Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây sầu riêng

Trang chủ»Tư vấn»Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây sầu riêng

I. Ðặc điểm chung:
+ Cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất thịt, thoát nước tốt gần nguồn nước tưới.
+ Cây sầu riêng là loại cây ưa khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao.
+ Lượng mưa 2000mm/năm và không mưa khi trái chín già.
+ Cây sầu riêng nở hoa vào ban đêm, thụ phấn nhờ dơi và bướm đêm.
+ Không nên trồng sầu riêng bằng hạt. Nên trồng sầu riêng bằng cây ghép mắt hoặc ghép cành.
+ Cần phải trồng ít nhất 3-4 giống trong một vườn để giúp cây thụ phấn đậu trái tốt, trong đó giống chủ lực chiếm 50% số cây trên vườn (cứ một hàng giống chủ lực thì trồng một hàng giống khác. 

 

 

II. Kỹ thuật trồng:
+ Nên trồng thưa để vườn cây được thông thoáng, cây khỏe mạnh. Có thể trồng với mật độ 70-100 cây /ha, khoảng cách 10-12m/cây.
+ Tùy vùng đất mà công tác chuẩn bị đất có khác nhau, nhưng mà điều phải làm là đào hố tại vị trí trồng, tuy nhiên nếu có điều kiện thì nên đắp mô sẽ giúp cây không bị ngập úng và thuận lợi cho việc xử lý hoa sớm sau này, bón lót 2-3 kg phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better HG01 và 200g phân hỗn hợp Better NPK 16-12-8-11+TE.
+ Nên trồng xung quanh vườn sầu riêng loại cây khó đỗ ngã và chắc gỗ làm cây chắn gió cho vườn.
+ Ðặt cây vào hố trồng lấp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cọc giữ cây khỏi đỗ ngã và tưới nước ngay sau khi trồng.
+ Sau khi trồng cần che bóng cho cây con, không nên che quá 50% ánh sáng.
+ Không nên dùng các loại cây như đu đủ, dứa ,ca cao, dừa . làm cây trồng xen trong vườn sầu riêng vì các cây này cùng là ký chủ của nấm Phytopthora.



III. Chăm sóc:

+ Tưới nước

Tưới nước trong giai đoạn cây con là điều cần thiết. Tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khỏe mạnh, nhanh cho trái; khi sầu riêng ra hoa cần tưới nước cách ngày để giúp hạt phấn mạnh khỏe đậu trái tốt; khi sầu riêng đang mang trái cần tưới nước đầy đủ để trái phát triển.

+ Bón phân cho sầu riêng:

Trong thời kỳ cây tơ (1-3 năm tuổi), nên chia lượng phân làm 6 lần để bón (mỗi lần cách nhau 2 tháng). Số lượng phân cụ thể như sau:
Năm đầu tiên: Sử dụng Better NPK 16-12-8-11+TE 500-600g/cây(chia ra 6 lần bón trong năm) , bón vùi vào đất cách gốc 20-30 cm.
Năm thứ 2 và 3: Sử dụng Better NPK 16-12-8-11+TE 600-800g/cây(chia ra 6 lần bón trong năm).
Năm cho trái: chia ra 04 lần bón:

- Lần 1: Sau khi thu hoạch, tỉa cành bón:

+ Phân hữu cơ sinh học Better HG01 (3-2-2): 2-3kg/1 gốc

+ Better NPK 16-12-8-11+TE: 0,2kg/1 gốc

Tưới nước ngay sau khi bón phân nhằm tạo bộ lá khỏe mạnh, xum xuê trong thời gian ngắn nhất.

- Lần 2: Trước khi cây ra hoa 25-30 ngày: thúc ra hoa:

+ Better NPK 16-12-8-11+TE: 0.2kg/ 1 gốc

+ Super lân : 0,3kg / 1 gốc

 

- Lần 3: khi cây hình thành trái nhỏ(bằng quả chôm chôm):

+ Better NPK 12-12-17-9+TE: 0,3 kg/ gốc

Giúp trái phát triển nhanh và trái có chất lượng cao.

- Lần 4: khoảng 01 tháng trước khi thu hoạch sử dụng phân KNO3 hoặc K2SO4 nhằm nâng cao chất lượng trái , không được sử dụng KCl bón cho sầu riêng vì gốc Cl sẽ làm sượng  trái.

- Lượng phân cho các năm tiếp theo sẽ tăng dần 10-15% cho cây sầu riêng khi cho trái ổn định (10-12 năm tuổi).

+ Xen canh che phủ đất:
Vì sầu riêng được trồng với khoảng cách rộng do đó cần trồng xen để tăng thu nhập khi sầu riêng còn nhỏ. Có thể trồng chuối để tạo bóng mát cho sầu riêng con, hoặc các loại hoa màu ngắn ngày.
Xung quang gốc nên giữ sạch cỏ để tránh tăng ẩm độ, trong mùa khô cần che đất chung quanh gốc nhưng tránh phủ kín phần gốc thân.

+ Tạo hình và cắt tỉa:
Nên tỉa bỏ những cành mọc sát mặt đất thấp hơn 1m chỉ chừa 3-4 cành phân bố tốt trên thân. Loại bỏ những cành nhỏ yếu mọc ra từ những cành lớn bên trong tán. Thường xuyên loại bỏ những cành sâu bệnh, khô chết và dập gãy.

+ Xử lý ra hoa trái sớm:
Có thể làm cho cây ra hoa, cho trái sớm hơn chính vụ bằng cách tạo khô hạn, bón lân cao và phun xịt Cultar (nồng độ 750-1500 ppm tùy theo giống). Vì Cultar là chất hạn chế sinh trưởng thân lá.


Để phòng ngừa một số bệnh cho sầu riêng cần:
+ Thoát nước tốt cho vườn trong mùa mưa .
+ Bón phân cân đối giữa N-P-K, thêm phân hữu cơ sinh học HG01.
+ Vệ sinh vườn , tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây.
+ Những vườn thường xảy ra bệnh có thể phòng bệnh bằng cách dùng Copper-Zin 80WP liều lượng 3-5%o phết vào gốc cây 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa. 

Hiếu Giang Better kính chúc bà con trúng mùa bội thu

 

Chăm sóc khách hàng

(84-28) 37445447-(84-28) 3898 9090
Yahoo:
Skype:
Yahoo:
Skype:
Địa chỉ: 22-24 đường số 9, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh

FANPAGE FACEBOOK

Thông tin cần biết

backtop