Công dân đặt câu hỏi: Cá nhân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở tại nông thôn để xây nhà, hoặc sang mục đích khác (phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt), thì UBND huyện có phải trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết hay không?
Trả lời vấn đề trên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, theo khoản 1 Điều 122 Luật Đất đai, quy định về điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Trong đó nêu rõ: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang mục đích khác sau khi có Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh và đáp ứng các căn cứ quy định tại Điều 116 của Luật này, trừ trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Dầu khí; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang mục đích khác phải tuân theo tiêu chí, điều kiện do Chính phủ quy định.
Ảnh minh họa: Hồng Khanh
Về căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, được quy định tại khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai.
Cụ thể: Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Các tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác được quy định tại Điều 46 Nghị định số 102/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
Ngoài ra, khoản 1 và khoản 5 Điều 44 Nghị định số 102/2024 hướng dẫn trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, không phải chấp thuận nhà đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư tại khoản 6 Điều 116 Luật Đất đai.
Theo quy định, căn cứ giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư là kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân, theo khoản 5 Điều 116, là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, hoặc quy hoạch chung, hoặc quy hoạch phân khu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
Trên cơ sở các quy định nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị công dân liên hệ trực tiếp với cơ quan tài nguyên và môi trường tại địa phương để được hướng dẫn cụ thể theo thẩm quyền.
Tạo sinh kế từ các mô hình phát triển nông nghiệp ở Cát Tân
Không chỉ tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập cho người dân, những năm qua các mô hình phát triển nông nghiệp ở xã Cát Tân (Như Xuân) đang mang lại nhiều hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, ổn định xã hội, giữ vững an ninh, chính trị ở địa phương.
Diện tích trồng chè ở xã Cát Tân đang được duy trì ổn định.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho Nhân dân, thời gian qua cấp ủy chính quyền xã Cát Tân đã tận dụng các chương trình, chính sách của Nhà nước cũng như khai thác thế mạnh của địa phương. Tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đưa các giống mới có năng suất vào sản xuất... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong các năm 2023-2024, xã được hỗ trợ 18 con trâu cái sinh sản cho 18 hộ nghèo; 54 hộ được cấp 5.500 gà giống sinh kế. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ vốn để bà con mở rộng và trồng mới diện tích chè, xoài, keo cũng như mở các lớp tập huấn học nghề thú y và nuôi ong, thu hút hơn 100 học viên tham gia. Việc “trao cần câu” giúp các hộ nghèo có sinh kế ổn định, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập. Nhiều gia đình đã thoát nghèo nhờ xây dựng thành công các mô hình kinh tế. Một số hộ có trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, trồng cây ăn quả, keo, chè. Tiêu biểu như mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm của gia đình ông Lê Hữu Thái thôn Cát Lợi; mô hình chăn nuôi tổng hợp của hộ ông Nguyễn Văn Linh thôn Thanh Vân; mô hình trồng cây ăn quả của gia đình anh Lê Công Đức thôn Cát Xuân...
Với chút vốn liếng sau 8 năm xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, năm 2020 anh Lê Hữu Cường (thôn Cát Lợi) quyết định đầu tư con giống nuôi lợn thương phẩm. Để mô hình đạt hiệu quả, anh chịu khó tìm tòi qua sách báo, tham quan học tập ở nhiều nơi, đồng thời áp dụng nghiêm ngặt quy trình chăm sóc theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Xây dựng hệ thống hầm
biogas, chuồng trại có tường bao quanh cách ly môi trường xung quanh... Nhờ chịu khó, sau lần bán đầu tiên thu được chút lãi, anh tiếp tục mua thêm giống mới để nuôi. Năm đã thu lãi khoảng 400 triệu đồng. Hiện gia đình đang mở rộng quy mô với tổng đàn từ 80 - 100 con.
Vốn là vùng đất trồng chè từ những năm 70 của thế kỷ trước, qua thời gian diện tích trồng chè dần thu hẹp do người dân chuyển đổi sang một số cây trồng khác. Những năm gần đây, nhờ đầu ra ổn định, các hộ dân ở thôn Thanh Vân đã chú trọng hơn trong việc trồng, chăm sóc cây chè. Đến nay, thôn có trên 2,15ha chè, thu hút 9 hộ dân tham gia.
Chè Thanh Vân, xã Cát Tân được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2022.
Theo ông Nguyễn Văn Vũ, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông lâm nghiệp và sản xuất chè hữu cơ Thanh Vân, xã Cát Tân: Từ khi thành lập (năm 2022) đến nay, đơn vị đã chú trọng vào việc thu mua, bao tiêu, hướng dẫn bà con áp dụng khoa học - kỹ thuật từ khâu trồng đến chế biến chè đúng quy trình. Đặc biệt, được Tổ chức tầm nhìn thế giới hỗ trợ 2 máy sao và 3 máy vò chè, việc sản xuất chè trở nên thuận lợi hơn. Hiện nay, chè được trồng chủ yếu là các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với chế biến như: Kim Tuyên, PH8, PH9... Trung bình mỗi năm HTX bán ra thị trường hơn 3 tấn chè, cho doanh thu gần 400 triệu đồng. Với sự nỗ lực của địa phương, chè Thanh Vân được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2022.
Bà Hoàng Thị Lương, Chủ tịch UBND xã Cát Tân cho biết, những năm qua, thực hiện phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, bám sát tình hình thực tế địa phương triển khai sâu rộng đến cán bộ, hội viên, nông dân. Cùng với việc xây dựng các mô hình trang trại, gia trại tập trung, địa phương vận động bà con mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao năng suất trên cùng một diện tích. Ngoài ra, tiếp tục duy trì, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả với hơn 25ha, cao su hơn 29ha. Khuyến khích các hộ mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích cây trồng già cỗi, cho thu nhập thấp sang sản xuất chè cao sản... Nhờ triển khai đồng bộ hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa các mô hình sinh kế, đến nay Cát Tân chỉ còn 38 hộ nghèo, thu nhập bình quân đạt 49,1 triệu đồng/người/năm.
Phát huy tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương thông qua HTX
Hiện nay, khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX chính là 'chìa khóa' giúp các địa phương trên địa bàn tỉnh khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm nông nghiệp, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, XDNTM, nâng cao đời sống người dân.
Thành viên HTX nông lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn) tham gia chăm sóc, thu hái chè.
Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Thái, xã Quang Chiểu (Mường Lát) chỉ quen với phương thức canh tác chọc lỗ, bỏ hạt, trồng ngô, trồng sắn... Và cây lúa nếp Cay Nọi cũng là một trong những cây trồng truyền thống gắn liền với đời sống bà con nơi đây. Theo chị Lương Thị Nông, Giám đốc HTX nông lâm Chung Thành (Mường Lát), trước đây bà con nông dân địa phương chỉ trồng lúa nếp Cay Nọi theo phương thức manh mún, nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp để phục vụ nhu cầu ăn uống hoặc dùng vào các dịp lễ, tết nên diện tích gieo trồng chỉ vài chục ha. Do vậy, giá cả bấp bênh, cây trồng sâu bệnh nhiều, năng suất không cao. Thế nhưng giờ đây, hạt gạo ấy đã mang lên mình thương hiệu OCOP, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến.
Nhận thấy cây lúa nếp Cay Nọi có thể tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, mở ra hướng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời có thể xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa. Bởi vậy, HTX Nông lâm Chung Thành đã được thành lập để làm cầu nối tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào. Đến nay, HTX đã liên kết với các hộ dân xã Quang Chiểu để sản xuất gạo nếp Cay Nọi theo Chương trình OCOP. Các hộ dân tham gia mô hình được HTX hỗ trợ kỹ thuật, phân bón và giúp tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định.
Chị Lương Thị Nông, Giám đốc HTX nông lâm Chung Thành cho biết: Để nâng tầm giá trị cho gạo nếp Cay Nọi, HTX đang xây dựng “Mô hình chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gạo Cay Nọi an toàn”. Đây là cơ sở quan trọng giúp gạo nếp Cay Nọi từ đặc sản địa phương trở thành sản phẩm OCOP có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng và có giá bán ổn định hơn. Qua đó có thể khắc phục được tình trạng “được mùa mất giá”.
Đánh giá về mô hình sản xuất lúa nếp Cay Nọi tại địa phương, ông Trần Văn Thắng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Lát cho rằng, sự phối hợp giữa Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện với HTX nông lâm Chung Thành để triển khai mô hình sản xuất sản phẩm OCOP lúa nếp Cay Nọi đã tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Mô hình cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở ra cơ hội để sản phẩm OCOP địa phương mở rộng thị trường tiêu thụ.
Từ thực tiễn cho thấy, hiện nay bên cạnh đầu tư phát triển các sản phẩm mới thì có rất nhiều HTX quan tâm, đầu tư xây dựng thương hiệu, tem nhãn cho các sản phẩm truyền thống, qua đó phát huy được tiềm năng, thế mạnh sản phẩm của địa phương, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Điển hình như cây chè được trồng tại vùng đất Bình Sơn (Triệu Sơn) gần 30 năm qua, trước đây cây chè chỉ được người dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ sao chè chủ yếu thực hiện thủ công. Từ năm 2016, nhận thấy tiềm năng, thế mạnh của cây chè nên HTX nông lâm nghiệp Bình Sơn đã đứng ra liên kết với các hộ trồng chè tham gia sản xuất tập trung, với tổng diện tích hơn 30ha. Từ khi thành lập đến nay, HTX nông lâm nghiệp Bình Sơn tham gia vào quy trình sản xuất và xây dựng thành công sản phẩm OCOP chè Bình Sơn. Hiện nay, sản lượng tiêu thụ của HTX đạt 45 tấn chè khô/năm cùng nhiều sản phẩm khác, lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/năm, giúp nhiều hộ dân nâng cao thu nhập nhờ cây chè.
Hay như HTX nông nghiệp xanh Haca (thị xã Nghi Sơn) đạt các chứng nhận OCOP 4 sao với các sản phẩm đông trùng hạ thảo khô, đông trùng hạ thảo nguyên con, viên nang đông trùng hạ thảo. Ngoài ra, HTX đã đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến trên các nền tảng số. Còn tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Yên Lạc (Như Thanh) đã xây dựng thành công mô hình sản xuất miến dong Yên Lạc, hiện đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao...
Theo thống kê, đến nay tỉnh Thanh Hóa có hơn 800 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có gần 490 HTX tham gia liên kết bền vững, chiếm 65,42% số HTX nông nghiệp toàn tỉnh; có gần 300 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; 35 HTX nông nghiệp tham gia sản xuất với hàng chục sản phẩm OCOP được công nhận, xếp hạng...
Thời gian tới, với mục tiêu phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo định hướng phát triển bền vững, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, ngoài sự quan tâm, đồng hành, hỗ trợ từ chính quyền, các tổ chức đoàn thể, rất cần sự nỗ lực, chủ động của chính người dân trong việc đổi mới hoạt động sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm đặc trưng, nắm bắt nhu cầu thị trường...
Người dân Lý Sơn đầu tư hệ thống tưới hiện đại, tiết kiệm nước
Hiện toàn bộ diện tích sản xuất nông nghiệp ở Lý Sơn đều sử dụng hệ thống béc phun hiện đại để tưới tiêu. Cách làm này vừa giảm chi phí nhân công, vừa tiết kiệm nước; góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.
Giữa tiết trời nắng gắt,hơn 4 sào trồng hành của bà Huỳnh Thị Phước, thôn Đông An Hải (Lý Sơn) luôn được cấpđủ nước, sinh trưởng tốt. Vụ hè thu này, cây hành sinh trưởng mạnh đúng vào thơìđiểm nắng nóng gay gắt. Do đó, vấn đề nước tưới luôn được bà Phước ưu tiên hàngđầu để đảm bảo năng suất, chất lượng mùa vụ.
Nếu theo cách tưới thủcông trước đây, bà Phước mất rất nhiều thời gian và công sức mỗi ngày mới cungcấp đủ nước cho ruộng hành. Thế nhưng, từ khi sử dụng hệ thống béc phun, việctưới nước đối với bà trở nên nhẹ nhàng hơn.
Hơn 4 sào trồng hành của bà Huỳnh Thị Phước ở huyện Lý Sơn được cung cấp đủ nước trong mùa nắng nhờ hệ thống béc phun.
“Ngày trước, tôi phảikéo ống nước để tưới cây, vất vả lắm, nhất là với ruộng có diện tích lớn. Mỗi lầnnhư vậy, phải có 2 - 3 người kéo ống nước từ đầu này đến đầu kia, người tưới nước,người đỡ ống. Còn bây giờ chỉ thao tác đơn giản là vận hành hệ thống béc phun đểtưới thôi, nguồn nước phân bố đều và tiết kiệm hơn trước rất nhiều”, bà Phướcnói.
Còn ông Trần Kim Bửu,thôn Đông An Vĩnh (Lý Sơn), có 3 sào đất nông nghiệp chuyên sản xuất hành, tỏi.Trước đây, ông cũng tưới nước cho cây theo phương pháp truyền thống. Mỗi năm, ôngtốn chi phí mua ống nước tốn kém rất nhiều, lại mất thời gian và công sức. Dođó, ông Bửu chuyển sang đầu tư hệ thống tưới béc phun.
Công nghệ tưới béc phun đã được người dân Lý Sơn đầu tư trên hơn 300ha sản xuất nông nghiệp trên đảo.
Trung bình mỗi sào500m2 , ông đầu tư lắp đặt khoảng 50 béc phun. Nhờ tưới bằng hệ thống phun tiếtkiệm nên tiết giảm đến 2/3 lượng nước so với trước kia. “Nhơừ́ng dụng công nghệ tiên tiến đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho nông dân chúngtôi sản xuất nông nghiệp, giảm bớt lượng nước lãng phí ra ngoài. Nhờ công nghệnày mà mùa nắng chúng tôi cũng điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp để tiết kiệmnguồn nước ”, ông Dũng chia sẻ.
Huyện đảo Lý Sơn cótrên 22 nghìn người, hơn 300ha đất sản xuất nông nghiệp. Toàn huyện có hai côngtrình cung cấp nước sạch, hồ chứa nước Thới Lới dung tích 270 nghìn m3 ;cùng hơn 2.000 giếng đào, giếng khoan. Vào mùa nắng nóng, lượng nước ngầm trênđảo Lý Sơn sụt giảm và nhiễm mặn gây nhiều khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt củangười dân.
Những ruộng hành xanh tốt nhờ hệ thống tưới đủ nước mỗi ngày.
Hành, tỏi là cây trồngchủ lực ở Lý Sơn, dù mang lại thu nhập chính cho cư dân huyện đảo nhưng nhữngloại cây này lại tiêu tốn rất nhiều nước và đòi hỏi phải tưới thường xuyên để đảmbảo phát triển ổn định, năng suất cao. Mỗi năm, người dân Lý Sơn trồng 1 vụ tỏi,3 vụ hành tím.
Vụ hành đầu tiên trongnăm được xuống giống từ giữa tháng 4. Đây cũng là vụ hành chính trong năm và nằmtrong khoảng thời gian nắng nóng gay gắt nhất và cần phải tưới nước thườngxuyên. Tùy thời tiết, ruộng hành được tưới 1 - 2 lần mỗi ngày. Trước đây, đểcung cấp nước cho cây trồng, người dân Lý Sơn nhờ vào nước trời hay phải dùng ốngnhựa dây bơm từ giếng lên để tưới.
Cây hành Lý Sơn ở thời điểm nắng nóng vẫn sinh trưởng tốt.
Toàn huyện Lý Sơn có hơn 300ha sản xuất nông nghiệp.
Những năm gần đây,chính quyền huyện Lý Sơn đã nỗ lực tuyên truyền, hỗ trợ nông dân áp dụng côngnghệ sử dụng béc phun tiết kiệm nước vào trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó,100% diện tích đất nông nghiệp trên huyện đảo đã áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm.Hệ thống tưới phun có hạt nước nhỏ, nhẹ và đều khắp mặt đất, có thể điều chỉnhlượng nước tưới phun cho phù hợp với từng loại. Vì thế cây trồng được an toàn,sinh trưởng đồng đều, năng suất tăng lên khoảng 20% so với cách tưới truyền thống.
Theo Phó Chủ tịch UBNDhuyện Lý Sơn Ngô Đình Mẫn, công nghệ tưới tiết kiệm giúp cây trồng trên đảophát triển ổn định, cho năng suất cao, đồng thời giảm được chi phí nhân công vàtiết kiệm nguồn nước. Lý Sơn đang triển khai các phương án nhằm ứng dụng côngnghệ tưới tiêu hiện đại, chỉ dùng điện thoại thông minh để điều khiển. Đồng thơìtuyên truyền, hướng dẫn người dân tưới vừa đủ, nhất là vào mùa nóng để đảm bảonguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống.
Việc đưa vào sử dụng côngnghệ béc phun trong nông nghiệp trên đảo Lý Sơn giúp tiết kiệm nguồn nước tưới,giảm được công lao động cho nông dân. Đây còn là một trong những giải pháp đểđưa ngành nông nghiệp ở Lý Sơn từng bước hướng vào quy trình sản xuất nông nghiệphiện đại, tăng thu nhập cho người dân.
Bài,ảnh: K.NGÂN- T.PHƯƠNG
Khi nào nông nghiệp hữu cơ hết chật vật?
Theo thống kê, giá trị xuất khẩu nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam mới đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản, một con số khá khiêm tốn. Do đó, dù được nhắc nhiều nhưng đến nay, câu chuyện của những người làm nông nghiệp hữu cơ vẫn luôn chật vật, loay hoay tìm đường phát triển.
Chia sẻ với phóng viên VnBusiness, anh Phạm Hùng Cường – chủ trang trại dưa hấu hữu cơ tại xã Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) nói rằng, có lẽ mình là người kỳ lạ nhất, làm nông nghiệp mà không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào. Thay vì sử dụng phân hóa học, anh tận dụng phân bò, phân thỏ, đậu nành, bánh dầu, rác hữu cơ, cỏ... có sẵn tại địa phương để bón cho ruộng dưa.
Làm nông nghiệp hữu cơ phải có "độ lì và sự kiên trì"
Theo anh Cường, làm nông nghiệp sạch không đơn thuần chỉ là sự đam mê, mà nó là cả một quá trình quan sát, nghiên cứu và thực nghiệm, từ đó đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Tại Quảng Ngãi, thời điểm này bước vào mùa nắng nóng, cũng là lúc bọ trĩ phát triển mạnh. Nếu như lúc trước anh Cường dùng vi sinh để ngâm ủ cây xoan (sầu đâu) và sả... để xua đuổi, thì nay anh tiếp tục tìm hiểu và cải tiến bằng cách nấu lấy nước phun.
“Cơ chế này nó chỉ mang tính chất xua đuổi hoặc ức chế chứ ko tiêu diệt hoàn toàn. Bởi vậy, nếu vườn bị nặng quá thì ta phá bỏ trồng lại lứa mới. Đây cũng là câu trả lời làm nông nghiệp sạch chỉ hơn thua nhau ở độ lì và sự kiên trì”, anh Cường nói.
Để có trái dưa đạt tiêu chuẩn, từng luống dưa hấu tại trang trại của anh Cường đều được trồng theo tiêu chuẩn "5 không".
Được biết, tỉnh Quảng Ngãi là một trong những địa phương có diện tích trồng dưa hấu lớn nhất cả nước. Trung bình mỗi năm, nông dân Quảng Ngãi trồng khoảng 800 ha dưa hấu. Nhưng vốn dĩ thị trường của loại nông sản này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, lúc được giá lúc lại “chạm đáy”. Có những thời điểm, vì dưa quá rẻ nhiều nhà vườn để cho bò và cá ăn, nên nông dân Quảng Ngãi thường ví von nghề trồng dưa như “đánh bạc”.
Trăn trở trước thực trạng dưa hấu "được mùa mất giá, được giá mất mùa" của bà con, anh Phạm Hùng Cường – người con của “đất dưa” đã tiên phong nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách trồng dưa hấu theo hướng hữu cơ.
Sau hơn 4 năm kiên trì nghiên cứu "lối đi riêng", trên diện tích 5 ha mỗi vụ dưa hấu tại trang trại của anh Cường kéo dài khoảng 70 ngày, cho năng suất khoảng 20 tấn. Nhờ áp dụng cách trồng hữu cơ, dưa có trái to, màu sắc đều và độ ngọt cao. Với giá bán dao động từ 17.000 - 25.000 đồng/kg, sản phẩm dưa của trang trại anh luôn cao gấp 3 - 4 lần so với dưa trồng theo phương pháp truyền thống.
“Tôi bắt đầu trồng dưa hữu cơ từ 4 năm trước. Dưa hấu hữu cơ được trồng theo tiêu chuẩn "5 không": không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản, không chất kích thích tăng trưởng và không dư lượng thuốc hóa học độc hại. Toàn bộ quá trình chăm sóc đều sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc phòng trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học. Đặc biệt, ruộng dưa đều được trải bạt trên luống để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại mọc”, anh Cường nói.
Anh Phạm Hùng Cường luôn ghi chép cẩn thận chế độ chăm sóc từng lứa dưa tại trang trại dưa hấu hữu cơ của mình.
Cũng theo anh Cường, do tập quán canh tác bà con nông dân quá lạm dụng, phụ thuộc vào phân – thuốc hóa học, lâu dần làm cho đất sản xuất bị nhiễm hóa chất và thoái hóa, nên mỗi ngày dịch bệnh sẽ càng nhiều hơn. Chưa kể độc hại, chất lượng nông sản cũng ngày càng giảm đi.
“Mỗi người có một phương pháp khác nhau, mình không lên án hay đả kích bất kì một phương án sản xuất nào, nhưng cách làm nông nghiệp mà phụ thuộc hóa chất như họ đang làm là không ổn”, anh Cường nói thêm.
Câu chuyện về sản xuất dưa hấu hữu cơ của anh Nguyễn Hùng Cường là một ví dụ cho thấy, con đường đi đến thành công của nông nghiệp hữu cơ quả thực quá gian nan. Trên thực tế, theo giới chuyên môn, nông sản hữu cơ có giá thành cao song lại bị hàng giả, hàng nhái trà trộn là nguyên nhân chính khiến sản phẩm này khó tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Giống như anh Cường, chị Trần Thị Lan Anh, (32 tuổi, Hà Nội) lựa chọn khởi nghiệp bằng mô hình nông nghiệp hữu cơ ở huyện Kim Bôi (Hòa Bình) với các nông sản ngắn ngày như cà chua, rau, dưa leo,... hữu cơ để cung cấp thị trường Hà Nội.
Theo chị Lan Anh, chi phí cao, làm ra được sản phẩm hữu cơ rất kỳ công, nhưng đến lúc bán lại rất khó khăn bởi giá bán gấp 2-3 lần rau thường, nên tiêu thụ chậm. Nếu bán rẻ hơn thì không có lãi, vì vậy khiến chị ngày càng nản.
“Cũng là một loại dưa leo, ngoài chợ chỉ có giá 10 nghìn/kg, nhưng với dưa leo hữu cơ, nếu tôi bán 20 nghìn thì không có lãi, chưa kể giá 10 nghìn như hàng ở chợ thì hoàn toàn không thể cạnh tranh nổi” – chị Lan Anh bày tỏ.
Tiềm năng, nhưng cần... đầu ra
Thông tin tại Hội thảo về phát triển nông nghiệp hữu cơ do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức ngày 15/5, tại Hà Nội, ông Phạm Văn Duy - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết, nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng nhận được sự quan tâm sâu sắc của người tiêu dùng và cộng đồng doanh nghiệp, HTX.
Trong những năm gần đây, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực. Diện tích canh tác hữu cơ tăng lên, ngày càng nhiều doanh nghiệp, HTX quan tâm đầu tư và người tiêu dùng bắt đầu tin tưởng vào các sản phẩm sạch bền vững.
Nông nghiệp hữu cơ còn nhiều tiềm năng phát triển, song giá trị liên kết còn thiếu, khâu kiểm soát chứng nhận chất lượng chưa thực sự đồng bộ.
Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ phát triển chưa đồng đều giữa các vùng miền, chuỗi giá trị liên kết còn thiếu, khâu kiểm soát chứng nhận chất lượng chưa thực sự đồng bộ.
Còn theo ông Trương Xuân Sinh - Trung tâm Kiểm nghiệm, kiểm chứng và dịch vụ chất lượng (RETAQ) thuộc Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường - cho biết, hiện nay diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ khoảng 174.579,6 ha, chiếm 1,41% so với diện tích sản xuất nông nghiệp; giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ khoảng 20 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Ông Sinh khẳng định, Việt Nam có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ do có điều kiện tự nhiên thuận lợi; nhiều sản phẩm nông sản có lợi thế cạnh tranh như lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, chè, trái cây nhiệt đới, thủy sản…; nguồn lao động dồi dào. Đặc biệt, Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp mở rộng thị trường nông sản. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn từ thị trường, chính sách, chi phí sản xuất cao, dẫn đến giá sản phẩm cao, sản xuất manh mún, kỹ thuật công nghệ và trình độ lao động còn thấp.
“Chính phủ đã ban hành các nghị định về nông nghiệp hữu cơ. Các tỉnh, thành phố đã xây dựng và ban hành đề án hoặc kế hoạch và chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của địa phương. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam còn khiêm tốn”, ông Trương Xuân Sinh nói.
Do đó, để nông sản hữu cơ phát triển bền vững, đặc biệt để đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp lớn và thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực này, ông Trương Xuân Sinh cho rằng, cần có quy hoạch vùng sản xuất.
Việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với xây dựng thương hiệu; gắn với chuyển đổi xanh và sản xuất thực phẩm bền vững; gắn với phát thải ròng bằng 0; gắn với du lịch sinh thái… sẽ giúp nông nghiệp hữu cơ ổn định lâu dài và giảm thiểu chi phí.
Bên cạnh đó, cần số hóa hồ sơ sản xuất, kinh doanh và truy xuất nguồn gốc. Nâng cao kiến thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho nhà sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng. Tối ưu hóa, giảm chi phí chứng nhận hữu cơ bằng cách đánh giá duy trì chứng nhận thay cho chứng nhận lại cùng với việc tăng cường giám sát từ cộng đồng. Xây dựng cộng đồng sản xuất, tiêu thụ, kênh phân phối.
Các chuyên gia cũng nhận định, hiện nay, quan điểm của người tiêu dùng đã khác. "Họ ăn ngon thôi chưa đủ, cần ăn sạch, lành mạnh. Điều này tác động lớn tới các phương thức canh tác hiện nay, đòi hỏi người nông dân, nhà sản xuất phải cùng nhau gắn kết để tạo nên sự thay đổi cho nền nông nghiệp Việt Nam", một chuyên gia nói.
'Trợ lý số' thay đổi diện mạo nông nghiệp vùng cao
Nông dân và các HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Cao Bằng đang dần làm quen và ứng dụng smartphone, phần mềm nông nghiệp để cập nhật thông tin sản xuất, quy trình kỹ thuật, giá cả thị trường và đặc biệt là bán hàng trực tuyến.
Hiện nay, nhiều HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) ở Cao Bằng đã bắt đầu mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như Postmart, Vosco để tiếp cận khách hàng ở các tỉnh, thành phố lớn cũng như xuất khẩu giúp tăng giá trị sản phẩm và thu nhập.
Đa dạng kênh tiêu thụ sản phẩm
Có những HTX đã ứng dụng mã QR code để truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp tăng cường niềm tin của người tiêu dùng và nâng cao giá bán.
Để có được điều này, nhiều HTX đã thu hút nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao về làm việc. Ngoài ra, UBND tỉnh Cao Bằng, Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX tỉnh đã có nhiều chương trình hỗ trợ về vốn vay ưu đãi, tập huấn kỹ năng số, xây dựng nền tảng trực tuyến để thúc đẩy chuyển đổi số trong các HTX.
Liên minh HTX tỉnh Cao Bằng đã có hợp tác với các đơn vị viễn thông và công nghệ như VNPT Cao Bằng để cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin hỗ trợ các HTX trong quản lý và kinh doanh, bao gồm hóa đơn điện tử, chữ ký số, tem truy xuất nguồn gốc và kết nối với chợ trực tuyến của tỉnh.
Miến dong của các HTX ở Cao Bằng tiêu thụ khá thuận lợi nhờ TMĐT.
Với mục tiêu đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, sản phẩm cho các HTX và người dân vùng DTTS&MN, thời gian qua, Liên minh HTX tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, như: Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, tổ chức phiên chợ nông sản, hỗ trợ HTX các buổi livestream bán hàng trực tuyến...
Ngoài ra, Viện Phát triển Kinh tế hợp tác, Trung tâm các Chương trình Kinh tế Xã hội (Liên minh HTX Việt Nam) đã tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, hỗ trợ HTX ở Cao Bằng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số vào sản xuất kinh doanh.
Các lớp tập huấn này tập trung vào các kỹ năng như: Sử dụng điện thoại thông minh và các ứng dụng cơ bản; Tiếp cận và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử; Ứng dụng mã QR code để truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Tìm kiếm thông tin thị trường và kỹ thuật sản xuất trực tuyến; Quản lý hoạt động HTX trên các nền tảng số…
Những hoạt động này đã hỗ trợ trực tiếp các HTX, người dân vùng DTTS&MN ở Cao Bằng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử để tăng năng suất, mở rộng thị trường.
84% sản phẩm OCOP của HTX lên sàn TMĐT
HTX Nông nghiệp Ba Sạch (TP Cao Bằng) là một trong những mô hình tiên phong trong hành trình chuyển đổi số. Bắt đầu với sản phẩm chính là miến dong, HTX đã ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc và bán hàng trực tuyến. Đến nay, ngoài sản xuất miến dong, HTX còn có các sản phẩm như bún, phở, gạo nếp, đỗ tương, lạc đỏ… cung ứng ra thị trường khá thuận lợi nhờ đẩy mạnh khâu chuyển đổi số trong quảng bá, kết nối khách hàng.
Nhờ ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử, hiện nay, HTX Ba Sạch cũng đã liên kết với các nhà phân phối lớn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh đưa các sản phẩm nông sản đặc sản của tỉnh Cao Bằng vào hệ thống các siêu thị, xuất khẩu ra nước ngoài. Các mặt hàng phân phối chủ yếu như: gạo nếp Pì Pất, miến dong Phịa Đén, bún khô, đỗ xanh, đỗ đen, măng khô, mộc nhĩ, nấm hương, lạp sườn, thịt lợn hun khói và các sản phẩm chăn nuôi an toàn sinh học. Điều này giúp doanh thu của HTX đạt trên 10 tỷ đồng/năm.
HTX Trường Anh kết hợp sản xuất công nghệ cao và tiêu thụ thông qua thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả kinh tế.
HTX Nông nghiệp Trường Anh (thành phố Cao Bằng) cũng là một đơn vị tiêu biểu trong ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ở Cao Bằng. HTX này đã ứng dụng khoa học công nghệ để giảm chi phí nhân công, nâng cao chất lượng sản phẩm và đạt được lợi nhuận cao.
Ngoài ra, HTX còn đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để nâng cao giá trị sản phẩm, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và từng bước xây dựng thương hiệu trên thị trường. Đây là một mô hình đang được khuyến khích nhân rộng tại các HTX khác trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Cao Bằng.
Theo thống kê đến tháng 5/2025, đã có 229 sản phẩm do các HTX ở Cao Bằng làm chủ thể đã được đưa lên các sàn TMĐT, chiếm 84% tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của HTX trong việc phát triển và quảng bá nông sản địa phương trên môi trường trực tuyến.
Việc đưa nông sản lên sàn TMĐT đã mang lại những kết quả tích cực, với hàng nghìn lượt truy cập và đăng ký mua hàng mỗi tháng. Điều này giúp người nông dân, HTX vùng DTTS&MN có thêm kênh phân phối hiệu quả, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và giảm bớt chi phí trung gian.
Hiệu quả thiết thực
Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử và tiêu thụ trực tuyến đã mang lại những tác động tích cực, giúp nhiều người dân và HTX vùng DTTS&MN ở Cao Bằng nâng cao thu nhập.
Như tại HTX Nông nghiệp sạch Bảo Lạc (huyện Bảo Lạc, miến dong là sản phẩm chủ lực của HTX, được sản xuất theo quy trình truyền thống, đảm bảo chất lượng và an toàn. Nhờ mạnh dạn đưa sản phẩm miến dong lên các sàn TMĐT như Postmart và Vosco, các trang mạng xã hội, HTX đã tiếp cận được khách hàng trên cả nước, không còn phụ thuộc vào thị trường địa phương. Sản lượng tiêu thụ tăng lên đáng kể, giúp các thành viên HTX có thu nhập ổn định và cao hơn so với trước đây. HTX cũng xây dựng được thương hiệu miến dong Bảo Lạc, được nhiều người tiêu dùng biết đến.
Còn tại HTX thạch đen Xếp Hồng (huyện Thạch An), các thành viên cũng chủ động quảng bá và bán sản phẩm trên các trang mạng xã hội, các sàn TMĐT và thông qua các kênh bán hàng trực tuyến khác. Việc bán hàng online giúp các HTX mở rộng thị trường, tiếp cận được khách hàng đa dạng ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, sản phẩm thạch đen có thể vận chuyển dễ dàng, phù hợp với hình thức mua sắm trực tuyến. Thu nhập của các thành viên HTX đã được cải thiện nhờ tăng sản lượng bán ra và giảm chi phí trung gian.
Đối với các thành viên HTX Dao Phúc Sen (huyện Quảng Hòa), việc xây dựng website riêng (htxdaophucsen.com) và bán hàng trực tuyến trên các nền tảng khác giúp dao Phúc Sen không chỉ phục vụ khách hàng địa phương mà còn tiếp cận được người tiêu dùng trên toàn quốc, thậm chí cả khách hàng quốc tế. Doanh thu của HTX tăng trưởng đều qua từng năm, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên là những người thợ rèn truyền thống.
Nhiều HTX khác ở Cao Bằng sản xuất các sản phẩm OCOP như lạp sườn, hạt dẻ, miến dong, bún khô, các loại trà, mật ong,... cũng đã và đang tích cực đưa sản phẩm lên các sàn TMĐT và các kênh bán hàng trực tuyến và thu được những kết quả tích cực về kinh tế, quảng bá, tiếp cận khách hàng...
Theo đánh giá của Liên minh HTX tỉnh, việc đưa nông sản lên sàn TMĐT và tiêu thụ online đã mở ra một hướng đi mới đầy tiềm năng cho người dân và các HTX vùng DTTS&MN ở Cao Bằng. Điều này không chỉ giúp tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, tăng sản lượng tiêu thụ và thu nhập, mà còn góp phần xây dựng thương hiệu, bảo tồn các sản phẩm truyền thống và phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững. Sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền và các tổ chức cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình này.
171 vùng đủ điều kiện sản xuất hữu cơ cho các loại cây trồng, vật nuôi
Tỉnh Lâm Đồng đang tích cực triển khai Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2025, với mục tiêu trở thành điểm sáng về nông nghiệp hữu cơ giá trị cao, thân thiện với môi trường. Tỉnh đã xác định 171 vùng đủ điều kiện để sản xuất hữu cơ, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển này.
Đến năm 2025, Lâm Đồng phấn đấu mở rộng diện tích trồng trọt hữu cơ lên 1.600 ha, đồng thời, phát triển đàn vật nuôi hữu cơ, bao gồm 2.000 con bò sữa, 400 con bò thịt và 20.000 con gà lấy trứng. Mục tiêu là 100% diện tích trồng trọt và đàn vật nuôi hữu cơ đạt tiêu chuẩn chứng nhận, khẳng định chất lượng và uy tín của sản phẩm.
Trong giai đoạn 2020 - 2024, Sở Nông nghiệp và Môi trường Lâm Đồng đã triển khai 19 mô hình sản xuất hữu cơ, hỗ trợ 49 tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận hữu cơ. Tỉnh cũng chú trọng đào tạo, nâng cao kiến thức cho người dân thông qua 36 lớp tập huấn với 1.368 lượt người tham gia. Ngoài ra, 6 đợt xúc tiến thương mại đã được tổ chức, giới thiệu 11 sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đến thị trường, đồng thời hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho 7 sản phẩm. Hiện, tổng diện tích sản xuất trồng trọt được cấp chứng nhận hữu cơ đạt 1.708,18 ha, tăng 1.694,14 ha so với năm 2020, vượt 6,76% kế hoạch.
Trên 500 triệu đồng giám định mẫu sầu riêng
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, ngành Nông nghiệp đang tiến hành Dự án Phân tích, giám định trên mẫu sầu riêng để thực hiện hỗ trợ xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2025.
Theo đó, dự án sẽ có hai phần gồm: phần 1 là phân tích định lượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng trên sản phẩm sầu riêng. Phần 1 sẽ phân tích 114 mẫu sầu riêng; 4 hoạt chất dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chì, Cadimi/mẫu. Phần 2 sẽ tiến hành giám định sinh vật gây hại trên sản phẩm sầu riêng với hoạt động phân tích 114 mẫu sầu riêng; 6 loài sinh vật/mẫu. Đây là các hóa chất, kim loại nặng cũng như sinh vật gây hại nguy hiểm cho cây sầu riêng phục vụ xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa.
Tổng kinh phí thực hiện dự án là 503 triệu đồng với mục tiêu phân tích các nguy cơ gây hại cho vùng nguyên liệu tập trung để có hướng điều chỉnh thích hợp, bảo vệ vùng nguyên liệu bền vững.
Nâng cao năng lực cho các hợp tác xã nông nghiệp
Đây là chương trình tập huấn do Chi cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên tổ chức trong 2 ngày (15 và 16-5).
Lớp tập huấn góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cho các hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.
Hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực quản lý, điều hành hợp tác xã (HTX), xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cho các HTX nông nghiệp trong tỉnh, lớp tập huấn đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích như: Các quy định của Luật HTX năm 2023, các văn bản hướng dẫn thi hành; chuyển đổi số trong HTX nông nghiệp; nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho HTX.
Thông qua đó, học viên nắm được các thông tin cần thiết, nhất là thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và một số giải pháp chủ yếu về chuyển đổi số trong nông nghiệp; đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử; ứng dụng phần mềm nhật ký sản xuất (FaceFarm), kế toán số, truy xuất nguồn gốc bằng mã QR, từng bước triển khai kinh tế số trong HTX từ ghi chép sản xuất, lên kế hoạch mùa vụ, quản lý vùng trồng, đến tiếp cận khách hàng qua nền tảng thương mại điện tử. Đồng thời, giúp các HTX nắm được thị trường, hình thức bán hàng; chuyển đổi hình thức bán hàng truyền thống sang bán hàng online; xây dựng và phát triển thương hiệu… Từ đó, góp phần giúp các HTX nâng cao hiệu quả hoạt động và thích ứng với yêu cầu phát triển nông nghiệp thời kỳ mới.
Theo kế hoạch, học viên sẽ được tham quan thực tế 3 ngày tại tỉnh Lâm Đồng vào cuối tháng 5.
Khai mạc Triển lãm trưng bày sản phẩm OCOP và nông nghiệp
Tối 15/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Nam tổ chức khai mạc 'Triển lãm trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Nam năm 2025'. Tham gia lễ khai mạc, có ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam và lãnh đạo của các Sở, ban nghành, các địa phương trong tỉnh.
Người dân tham quan, mua sắm tại triển lãm.
“Triển lãm trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Nam năm 2025” quy tụ hơn 150 gian hàng, giới thiệu hàng trăm sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của Quảng Nam và một số tỉnh trong khu vực. Triển lãm là một hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi sự kiện “Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp Quảng Nam; kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại năm 2025”, nhằm góp phần đưa nông sản Quảng Nam đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước, nâng tầm thương hiệu và phát triển thị trường bền vững.
Người dân tham quan, mua sắm tại triển lãm.
Sau gần 7 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tỉnh Quảng Nam hiện có hiện có gần 500 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, đặc biệt có 02 sản phẩm 05 sao OCOP quốc gia; trong đó, nhiều sản phẩm đã vươn ra thị trường quốc tế. Nhiều địa phương đã hình thành vùng nguyên liệu tập trung, phát triển sản phẩm gắn với du lịch cộng đồng, bảo tồn giá trị truyền thống.
Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam trao Bằng chứng nhận 2 sản phẩm 5 sao OCOP quốc gia cho 2 chủ thể của tỉnh Quảng Nam.
Phát biểu khai mạc triển lãm, ông Nguyễn Xuân Vũ - Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Nam, khẳng định, triển lãm nhằm quảng bá tinh hoa sản phẩm nông nghiệp xứ Quảng đến đông đảo người tiêu dùng, đối tác, doanh nghiệp trong và ngoài nước; tạo điều kiện cho các chủ thể OCOP, Hợp tác xã, doanh nghiệp kết nối, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; lắng nghe, trao đổi những sáng kiến và giải pháp đổi mới sản xuất, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường...
Trên 150 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong phát triển nông nghiệp
Chiều tối 15/5, tại Hà Nội, Khoa Kinh tế và quản lý, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Sinh viên với khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế số.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN
PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng, Phó trưởng Khoa Kinh tế và quản lý, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: Các sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam tích cực tham gia nhiều dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Năm 2024, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã có trên 150 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Riêng Khoa Kinh tế và quản lý có nhiều dự án thiết thực như: Xây dựng cơ sở giết mổ tập trung và chế biến thịt lợn sạch LEANMEAT; Hệ thống bán hàng trực tuyến sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ tre; Phối giống thành công gà H'mông (Yên Bái) thuần chủng bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Trong 5 năm 2020-2024, Khoa Kinh tế và quản lý có 24 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Các đề tài nghiên cứu đều phản ánh nhu cầu thực tế trong sản xuất và quản lý. Một số đề tài đáng lưu ý như: Chuyển đổi số trong chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên); Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; Phát triển du lịch trải nghiệm gắn với nông nghiệp sinh thái trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang…
Ông Nguyễn Mậu Dũng chia sẻ, Khoa Kinh tế và quản lý là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện nghiên cứu sáng tạo, phát triển và chuyển giao tri thức khoa học, công nghệ và cung cấp các dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực: kinh tế, kinh tế nông nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý nguồn nhân lực và phát triển nông thôn. Khoa cam kết đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Là một trong những ngành đào tạo truyền thống và sớm nhất tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ngành Kinh tế nông nghiệp được định hướng đào tạo theo chuẩn quốc tế, gắn với nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động và cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Học viện cũng chú trọng đào tạo cử nhân ngành kinh tế đầu tư theo định hướng hội nhập, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chuyên môn, kỹ năng và tư duy sáng tạo trong thời đại phát triển năng động.
Sinh viên không chỉ được trang bị kiến thức nền tảng vững chắc mà còn được khuyến khích tham gia vào các đề tài nghiên cứu khoa học, chương trình hợp tác nghiên cứu trong nước và quốc tế, các hoạt động trao đổi sinh viên, chương trình thực tập thực tế tại doanh nghiệp, tổ chức, trang trại trong và ngoài nước.
Đặc biệt, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, giúp sinh viên hình thành tư duy kinh doanh, khả năng giải quyết vấn đề và hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo. Các chương trình, cuộc thi về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo luôn được tổ chức thường xuyên, tạo môi trường năng động để sinh viên phát triển toàn diện.
Nhiều sinh viên khởi nghiệp thành công chia sẻ câu chuyện, kinh nghiệm trong khởi nghiệp. Ảnh: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN
Hướng tới năm 2035, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu xây dựng Khoa Kinh tế và Quản lý trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao hàng đầu trong nước và khu vực. Với các sản phẩm, dịch vụ khoa học công nghệ có chất lượng, khoa sẽ tiếp tục đồng hành cùng quá trình hội nhập quốc tế và chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện của nền kinh tế.
Từ kinh nghiệm khởi nghiệp trong ngành hoa, cây cảnh, ông Lê Văn Duy, Giám đốc Công ty TNHH Cây công trình Lê Duy chia sẻ, Học viện nông nghiệp Việt Nam được biết đến là cái nôi của giống cây trồng chuẩn xịn nên dựa vào uy tín đó bắt đầu buôn bán cây giống và các sản phẩm nông nghiệp. Do đó, ông bắt đầu từ kinh doanh nhỏ lẻ giống cây ăn quả cho người quen, nhiều khách hàng biết đến và giới thiệu cho nhau rồi mở rộng sang bán cây hoa cảnh qua nhiều nguồn.
Từ buôn bán nhỏ lẻ, có lượng khách hàng ổn định, ông Duy tích cóp vốn rồi tìm đến vùng sản xuất, đầu tư cùng nông dân, mở rộng hệ thống vườn, thuê thêm nhiều công nhân. Từ đó, khách hàng được mở rộng và ông đã thành lập được công ty.
“Trước khi tốt nghiệp, tôi đã định hướng được công việc, tự mua được 20 hecta rừng để trồng cây công trình và tích góp được vốn để kinh doanh. Sau khi ra trường là thành lập công ty và phát triển đến thời điểm hiện tại”, ông Lê Duy chia sẻ.
Nói về thị trường hoa cây cảnh, ông Lê Duy cũng đánh giá, xu hướng trồng cây xanh trong nhà, ban công, sân thượng ngày càng phổ biến ở đô thị. Cây mini để bàn, cây phong thủy, bonsai mini được ưa chuộng bởi từng gia đình do dễ chăm sóc và mang ý nghĩa phong thủy.
Bên cạnh đó, xu hướng cây cảnh gắn với yếu tố sinh thái – bền vững; cơ hội xuất nhập khẩu cây hoa cảnh và các sản phẩm nông nghiệp dễ dàng. Vào dịp Tết và lễ hội nhu cầu hoa cây cảnh tăng mạnh. Đặc biệt đây là sản phẩm dễ dàng bán hàng online qua mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.
Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng
Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật truyền đạt các kiến thức về xây dựng mã số vùng trồng cho các học viên. Ảnh: Lê Nam
Theo đó, các học viên sẽ được đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật truyền đạt các kiến thức về xây dựng mã số vùng trồng giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo ra những sản phẩm nông sản đủ các tiêu chí xuất khẩu; đồng thời, giúp nông dân hiểu rõ mối liên hệ giữa quy trình sản xuất, chất lượng và giá thành sản phẩm.
Mã số vùng trồng là mã số được cấp cho một vùng trồng đã đáp ứng được các yêu cầu về áp dụng các biện pháp quản lý sinh vật gây hại, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các điều kiện kỹ thuật khác đảm bảo tuân thủ quy định của Việt Nam và quốc gia nhập khẩu.
Việc xây dựng mã số vùng trồng là bước quan trọng hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản của địa phương.
Chứng nhận VietGAP: 'Bệ phóng' xây dựng nông sản sạch
Nhằm nâng cao giá trị nông sản, tạo 'bệ phóng' để phát triển nông nghiệp sạch, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH-CN) tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh hoạt động chứng nhận VietGAP cho các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp và bà con nông dân.
Sau khi được chứng nhận VietGAP, Công ty cổ phần Hải Thanh NS (xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) định hướng phát triển thương hiệu dưa lưới đến một số tỉnh, thành trong cả nước. Ảnh: M.K
Từ đầu năm 2023, Công ty cổ phần Hải Thanh NS (thôn Ia Sik, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh tư vấn, đánh giá quy trình canh tác dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông Hoàng Đình Lương-Giám đốc Công ty-cho biết: Năm 2022, chúng tôi thực hiện mô hình trồng dưa lưới trong nhà lồng với diện tích 2,5 ha. Để khẳng định chất lượng, tạo được lòng tin với khách hàng và từng bước có được chỗ đứng trên thị trường, Công ty xây dựng chứng nhận VietGAP.
Theo đó, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh đã tổ chức tư vấn đánh giá quá trình chuyển đổi, đánh giá chứng nhận hữu cơ và đánh giá giám sát cho Công ty về quy trình sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho đội ngũ kỹ thuật áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP.
“Áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP giúp dưa lưới sinh trưởng, phát triển bền vững. Quy trình sản xuất này về cơ bản thích ứng tốt với biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động đến môi trường thông qua việc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiệm lượng nước tưới và duy trì đa dạng sinh học. Năm 2023, sau khi được chứng nhận VietGAP, chúng tôi tự tin hướng sản phẩm của mình đến người tiêu dùng và có định hướng phát triển thương hiệu dưa lưới đến một số tỉnh, thành trong cả nước”-Giám đốc Công ty cổ phần Hải Thanh NS thông tin.
Ông Lê Hùng Huấn (bìa phải, thôn An Điền, xã Ia Blang) là một trong những hộ tiên phong trồng hồ tiêu theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Chư Sê. Ảnh: M.K
Gia đình ông Lê Hùng Huấn (thôn An Điền, xã Ia Blang) là một trong những hộ tiên phong trồng hồ tiêu theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Chư Sê với diện tích hơn 8 ha. Ông cho hay: “Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP giúp tiết kiệm chi phí đầu tư; quản lý hiệu quả hơn. Sản phẩm được cấp chứng nhận VietGAP giúp người sản xuất thuận lợi hơn trong tiêu thụ, người tiêu dùng cũng an tâm khi sử dụng sản phẩm. Ngoài 8 ha hồ tiêu, gia đình tôi hiện còn áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đối với 10 ha cây trồng khác như: cao su, sầu riêng, bưởi”.
Nhằm tăng giá trị cho cây trồng và hướng đến xây dựng thương hiệu, nhiều hộ người Jrai ở làng Phung (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) đã liên kết xây dựng Tổ hợp tác trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP. Tháng 9-2023, Tổ hợp tác được thành lập, trở thành “ngôi nhà chung” để bà con nông dân cùng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong việc trồng và chăm sóc sầu riêng.
Anh Rơ Châm Tuy (làng Phung) phấn khởi chia sẻ: Nhờ áp dụng quy trình VietGAP, vườn sầu riêng 2 ha của gia đình tôi sinh trưởng và phát triển tốt, sắp tới sẽ cho thu hoạch vụ đầu tiên. 14 nhà vườn trong Tổ hợp tác đã tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh, thuốc sinh học vào chăm bón cho vườn cây nhằm góp phần cải tạo đất, nâng cao năng suất, chất lượng, tạo chất lượng trái tươi an toàn. Hiện Tổ hợp tác của làng đã canh tác hơn 25 ha cây sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Anh Rơ Châm Tuy (làng Phung, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) phấn khởi khi vườn sầu riêng sinh trưởng tốt nhờ áp dụng quy trình VietGAP. Ảnh: M.K
Bà Võ Thị Thùy Ngân-Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh-cho biết: Năm 2020, Trung tâm đã được cấp giấy chứng nhận về đăng ký hoạt động chứng nhận đối với ngành nông nghiệp trong lĩnh vực sản phẩm trồng trọt được sản xuất, sơ chế phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11892-1:2017.
“Tính đến tháng 12-2024, Trung tâm đã triển khai hoạt động đánh giá chứng nhận VietGAP cho 20 đơn vị, cấp 40 giấy chứng nhận với diện tích đánh giá gần 500 ha tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước. Từ đầu năm 2025 đến nay, Trung tâm triển khai đánh giá chứng nhận cho gần 155 ha diện tích canh tác nông nghiệp trên toàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức các lớp tập huấn sản xuất nông sản theo mô hình VietGAP, giúp người dân nâng cao nhận thức thực hành nông nghiệp sạch”-Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh thông tin.
Cũng theo bà Ngân, thời gian đến, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức của người dân, tổ chức về việc xây dựng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; tăng cường nhân lực để đáp ứng kịp thời việc chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; phối hợp với các hợp tác xã và nông dân phát triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, an toàn, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động tư vấn, đánh giá chứng nhận VietGAP cho các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao giá trị nông sản, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh.
Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp thông minh Việt Nam - Áo
Ngày 14/5, Đại sứ Việt Nam tại Áo Vũ Lê Thái Hoàng đã thăm làm việc tại Đại học nông nghiệp Viên (BOKU) - một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu thế giới về nông lâm nghiệp, chống biến đổi khí hậu, công nghệ sinh học. Cùng dự tiếp Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng có Hiệu trưởng là Giáo sư Eva Schulev-Steindl và Phó Hiệu trưởng là Phó Giáo sư Doris Damyanovic.
Thay mặt Ban lãnh đạo trường, Giáo sư Schulev-Steindl chúc mừng Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng được bổ nhiệm làm Đại sứ Việt Nam tại Áo và bày tỏ vinh dự được đón Đại sứ đến thăm trường. Bà Schulev-Steindl và các cộng sự đã giới thiệu mô hình hoạt động và chiến lược phát triển của trường. Trường BOKU được thành lập năm 1872, hiện có hơn 10.000 sinh viên, hiện xếp hạng thứ 25 trong số các trường đại học về nông lâm nghiệp hàng đầu thế giới. Các lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy chính của trường gồm: (i) quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học, (ii) sản xuất nông nghiệp và thực phẩm, (iii) tái tạo tài nguyên và công nghệ, (iv) công nghệ sinh học, (v) cảnh quan, quản lý nguồn nước, không gian sống và cơ sở hạ tầng và (vi) tài nguyên và động lực xã hội. Trường có nhiều chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ bằng cả tiếng Đức và tiếng Anh.
Quan hệ đối tác chặt chẽ, hiệu quả giữa BOKU với Việt Nam bắt đầu từ năm 2000. Các đối tác Việt Nam của BOKU là trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và một số cơ sở nghiên cứu, đào tạo khác. Nhiều sinh viên và giảng viên của Việt Nam đã từng học tập, nghiên cứu tại BOKU.
Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng đánh giá cao những thành tựu của trường trong chặng đường phát triển hơn 150 năm qua cũng như những đóng góp của trường cho hợp tác giáo dục, nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Áo trong 25 năm qua. Đại sứ nhấn mạnh những lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu thế mạnh dựa trên công nghệ, đổi mới sáng tạo của trường là rất phù hợp với nhu cầu của Việt Nam thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn, đa giá trị, bền vững và thông minh dựa trên khoa học công nghệ và chuyển đổi số. Đây là ưu tiên cao của Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, và Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Ban lãnh đạo trường BOKU nhất trí tiếp tục hợp tác, hỗ trợ thực chất, hiệu quả hơn nữa với các đối tác Việt Nam, tăng cường quảng bá, cung cấp học bổng, tuyển chọn thêm nhiều sinh viên Việt Nam sang Áo học các chương trình đào tạo bằng tiếng Đức, tiếng Anh, mong muốn mở rộng tìm đối tác ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để đào tạo, nghiên cứu về quản lý nguồn nước, chống biến đổi khí hậu, sản xuất nông sản và thủy sản.
Xây dựng chuỗi giá trị hữu cơ: Chìa khóa cho phát triển bền vững
Nông nghiệp hữu cơ đang dần trở thành xu thế toàn cầu, là trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường. Tại Việt Nam, dù đã có những chính sách bước đầu và mô hình sản xuất hữu cơ đạt hiệu quả, song thực tế cho thấy lĩnh vực này vẫn còn phát triển chậm, phân tán và chưa tương xứng với tiềm năng.
Tại Việt Nam, dù đã có những chính sách bước đầu và mô hình sản xuất hữu cơ đạt hiệu quả, song thực tế cho thấy lĩnh vực này vẫn còn phát triển chậm, phân tán và chưa tương xứng với tiềm năng.
Dư địa lớn, nhưng rào cản còn nhiều
Tính đến nay, giá trị xuất khẩu nông sản hữu cơ chỉ đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản - một con số khiêm tốn so với lợi thế sẵn có.
Tại Hội thảo "Phát triển Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam", do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức ngày 15/5 tại Hà Nội, nhiều ý kiến đánh giá rằng nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.
Diện tích canh tác hữu cơ hiện đạt gần 175 nghìn ha, chiếm 1,41% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, bước đầu hình thành các hợp tác xã, doanh nghiệp tiên phong đầu tư và định hướng thị trường rõ ràng.
Hội thảo "Phát triển Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam", do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức ngày 15/5 tại Hà Nội.
Tuy vậy, theo ông Phạm Văn Duy, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ còn thiếu đồng đều giữa các vùng miền, chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ chưa hoàn chỉnh, trong khi cơ chế kiểm soát chất lượng và chứng nhận còn thiếu nhất quán.
"Để mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả, chúng ta cần một không gian đối thoại thực chất giữa các bên liên quan, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, chia sẻ mô hình tốt, và quan trọng nhất là thống nhất cách tiếp cận theo chuỗi giá trị hữu cơ", ông Duy nhấn mạnh.
Ông Trương Xuân Sinh, đại diện Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Dịch vụ chất lượng (RETAQ) thuộc Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho rằng, tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam là rất lớn. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu đa dạng, đất đai phong phú cùng hệ sinh thái sản phẩm phong phú như lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, chè, trái cây nhiệt đới, thủy sản…, Việt Nam hoàn toàn có thể định vị thương hiệu quốc gia về nông nghiệp hữu cơ trên bản đồ thế giới.
Tuy nhiên, theo ông Sinh, thực tế sản xuất hiện nay vẫn còn gặp nhiều thách thức như: sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; kỹ thuật và trình độ canh tác chưa đáp ứng yêu cầu; chi phí sản xuất cao trong khi đầu ra chưa ổn định; các chính sách hỗ trợ còn phân tán, thiếu đồng bộ và chưa đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư dài hạn.
Ông Sinh cũng đưa ra một thí dụ điển hình là trường hợp một doanh nghiệp chè ở Sơn La triển khai mô hình hữu cơ với quy mô 3ha, đạt năng suất và chất lượng tốt, giá bán cao.
Tuy nhiên, khi muốn mở rộng vùng nguyên liệu, doanh nghiệp gặp khó khăn vì địa phương chưa có quy hoạch sản xuất hữu cơ phù hợp. Từ thực tế đó, ông Sinh cho rằng đây là vấn đề không chỉ thuộc trách nhiệm doanh nghiệp, mà cần có định hướng rõ ràng từ cấp quốc gia đến địa phương.
Học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế, thúc đẩy liên kết chuỗi
Chia sẻ tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Đan Mạch - quốc gia được đánh giá là hình mẫu trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, cho biết, từ năm 1987, Đan Mạch đã ban hành luật riêng về sản xuất hữu cơ, trở thành nước đầu tiên trên thế giới làm điều này. Tới nay, khoảng 12% diện tích đất nông nghiệp của Đan Mạch canh tác theo phương pháp hữu cơ và người tiêu dùng tại đây đặc biệt ưa chuộng thực phẩm hữu cơ.
Theo đại diện Đan Mạch, một trong những yếu tố thành công then chốt là áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ một cách xuyên suốt trong toàn bộ chuỗi giá trị - từ nông trại đến bàn ăn. Sản phẩm chỉ được cấp nhãn hữu cơ khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, đồng thời trải qua hệ thống kiểm soát chặt chẽ, bao gồm kiểm tra định kỳ, đột xuất từ cơ quan chức năng địa phương.
Từ năm 2009, Đan Mạch còn mở rộng việc dán nhãn hữu cơ cho cả bếp ăn công cộng như trường học, nhà hàng, giúp người dân yên tâm lựa chọn thực phẩm sạch ngay cả ngoài gia đình.
Các chuyên gia Đan Mạch tại Hội thảo "Phát triển Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam".
Việc tổ chức sản xuất theo quy mô lớn và đồng bộ còn giúp giảm đáng kể chênh lệch giá giữa thực phẩm hữu cơ và phi hữu cơ. Do đó, tại các siêu thị bình dân ở Đan Mạch, người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận thực phẩm hữu cơ với giá hợp lý, tạo ra thị trường bền vững và sức cầu ổn định.
Bài học lớn từ Đan Mạch là sự phối hợp hiệu quả giữa các bên trong chuỗi giá trị: Nhà nước xây dựng luật và kiểm soát chặt chẽ, doanh nghiệp đầu tư sản xuất và phát triển thị trường, nông dân được đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật, người tiêu dùng được tuyên truyền nâng cao nhận thức. Mô hình này không chỉ thúc đẩy tiêu dùng nội địa mà còn giúp Đan Mạch trở thành nước xuất khẩu thực phẩm hữu cơ có uy tín trên thế giới.
Để nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam phát triển đúng hướng và xứng tầm, nhiều chuyên gia khẳng định cần có chiến lược tổng thể cấp quốc gia, với trọng tâm là quy hoạch vùng sản xuất hữu cơ phù hợp từng vùng sinh thái; hoàn thiện khung pháp lý, bộ tiêu chí thống nhất và minh bạch; tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; và quan trọng nhất là phát triển chuỗi liên kết giữa nông dân-doanh nghiệp-thị trường.
Việc gắn sản xuất hữu cơ với xây dựng thương hiệu quốc gia, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn và du lịch sinh thái… sẽ giúp tăng giá trị sản phẩm và tạo động lực lan tỏa trong cộng đồng sản xuất. Đồng thời, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh số hóa thông tin sản xuất, truy xuất nguồn gốc, nâng cao chất lượng hệ thống chứng nhận và kiểm tra, tối ưu hóa chi phí để doanh nghiệp và người dân dễ tiếp cận hơn.
Người tiêu dùng hiện đại không chỉ cần ăn ngon mà còn muốn ăn sạch và lành mạnh. Đó là xu thế không thể đảo ngược. Vì vậy, phát triển nông nghiệp hữu cơ không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành nông nghiệp mà cần sự phối hợp chặt chẽ của toàn xã hội để tạo nên thay đổi căn bản trong cách nghĩ, cách làm và cách tiêu dùng - vì một nền nông nghiệp xanh, bền vững và hội nhập quốc tế.
Lasuco mang tinh hoa nông nghiệp Việt vào thị trường Trung Đông
Lần đầu tiên góp mặt tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Trung Đông - The Saudi Food Show 2025, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) đã mang đến những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đạt chuẩn Halal, đại diện cho tinh thần đổi mới, xanh - sạch - bền vững của nông nghiệp Việt Nam. Sự kiện là bước tiến chiến lược của Lasuco trong hành trình mở rộng thị trường quốc tế, khẳng định vị thế doanh nghiệp Việt trên bản đồ thực phẩm toàn cầu.
Lasuco và chiến lược “nông nghiệp xanh” hội nhập quốc tế
Vừa qua, tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, đã diễn ra triển lãm quốc tế về thực phẩm The Saudi Food Show lần thứ 3, quy tụ hơn 1.300 thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. Lần đầu tiên, Việt Nam tham gia triển lãm với cụm gian hàng chung của TP Hồ Chí Minh, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức. Đây là dấu mốc quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường Trung Đông - khu vực giàu tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức.
Giới thiệu sản phẩm của Lasuco với bạn bè quốc tế.
Trong danh sách 52 doanh nghiệp được tuyển chọn kỹ lưỡng từ các tỉnh, thành có thế mạnh về nông sản và thực phẩm chế biến, Lasuco là một trong những gương mặt tiêu biểu. Với kinh nghiệm xuất khẩu, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Halal, cùng định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bền vững, Lasuco đại diện tiêu biểu cho ngành mía đường Việt Nam, thể hiện sự chuyển mình mạnh mẽ trước yêu cầu hội nhập sâu rộng. Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực mía đường, Lasuco đã từng bước mở rộng sang các lĩnh vực chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao, hướng đến một nền nông nghiệp sạch và có giá trị gia tăng cao. Từ vùng nguyên liệu mía ở Thanh Hóa, Lasuco đầu tư vào công nghệ chế biến hiện đại, đa dạng sản phẩm như đường tinh luyện, nước ép mía cô đặc, tinh bột nghệ, gừng sấy, đồ uống lên men từ nông sản.
Các sản phẩm của Lasuco được giới thiệu tại triển lãm.
Việc tham gia The Saudi Food Show 2025 thể hiện định hướng rõ ràng trong việc phát triển thị trường xuất khẩu. Các sản phẩm được Lasuco giới thiệu tại triển lãm đều đạt chứng nhận Halal - tiêu chuẩn bắt buộc để tiếp cận thị trường Hồi giáo rộng lớn. Lasuco chuẩn bị kỹ lưỡng trong từng chi tiết nhỏ như bao bì, truy xuất nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng, độ an toàn..., tạo ấn tượng với đối tác quốc tế. Thị trường Saudi Arabia và Trung Đông đang có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Đây là thế mạnh của Lasuco khi doanh nghiệp lựa chọn hướng đi bền vững, tập trung vào chất lượng, an toàn và nguồn gốc sạch. Các sản phẩm như nước ép mía lên men, đường hữu cơ... đều gắn với nông nghiệp hữu cơ và chuỗi giá trị khép kín.
Tại triển lãm, Lasuco giới thiệu hệ thống vùng nguyên liệu đạt chuẩn, mô hình sản xuất tuần hoàn - nơi chất thải của ngành này trở thành đầu vào cho ngành khác. Đây là hướng đi được quốc tế đánh giá cao, phù hợp với xu hướng nông nghiệp xanh, bảo vệ môi trường. Nhiều đối tác tại triển lãm bày tỏ sự quan tâm tới sản phẩm Lasuco bởi chất lượng ổn định và câu chuyện phát triển gắn liền với cộng đồng nông dân. Việc ứng dụng công nghệ cao, phát triển theo mô hình bền vững giúp Lasuco xây dựng niềm tin với người tiêu dùng quốc tế, tạo lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.
Bước tiến trong chiến lược chinh phục thị trường Halal
Với dân số Hồi giáo chiếm gần 25% dân số toàn cầu, thị trường Halal là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm. Tuy nhiên, để thâm nhập được thị trường này, cần đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về sản xuất và an toàn thực phẩm. Lasuco là doanh nghiệp có sự đầu tư bài bản trong việc chuẩn hóa quy trình sản xuất để đạt chứng nhận Halal, từ nguyên liệu sạch đến dây chuyền chế biến và đóng gói khép kín. Nhờ đó, sản phẩm Lasuco đủ điều kiện xuất khẩu vào các quốc gia Hồi giáo và tạo dựng được uy tín trên thị trường quốc tế.
Cũng tại Saudi Food Show, Lasuco có các cuộc gặp gỡ với nhà nhập khẩu, chuỗi phân phối lớn tại Saudi Arabia.
Doanh nghiệp cũng nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng tại các nước Trung Đông, điều chỉnh hương vị, mẫu mã, phương thức truyền thông để phù hợp với từng thị trường. Tại Saudi Food Show, Lasuco có các cuộc gặp gỡ với nhà nhập khẩu, chuỗi phân phối lớn tại Saudi Arabia và các quốc gia lân cận, mở ra cơ hội hiện diện dài hạn tại khu vực này. Việc góp mặt tại một trong những triển lãm thực phẩm lớn nhất Trung Đông cho thấy chiến lược hội nhập quốc tế rõ ràng của Lasuco. Doanh nghiệp định hướng phát triển nông nghiệp gắn với công nghệ cao, sản phẩm sạch, chú trọng đến môi trường và lợi ích cộng đồng.
Lasuco đang khẳng định mình là doanh nghiệp Việt có khả năng sản xuất theo chuẩn quốc tế, tiếp cận trực tiếp hệ thống phân phối toàn cầu mà không qua trung gian. Điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị sản phẩm mà còn thúc đẩy hình ảnh nông sản Việt trên thị trường thế giới. Việc Lasuco tham dự The Saudi Food Show 2025 là cột mốc quan trọng trong hành trình vươn tầm quốc tế. Đây không đơn thuần là hoạt động xúc tiến thương mại, mà là minh chứng cho khả năng của doanh nghiệp Việt trong việc tạo dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, đổi mới và hội nhập. Sự kiện cũng thể hiện khát vọng đưa nông sản Việt đến gần hơn với người tiêu dùng toàn cầu, bằng chất lượng, uy tín và bản sắc riêng.
Thái Bình sáp nhập Hưng Yên: Hướng tới nền kinh tế nông nghiệp Top 1 đồng bằng sông Hồng
Sau khi sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên sẽ tạo ra một vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm mới, kết hợp giữa kinh tế biển, nông nghiệp và công nghiệp, tận dụng tối đa lợi thế địa lý, kết nối giao thông và tiềm năng đầu tư để vươn lên trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu vùng đồng bằng sông Hồng...
Thái Bình là địa phương phát triển kinh tế nông nghiệp
Trong chiến lược phát triển kinh tế, Thái Bình xác định nông nghiệp là một trong ba trụ cột quan trọng, hướng tới trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
Tỉnh đã triển khai hàng loạt chính sách toàn diện hỗ trợ khuyến khích tập trung đất đai, thông qua các Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND và Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai, đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp đến năm 2028. Đây được coi là cuộc cách mạng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp trên đồng ruộng của Thái Bình.
Theo số liệu mới nhất từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thái Bình, hiện trên địa bàn tỉnh đã hình thành, phát triển nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tổng diện tích đạt tới 11.000 ha của 270 hợp tác xã và hơn 20 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị hàng hóa quy mô lớn.
Cùng với đó là gần 2.000 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với tiêu thụ nông sản, đạt tổng diện tích hơn 8.000 ha.
Thái Bình cũng tập trung phát triển các mô hình canh tác hiệu quả như canh tác lúa theo hướng giảm phát thải khí nhà kính trên 5.000 ha, mô hình tích tụ đất đai phát triển sản xuất quy mô lớn đạt khoảng 5.676 ha. Các tiến bộ khoa học công nghệ như chương trình SRI, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM... được ứng dụng mạnh mẽ trong trồng trọt, giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
Năm 2024, năng suất lúa tại Thái Bình đạt trung bình 65,2 tạ/ha. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng đạt gần 200 triệu đồng, tăng 22% so với năm 2020.
Song hành với Thái Bình, Hưng Yên cũng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2024, Hưng Yên gieo cấy được 24.633 ha lúa vụ xuân, năng suất đạt hơn 67,5 tạ/ha, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 13.827 tỷ đồng.
Toàn tỉnh thực hiện được 198 mô hình cánh đồng sản xuất tập trung, quy mô lớn với diện tích gần 3.500 ha, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.
Việc sáp nhập hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên dự kiến hoàn tất vào tháng 7/2025, với tên gọi tỉnh mới là Hưng Yên. Theo các chuyên gia, sự kết hợp này sẽ tạo ra một vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm mới, kết hợp giữa kinh tế biển, nông nghiệp và công nghiệp, tận dụng tối đa lợi thế địa lý, kết nối giao thông và tiềm năng đầu tư để vươn lên trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
Sau khi sáp nhập, tổng diện tích lúa của cả hai tỉnh sẽ đạt khoảng 175.000 ha, sản lượng lúa trung bình đạt 1,166 triệu tấn/năm, năng suất trung bình hơn 66 tạ/ha. Điều này không chỉ giúp gia tăng chuỗi giá trị nông sản, mà còn tạo đà phát triển bền vững cho kinh tế nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã đề nghị cần đánh giá hết tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Thái Bình, từ đó có giải pháp phù hợp, đột phá, mang tính điểm tựa, đòn bẩy để tăng trưởng trong năm 2025 đạt 2 con số và phát triển bứt phá trong 5 năm tới.
Thủ tướng chỉ ra một số tiềm năng, lợi thế nổi bật của tỉnh như truyền thống lịch sử - văn hóa phong phú, nhân dân cần cù, đất hẹp người đông, lực lượng lao động lớn, điều kiện tự nhiên, đặc biệt là biển và khả năng lấn biển, khai thác hiệu quả quỹ đất.
Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, làm ngay tuyến đường thẳng nhất với quy mô 10 làn từ khu vực TP. Hưng Yên tới khu vực TP. Thái Bình, từ đó kết nối với tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng.
Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu
Giá trị xuất khẩu nông nghiệp hữu cơ mới đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản, một con số khá khiêm tốn.
Thông tin được đưa ra tại Hội thảo về phát triển nông nghiệp hữu cơ do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức ngày 15/5, tại Hà Nội.
Dư địa cho thị trường còn rất lớn
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Phạm Văn Duy - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết, nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng nhận được sự quan tâm sâu sắc của người tiêu dùng và cộng đồng doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực. Diện tích canh tác hữu cơ tăng lên, ngày càng nhiều doanh nghiệp hợp tác xã quan tâm đầu tư và người tiêu dùng bắt đầu tin tưởng vào các sản phẩm sạch bền vững.
Hội thảo về phát triển nông nghiệp hữu cơ do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức ngày 15/5, tại Hà Nội.
Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ phát triển chưa đồng đều giữa các vùng miền, chuỗi giá trị liên kết còn thiếu, khâu kiểm soát chứng nhận chất lượng chưa thực sự đồng bộ. Do đó, việc tạo không gian đối thoại giữa các bên liên quan; chia sẻ các chính sách, quy trình, mô hình thực hiện của Đan Mạch trong sản xuất và chứng nhận nông nghiệp hữu cơ; lắng nghe những câu chuyện thực tế từ các trang trại tiên phong trong nước; cùng nhau thảo luận các sáng kiến và giải pháp thiết thực để mở độ quy mô và nâng cao hiệu quả ngành nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam là rất quan trọng.
Ông Trương Xuân Sinh - Trung tâm Kiểm nghiệm, kiểm chứng và dịch vụ chất lượng (RETAQ) thuộc Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường - cho biết, theo số liệu cập nhật mới nhất, hiện, diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ khoảng 174.579,6 ha, chiếm 1,41% so với diện tích sản xuất nông nghiệp; giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ khoảng 20 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Khẳng định Việt Nam có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ do có điều kiện tự nhiên thuận lợi; nhiều sản phẩm nông sản có lợi thế cạnh tranh như lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, chè, trái cây nhiệt đới, thủy sản…; nguồn lao động dồi dào; Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp mở rộng thị trường nông sản. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn từ thị trường, chính sách, chi phí sản xuất cao, dẫn đến giá sản phẩm cao, sản xuất manh mún, kỹ thuật công nghệ và trình độ lao động còn thấp.
“Chính phủ đã ban hành các nghị định về nông nghiệp hữu cơ. Các tỉnh, thành phố đã xây dựng và ban hành đề án hoặc kế hoạch và chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của địa phương. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam còn khiêm tốn”, ông Trương Xuân Sinh nói.
Cần có quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Khẳng định tiềm năng cho phát triển nông nghiệp hữu cơ còn rất lớn, tuy nhiên, để đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực này, ông Trương Xuân Sinh cho rằng, cần có quy hoạch vùng sản xuất.
Mô hình trồng nấm hữu cơ tại Công ty Cổ phần Nấm Tốt Nameco (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ). Ảnh: N. H
Theo ông Trương Xuân Sinh, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với xây dựng thương hiệu; gắn với chuyển đổi xanh và sản xuất thực phẩm bền vững; gắn với phát thải ròng bằng 0; gắn với du lịch sinh thái… sẽ giúp nông nghiệp hữu cơ ổn định lâu dài và giảm thiểu chi phí.
Bên cạnh đó, cần số hóa hồ sơ sản xuất, kinh doanh và truy xuất nguồn gốc. Nâng cao kiến thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho nhà sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng. Tối ưu hóa, giảm chi phí chứng nhận hữu cơ bằng cách đánh giá duy trì chứng nhận thay cho chứng nhận lại cùng với việc tăng cường giám sát từ cộng đồng. Xây dựng cộng đồng sản xuất, tiêu thụ, kênh phân phối.
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Đan Mạch cũng đã chia sẻ kinh nghiệm và cách làm từ quốc gia mình. Đan Mạch là quốc gia đi đầu trong xu hướng nông nghiệp hữu cơ và phát triển bền vững. Khoảng 12% diện tích đất nông nghiệp được canh tác theo phương pháp hữu cơ. Người tiêu dùng Đan Mạch đặc biệt ưa chuộng thực phẩm hữu cơ.
Từ năm 1987, Đan Mạch đã có luật hữu cơ và cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới có luật riêng cho sản xuất hữu cơ. Các tiêu chí về hữu cơ được áp dụng xuyên suốt chuỗi giá trị từ nông trại đến bàn ăn. Chỉ khi đáp ứng được hết các tiêu chí, người sản xuất mới được cấp nhãn dán chứng nhận là sản phẩm hữu cơ.
Việc cấp nhãn hữu cơ cũng được kiểm soát chặt chẽ ở từng địa phương. Theo đó, các nhà sản xuất thực phẩm sẽ được cơ quan chức năng tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ và đột xuất ở toàn bộ chuỗi cung ứng, để đảm bảo chắc chắn thực phẩm tới tay người tiêu dùng là an toàn.
Năm 2009, Đan Mạch còn tiếp tục cải tiến quy định. Ngoài việc gắn nhãn sản phẩm tại các siêu thị, còn tạo ra một nhãn dành cho nhà bếp công cộng. Điều này giúp người tiêu dùng biết được liệu thực phẩm tại nhà hàng, trường học có phải là hữu cơ hay không...
Sự hợp tác chặt chẽ trong toàn bộ chuỗi giá trị và các bên liên quan đã đưa Đan Mạch trở thành quốc gia không chỉ thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong nước mà còn cung cấp cho người tiêu dùng trên toàn thế giới những thực phẩm được sản xuất theo cách hữu cơ.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng nhận định, hiện nay, quan điểm của người tiêu dùng đã khác. Họ ăn ngon thôi chưa đủ, cần ăn sạch, lành mạnh. Điều này tác động lớn tới các phương thức canh tác hiện nay, đòi hỏi người nông dân, nhà sản xuất phải cùng nhau gắn kết để tạo nên sự thay đổi cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Theo các chuyên gia, "chìa khóa" của nông nghiệp hữu cơ chính là thiết lập tiêu chí rõ ràng, có cơ chế và quy trình giám sát minh bạch, nâng cao nhận thức của nông dân và người tiêu dùng.