Côn trùng hại dưa hấu

Trang chủ»Tin tức»Côn trùng hại dưa hấu

Trong giai đoạn dưa hấu ra hoa có một loại côn trùng màu trắng làm cho trái dưa non bị hư đó là loại côn trùng gì? Dùng thuốc gì để trị và phòng ngừa?  Nguyễn Văn Mừng - Quãng Ngãi

 

Xin cảm ơn ông đã hỏi chúng tôi. Về câu hỏi của ông chúng tôi xin được trả lời như sau:

Do câu hỏi không mô tả chi tiết hình dạng của côn trùng và đặc điểm gây hại bên trong hay bên ngoài trái dưa nên chúng tôi rất khó nhận dạng và trả lời chính xác đó là loài côn trùng gì. Song dựa vào màu sắc và đặc điểm gây hại chúng tôi nhận định loại côn trùng đó nhiều khả năng là ấu trùng của ruồi đục quả hại dưa. Ngoài ra, ông có thể tham khảo hình dáng và đặc điểm gây hại của rầy mềm hại dưa. Sau đây là đặc điểm và biện pháp phòng trừ của hai loại côn trùng gây rụng quả dưa:



1. Ruồi đục quả hại dưa:

a. Nhận biết:

-Trưởng thành: là loài ruồi nhỏ, ở phần ngực có một vạch màu vàng ngay giữa ngực và cánh có màu đục hơn và cánh trước có một vệt màu đậm nằm ngang đầu cánh.
- Trứng: hình bầu dục màu trắng bóng. Thời gian ủ trứng từ 2 - 4 ngày
- Ấu trùng: Dòi màu trắng ngà, đầu nhọn. Thời gian phát triển của dòi từ 7 - 11 ngày.
- Nhộng: hình trụ, màu vàng khi mới hình thành, nhưng khi sắp vũ hoá có màu nâu, nằm trong đất. Thời gian nhộng từ 8 - 10 ngày.
- Chu kỳ sinh trưởng của ruồi từ 16 - 23 ngày.



b. Đặc điểm gây hại:

- Ruồi cái đẻ trứng vào bên trong trái thành từng chùm. Dòi nở ra đục thành đường hầm bên trong trái làm cho trái bị hư thối. Khi sắp làm nhộng dòi buông mình xuống đất làm nhộng dưới mặt đất một lớp không sâu lắm, nhưng trong mùa mưa dòi làm nhộng ngay bên trong trái.



c. Biện pháp phòng trừ:

- Luân canh các loại cây trồng không phải là ký chủ của ruồi như lúa, nhất là việc cho ruộng ngập nước sẽ làm chết nhộng rất nhiều.
- Vệ sinh đồng ruộng, thường xuyên thu gom và tiêu hủy các trái bị rụng hoặc trái bị dòi hại.
- Dựa vào đặc tính bị hấp dẫn của ruồi trưởng thành bởi màu sắc nên có thể sử dụng bẩy dính màu vàng, dùng những tấm nhựa màu vàng được trét keo để bắt ruồi trưởng thành.
- Sử dụng bẫy ViZubon-D dẫn dụ ruồi đực (đặt 5-10m/1 bẩy).
- Bao trái lại để tránh ruồi đẻ trứng vào.
- Sử dụng thuốc đặc trị SOFRI PROTEIN 10DD phun ngay sau khi hoa thụ phấn.


Dưa hấu đang trong giai đoạn thu hoạch

2. Rầy mềm hại dưa:

a. Nhận dạng:


Thành trùng ( trưởng thành) có hai dạng:

Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,5 - 1,9 mm và rộng từ 0,6 - 0,8 mm. Toàn thân màu xanh đen, xanh thẩm và có phủ sáp; một ít cá thể có dạng màu vàng xanh.
Dạng có cánh: cơ thể dài từ 1,2 - 1,8 mm, rộng từ 0,4 - 0,7 mm. Đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen. Mắt kép to. Ống bụng đen.



b. Triệu chứng gây hại

Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa làm cho các phần ấy bị khô héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá.
Trên cây dưa , rầy gây hại trầm trọng nếu tấn công các dây chèo hay đỉnh sinh trưởng. Rầy mềm thường tập trung với số lượng lớn ở đọt non làm lá bị quăn queo và phân tiết ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trái. Trong giai đoạn có hoa nếu bị loài này tấn công với mật số cao thì hoa dễ bị rụng, nhất là vào thời kỳ cho trái non, gây hiện tượng rụng trái hay trái bị méo mó.
Ngoài ra, rầy còn là tác nhân truyền bệnh virus cho cây. Sau cùng làm cây bị mất sức, lùn và chết.



c. Biện pháp phòng trừ:

- Nhặt và chôn vùi các phần có rầy gây hại.

- Không nên bón nhiều phân đạm.

- Rầy mềm nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc thì cũng tương đối dễ diệt. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị.
- Có thể phun một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: CARMETHRIN 10&25EC, ACE 5EC, NITOX50SC, CATODAN 18SL&90,95WP, FENTOX 

 

Chúc ông thu được mùa dưa thắng lợi!

 

Chăm sóc khách hàng

(84-28) 37445447-(84-28) 3898 9090
Địa chỉ: 22-24 đường số 9, Phường An Phú, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

FANPAGE FACEBOOK

Thông tin cần biết

backtop