Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây nho

Trang chủ»Tư vấn»Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây nho

I- ĐẶC TÍNH:
        Cây nho (Vitis vinifera) hiện được trồng phổ biến ở các nước thuộc vùng ôn đới và bán ôn đới. Ở nước ta nho trồng tập trung ở Ninh Thuận với diện tích khoảng 2.500 ha. Cây nho sinh trưởng và phát tốt trên đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Trên đất cát, đất lẫn sỏi đá ở các triền đồi cũng có thể trồng được nho miễn là có nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng, có điều kiện tưới nước vào mùa khô và thoát nước vào mùa mưa. Độ pH thích hợp cho cây nho cần có điều kiện khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít , nếu mưa nhiều kéo dài dễ làm bệnh phát sinh phát triển mạnh.

     - Muốn trồng nho, trước hết phải tìm hiểu kỹ về điều kiện thời tiết khí hậu. Không phải quan tâm đến độ nhiệt ở miền Nam vì những nơi rét nhất như Đà Lạt, vẫn còn là nóng đối với nho, vả lại nho đã thích nghi tốt với độ nhiệt cao, thậm chí nắng to cũng không làm nám trái như với dứa, cam nhờ có giàn che.
Cơ bản nhất là phải có khí hậu khô nhiều nắng, độ ẩm không khí thường xuyên thấp. Vùng Ninh Thuận có lượng mưa thấp nhất nước 750 - 850 mm/năm và không khí tương đối khô. Tuy nhiên, lượng mưa quá cao tập trung vào những tháng cuối năm (tháng 9, 10, 11...) kết hợp với độ nhiệt cao làm cho bệnh phát triển mạnh và phải phun thuốc nhiều lần vào thời kỳ này.


Ở nhiều nơi khác ở miền Nam, vẫn có thể trồng nho kinh doanh với điều kiện là phải có mùa khô 4, 5 tháng nắng, và đất không bị úng nước mùa mưa do rễ nho là nơi xúc tích dự trữ của cây, rất mẫn cảm với tình trạng thiếu oxy. Cũng phải tính toán nên thu hoạch 1 vụ hay 2 vụ vì những nơi mưa nhiều chi phí về phun thuốc cộng với khả năng ô nhiễm môi trường làm giảm hiệu quả kinh tế của việc trồng nho.
Gió to không những có thể làm dập nát lá, chùm nho, còn có thể làm đổ giàn, vậy nên trồng nho ở những nơi hứng nắng, nhưng được che chắn kỹ. Những vùng hay có gió bão không thuận tiện.
Đất phù sa ven sông Dinh (Ninh Thuận), sâu, giàu chất dinh dưỡng, luôn thoát nước, là đất nho rất tốt. Tuy nhiên theo điều tra khảo sát của nghành nông nghiệp thì đất thịt, đất cát, đất lẫn sỏi đá ở các triền đồi, đều có thể trồng nho nếu đầu tư phân hữu cơ và phân khoáng với lượng cao, cũng phải có điều kiện tưới nước về mùa khô và bao giờ cũng phải thoát nước.


         Độ pH thích hợp cho nho là pH = 6,5 - 7,0 nếu pH dưới 5 phải bón thêm vôi. Vùng Ninh Thuận mưa ít pH hay gặp là 6 - 7 có khi vượt 7 ở các đất phèn và trường hợp này phải rửa phèn. Đất phải nhiều mùn, vì thế phải bón nhiều phân hữu cơ. Vẫn theo điều tra của Nha Hố ở 30 điểm trồng nho vùng Ninh Thuận tỷ lệ mùn trong đất thường là 2% trong 100 g đất hàm lượng lân dễ tiêu là 77,76 mg và 44,47 mg kali trao đổi là những chỉ tiêu cao.


Tóm lại, nho ưa khí hậu khô và nhiều nắng. Có những điều kiện này thì những điều kiện khác, ví dụ về đất, về ánh sáng v.v... cũng thuận tiện theo, sợ nhất là mưa vì mưa làm rụng hoa, rụng trái, và nhất là tạo điều kiện cho nhiều bệnh nguy hiểm phát triển.



II- GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG:
Tất cả các giống nho trồng trong sản xuất hiện nay đều từ nước ngoài nhập vào từ thời Pháp thuộc và nhất là trong thời kỳ trước 1975. Nơi tập trung trồng nhiều giống nhất là Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Nha Hố nay là Viện Nghiên cứu Bông và từ đó các giống nho đã phổ biến vào trong sản xuất ở tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh khác.


Qua nhiều năm đào thải hiện chỉ còn lại trong sản xuất 4 giống trong đó giống Muscat blanc gần như không được trồng nữa, mặc dù thơm ngọt nhưng có một nhược điểm rất quan trọng là vỏ mỏng trái dễ vỡ, không chịu khi vận chuyển.
Hiện nay giống Cardinal chiếm tới 99% diện tích trồng nho cả vùng Ninh Thuận: 


1. Cardinal (nho đỏ) không chỉ là giống quan trọng của Việt Nam mà cả của các nước quanh vùng như Philippines, Thái Lan v.v... và có nhiều ưu điểm quan trọng : mã đẹp, dễ vận chuyển, sinh trưởng nhanh, chất lượng khá.


2. Cardinal có một ưu điểm nữa hơn các giống khác đã được nhập vào Việt Nam, từ cắt cành đến chín chỉ khoảng 90 ngày, với 1 tháng ngủ nghỉ trước khi lại cắt để cho ra trái vụ sau, tổng cộng 4 tháng cho 1 vụ, một năm có thể thu ba vụ, tiêu chuẩn kinh tế quan trọng của người trồng nho hiện nay.



III- KỸ THUẬT TRỒNG NHO:
A- Trồng: Hiện nay theo kinh nghiệm nho trồng ở Ninh Thuận trên đất tốt, thâm canh cao và diện tích một vườn nho thường hẹp, trung bình một vườn có 735 m2, chưa được một sào nên bà con chọn đất, làm đất rất kỹ, cầy bừa tạo tầng đất mặt sâu, tạo điều kiện tưới tiêu thuận lợi. Mật độ ưa dùng nhất là 2,5 m x 2 m một cây (2000 cây/ha). Hố đào sâu, bỏ nhiều phân hữu cơ đã mục.
Mật độ trên đây hơi dày so với ở Philippines và Thái Lan (mật độ 1000 - 1500 cây/ha).


    - Đặc điểm của nghề trồng nho là phải cho cây leo giàn. Ở các nước nhiệt đới khác người ta dùng cọc hình chữ T bằng sắt hoặc bằng bê tông, tay dọc chữ T cắm sâu xuống đất, tay ngang buộc năm dây thép cách nhau đều. Tay ngang rộng từ 1,2 m đến 1,5 m. Chiều cao từ tay ngang tới mặt đất từ 1,2 m đến 2 m tùy vùng. Cao thì thoáng nhưng dễ đổ do sức nặng của cả hàng cây, đặc biệt khi mang trái. Hai cột hai đầu phải đóng cọc gia cố.


    - Ở Ninh Thuận bà con làm giàn. Giàn nho thông thường gồm hai hay nhiều hàng cọc. Trên đầu cọc, cao độ 1,8 m - 2,0 m, giăng một giàn dây thép ngang dọc cho nho leo. Giàn to thì phải gia cố những hàng cọc phía rìa bằng những thanh gỗ, thanh sắt, sào tre v.v... đủ vững để không sụp đổ, dưới sức nặng của cành lá và trái nho.
Cho nho leo và cắt tỉa: Cho leo giàn không có gì khó. Dùng một cái sào, hoặc cọc gỗ lớn bằng ngón tay cái, cắm gần gốc nho, cắm dựng đứng. Chọn trong các ngọn nho ngọn khỏe nhất buộc cho leo lên giàn. Bao nhiều ngọn phụ, hoặc cành sinh ra sau này cắt hết, sát đến tận nách lá để có một thân duy nhất to khỏe. Khi ngọn chính đã lên tới giàn, ngắt búp sinh trưởng để cho các cành cấp 1 phát triển.

 

Ngọn của thân chính sau khi vươn tới giàn thì ngắt đi. Trong các cành mọc từ thân ra chọn lấy hai cành khỏe nhất, buộc vào dây thép cho phát triển theo hai hướng ngược. Hai cành cấp 1 này sẽ trở thành 2 tay, buộc chặt vào dây thép bằng một loại dây có thể tự hủy được (đay, bẹ chuối, vỏ cây leo, dây ni lông v.v...). Không dùng dây thép vì sẽ thắt lấy tay, cản trở lưu thông của nhựa. Khi tay đã mọc dài 1 - 1,2 m lại bấm ngọn để lại trên mỗi tay một số cành cấp 2 gọi là cành quả. Cành quả cũng buộc vào dây thép, tránh gió lay, làm rách lá rụng mắt và không cho đè lên nhau, khoảng 10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (cành quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1m thì cắt ở vị trí mắt thứ 6,8, các cành nhỏ ngắn thì cắt ở mắt vị trí số 1 -2 để tạo các cành dinh dưỡng cho vụ sau. Sau khi cắt cành 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2-3 chùm, trên các chùm cần loại bỏ các trái có dị tật, méo mó, sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.
Cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại các bộ phận sau đây :
     - Cành quả để hình thành trái và gỗ mới. 
     - Mầm dự trữ ở chân cành quả để thay thế các cành này vụ sau.



B- Bón Phân:
1. Bón lót: Trước khi trồng, bón cho mỗi hố 2 - 3 kg Better HG01 + 0,5 kg lân.


2. Bón phân cho nho thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Cây nho cần khoảng 10 - 12 tháng để tạo bộ tán, leo giàn, trong thời kỳ loại phân thích hợp là Better NPK 16-12-8-11+TE.
- Những tháng đầu sau khi trồng có thể pha 30 -50 gam phân với 10 lít nước tưới đều vào vùng rễ nho.
- Các tháng sau có thể bón trực tiếp với lượng 50 - 70 kg/ha/lần, bón kết hợp xới đất phá váng và vùi lấp phân bón.


3 Bón phân cho nho kinh doanh:
- Trung bình mỗi tấn nho, cây sẽ lấy đi khỏi đất 3,14 kg N, 0,71 kg P¬2O5, 5,86 kg K2O, 0,86 kg MgO, 4 kg CaO, 42 ppmFe, 15,7ppm Zn, 9,1 ppm Cu, 5,3 ppm B, 7ppm Mn… như vậy với năng suất bình quân 10 tấn/ha, cây nho lấy đi khỏi đất 31,4 N, 1 kgP2O5 , 58,6 K2O và nhiều trung vi lượng khác. Để nho đạt năng suất cao, ổn định, bón phân như sau:
- Sau khi thu hoạch: xới đất phá váng, bón 6-10 tấn phân hữu cơ Better HG01 + 100-150 kg phân Better NPK 16-12-8-11+TE ( phân tím), kết hợp phun phân bón lá đầu trâu ĐT001 định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Trước cắt cành: bón 100 -150 kg Better NPK 16-12-8-11+TE (phân tím), phun 2-3 lần phân bón lá đầu trâu ĐT001.
- Khi trái lớn bằng hạt tiêu: 100 -150 kg phân Better NPK 12-12-17-9+TE (phân xanh), kết hợp phun thêm phân bón lá đầu trâu ĐT 907 hoặc Better KNO3.
- Khi trái lớn bằng hạt đậu: 150 -200 kg Better NPK 12-12-17-9+TE (phân xanh), kết hợp phun phân bón lá ĐT 907 hoặc Better KNO3, ngưng phun trước thu hoạch 10 ngày.
Cần xới nhẹ đất giữa hai hàng nho hoặc cách gốc nho 0,5-1m để rải phân, sau rải phân cần lấp đất để vùi phân, tránh thất thoát.

 

IV- SÂU BỆNH HẠI::
- Nhện đỏ: bám ở mặt dưới lá hút lấy nhựa, đặc biệt lúc mới đâm chồi. Trị bằng các thuốc: Bi 58 ND, polytrin P 440EC, DC Tron Plus 98,8EC…
- Bọ trĩ: trị bằng các loại thuốc Regent 800WG, Confidor 100SL…
- Sâu ăn lá, sâu đục thân, đục quả: trị bằng các thuốc Sherpa 25ND, Decis 2,6ND…
- Bệnh mốc sương: trên là bệnh xuất hiện ở mặt trên có những vết màu xanh-vàng, sau đó chuyển sang đỏ nâu, mặt dưới lá, tơ nấm phát triển thành một màng mỏng, trắng trắng những lông tơ. Bệnh còn gây hại cả tay leo, đọt, hoa và chùm 68WP, Antracol 70WP….
- Bệnh phấn trắng: nắm bệnh gây hại các đọt non, bệnh phủ một lớp phấn trắng như bột lên lá non, cành thân non, trên cành lúc đầu  bệnh cũng ở dạng phấn trắng nhưng sau đó chuyển sang nâu, các thuốc trị 53,8 DF, Champion 57,6DP, Kocide 250EC…

 

Hiếu Giang Better kính chúc bà con trúng mùa được giá!

 

Chăm sóc khách hàng

(84-28) 37445447-(84-28) 3898 9090
Yahoo:
Skype:
Yahoo:
Skype:
Địa chỉ: 22-24 đường số 9, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh

FANPAGE FACEBOOK

Thông tin cần biết

backtop