹ tình hình bệnh.

• Bệnh phấn trắng:

- Nguyên nhân: Cây dễ bị bệnh khi trong mùa sinh trưởng mà điều kiện thông gió kém, thiếu ánh sáng.

- Biểu hiện: Trên lá, cành non và hoa có các đốm tròn mất màu và trên lá xuất hiện các bột màu trắng.

- Phòng trừ: trong mùa phát bệnh có thể dùng Benlate 0,1% cách 7 ngày phun một lần, phun 3 lần là khỏi.

 

• Rệp sáp:

- Biểu hiện: Xuất hiện trên lá và cành non với thân trắng sáp hiện rõ trên mặt lá, dễ phát sinh ở những nơi điều kiện không thông gió.

- Phòng trừ: Phun cồn hoặc nước rửa sạch.

• Nhện đỏ:

- Biểu hiện: Mặt sau lá hình thành các đốm nhỏ màu nâu hoặc cả lá màu nâu.

- Phòng trừ: Phun hợp chất lưu huỳnh – vôi để tiêu diệt, kết hợp với xới xáo, diệt cỏ dại. Cắt bỏ cành bị bệnh, phun thuốc diệt nhện. Lợi dụng các loài thiên địch như bọ rùa, chuồn cỏ, ruồi ăn rệp, ong ký sinh.

Chúc bà con và các bạn thành công! 

Chăm sóc khách hàng

(84-28) 37445447-(84-28) 3898 9090
Yahoo:
Skype:
Yahoo:
Skype:
Địa chỉ: 22-24 đường số 9, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh

FANPAGE FACEBOOK

Thông tin cần biết

backtop