Nhiều mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bền vững
Toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều mô hình, cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản ứng dụng công nghệ cao. Một số vùng đã được công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao Lộc An, huyện Đất Đỏ; vùng trồng hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao tại xã Hòa Hội, Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc; vùng sản xuất rau và chăn nuôi tập trung công nghệ cao tại xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ; công nhận 01 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có 25 mô hình, dự án thực hiện sản xuất liên kết...
Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị nhằm xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tiến dần với thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, trên cơ sở các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 318/QĐ-TTg, ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Huyện ủy Đất Đỏ đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề với các nhiệm vụ cụ thể, thiết thực, bám sát các yêu cầu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Với quyết tâm chính trị cao của Đảng bộ huyện, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, đã thu hút các nguồn lực tham gia thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới, giúp địa phương từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu của các xã và các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2023.
Mục tiêu mà tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hướng đến là tăng giá trị sản xuất và thu nhập trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 lên gấp 1,5 lần và đến năm 2030 gấp 1,7 - 2,0 lần so với năm 2020; khai thác sản phẩm từ các vùng, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 chiếm trên 40% và đến năm 2030 chiếm trên 60% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Đến nay, các doanh nghiệp và bà con nông dân đã và đang thực hiện liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi trên một số loại cây trồng, vật nuôi. Huyện Châu Đức là địa bàn thuần nông của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với đặc điểm thổ nhưỡng là đất bazan phì nhiêu, thích hợp cho các loại cây lâu năm, cây ăn trái và cây công nghiệp. Đây thực sự là thế mạnh đặc trưng so với các địa bàn khác trong tỉnh. Từ khi thành lập, huyện đã biết khai thác thế mạnh đó với sản phẩm chủ lực là cà phê, tiêu, điều, các loại cây ăn trái như bơ, măng cụt, sầu riêng...
Sản phẩm du lịch nông nghiệp đang dần hình
Trên thực tế, những năm gần đây ngành nông nghiệp một số huyện của Bà Rịa – Vũng Tàu còn mở lối đi cho mình bằng sự kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với du lịch, sản phẩm du lịch nông nghiệp đang dần hình thành với nhiều cơ hội phát triển và tạo sự khác biệt cho ngành du lịch của Tỉnh bên cạnh loại hình du lịch nghỉ dưỡng truyền thống.
Tại Huyện Châu Đức, thành quả bước đầu sau những nỗ lực của lãnh đạo huyện và sự giúp sức của ngành du lịch đã tạo được mối liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch lữ hành với các cơ sở, trang trại để hình thành các tour du lịch trải nghiệm nông nghiệp, tham quan nhà vườn, tìm hiểu quy trình sản xuất rau an toàn, ca cao, nấm linh chi... và thưởng thức, mua sắm các loại nông sản đặc trưng.
Thời gian tới, huyện Châu Đức sẽ mang đến cho du khách những chuyến tham quan, khảo nghiệm nông nghiệp thú vị, tham gia lễ hội truyền thống và thưởng thức các món ăn của đồng bào dân tộc Châu Ro, hành hương thăm di tích lịch sử và các ngôi chùa cổ kính.
Để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngành Nông nghiệp đã tạo ra nhiều cơ hội gặp gỡ, trao đổi, xúc tiến thu hút đầu tư với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao về khả năng liên kết, hợp tác nhằm tiến tới hình thành một mạng lưới liên kết các vùng nông nghiệp công nghệ cao và thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, địa phương cũng ưu tiên thu hút các doanh nghiệp, đầu tư vào phát triển các sản phẩm có lợi thế; chuyển giao cây, con giống, khoa học công nghệ, cơ giới hóa trong sản xuất; đầu tư liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ nông dân để sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị.
Chi cục Thuế khu vực có trách nhiệm báo cáo việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
Chi cục Thuế khu vực có trách nhiệm kiểm tra và tổng hợp báo cáo của các xã, phường, đặc khu; trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các đối tượng trên địa bàn.
Ngày 13/6/2025, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 40/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 79/2000/TT- BTC và sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 09/2002/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Cụ thể, tại Điều 2, Thông tư số 40/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Mục III Thông tư số 79/2000/TT- BTC ngày 28/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung việc giảm, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với vùng lũ lụt, vùng khó khăn.
Chi cục Thuế khu vực có trách nhiệm báo cáo việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Ảnh: TL
Theo đó, đội thuế thuộc Chi cục Thuế khu vực phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế cấp xã căn cứ vào các quy định của Nhà nước và của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để kiểm tra lại tính đúng đắn, hợp pháp danh sách các hộ do cấp xã đề nghị giảm, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp và tổng hợp báo cáo Chi cục Thuế khu vực.
Tại Điều 3, Thông tư số 40/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 09/2002/TT-BTC ngày 23/1/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2002 theo Quyết định số 199/2001/QĐ-TTg.
Theo đó, sửa đổi, bổ sung điểm 3.3 Mục I như sau: Đối với hộ nghèo đăng ký hộ khẩu thường trú tại một xã, phường, đặc khu, nhưng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở các xã, phường, đặc khu khác (kể cả xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh khác), nếu đã kê khai diện tích đất đang sản xuất nông nghiệp ở các xã, phường, đặc khu khác để tính thu nhập và được xác định là hộ nghèo tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở các địa phương khác cũng thuộc diện được miễn thuế.
Để có cơ sở xác định diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã kê khai được miễn thuế, hộ nghèo phải kê khai rõ diện tích đất sản xuất nông nghiệp để tính thu nhập khi xác định là hộ nghèo, có xác nhận của UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú về diện tích đã kê khai. Căn cứ vào bản xác nhận này, hộ được miễn thuế gửi đơn kèm theo bản kê khai diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã được UBND cấp xã xác nhận đến xã, phường, đặc khu nơi có diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ làm căn cứ thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã kê khai ở địa phương khác.
Nếu hộ sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo có diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở nơi khác nhưng không kê khai xác định thu nhập để được xác định là hộ nghèo thì diện tích đất không kê khai không thuộc diện được miễn thuế.
Đồng thời sửa đổi, bổ sung Mục II về trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết miễn, giảm thuế như sau: Tại xã, phường, đặc khu (gọi chung là cấp xã), lập danh sách các đối tượng thuộc diện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp:
Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp do xã, phường, đặc khu quản lý: Đội thuế thuộc Chi cục Thuế khu vực phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế cấp xã có trách nhiệm: Căn cứ danh sách các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa theo quy định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc của cơ quan, người được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, phân cấp, ủy quyền để lập danh sách các hộ được xét miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thôn, xã, phường, đặc khu theo Mẫu số 01/MT đính kèm Thông tư này.
Căn cứ tiêu chuẩn hộ nghèo theo quy định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quy định cụ thể của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tiêu chuẩn hộ nghèo ở địa phương và danh sách hộ nghèo đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt để lập danh sách các hộ nghèo được xét miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Mẫu số 02/MT đính kèm Thông tư này.
Danh sách các đối tượng được xét miễn, giảm thuế phải được niêm yết công khai tại UBND cấp xã và các địa điểm thuận tiện để nhân dân biết và giám sát. Sau 10 ngày niêm yết, nếu không có ý kiến thắc mắc thì Đội thuế thuộc Chi cục Thuế khu vực tổng hợp danh sách các hộ nộp thuế thuộc diện được xét miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp nêu trên trình UBND cấp xã.
Khi lập danh sách các đối tượng đề nghị miễn, giảm thuế trên đây cần phân định riêng các đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế - xã hội.
Danh sách các đối tượng được xét miễn, giảm thuế phải được niêm yết công khai tại UBND cấp xã và các địa điểm thuận tiện để nhân dân biết và giám sát. Ảnh: TL
Thông tư số 40/TT-BTC quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm: Sau khi đã kiểm tra đầy đủ các đối tượng thuộc diện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, UBND cấp xã lập tờ trình về số đối tượng và số thuế đề nghị xét miễn, giảm (theo các biểu mẫu chi tiết đính kèm) trình UBND tỉnh xét duyệt.
Thông báo quyết định miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến từng hộ nộp thuế sau khi có Quyết định miễn, giảm thuế của cấp có thẩm quyền.
Phối hợp với Đội thuế thuộc Chi cục Thuế khu vực để xử lý các vướng mắc, các khiếu nại về thuế tại địa phương.
Đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội có sản xuất nông nghiệp thì cơ quan thuế trực tiếp quản lý lập bộ và thu thuế lập hồ sơ miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với các đơn vị này.
Đội thuế thuộc Chi cục Thuế khu vực phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế cấp xã căn cứ vào các quy định của Nhà nước và của UBND tỉnh, thành phố kiểm tra lại tính chính xác và tính hợp pháp danh sách và mức đề nghị miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp của từng hộ và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đồng thời gửi Chi cục Thuế khu vực để theo dõi tiến độ và tổng hợp. Riêng danh sách các hộ được xác định là hộ nghèo phải có xác nhận của cơ quan chuyên môn được UBND cấp xã giao thực hiện.
Còn tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục Thuế khu vực có trách nhiệm: Kiểm tra và tổng hợp báo cáo của các xã, phường, đặc khu; trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các đối tượng trên địa bàn.
Báo cáo Cục Thuế kết quả miễn, giảm thuế trên địa bàn theo các biểu mẫu tổng hợp trong thông tư này.
Để đảm bảo việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp kịp thời theo quy định tại thông tư này, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp hoặc có thể ủy quyền cho UBND cấp xã quyết định. Trường hợp ủy quyền cho UBND cấp xã quyết định thì Đội thuế thuộc Chi cục Thuế khu vực phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế cấp xã trình UBND cấp xã quyết định đồng thời gửi về Chi cục Thuế khu vực và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để báo cáo.
Người trẻ về quê khởi nghiệp, biến những cánh đồng hoang thành vùng sản xuất bạc tỷ ở Bắc Giang
Bắc Giang đang từng bước chuyển mình trở thành điểm sáng trong phát triển nông nghiệp hàng hóa nhờ các mô hình hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác năng động, sáng tạo, mở hướng thoát nghèo, làm giàu cho người dân tại các địa phương.
Không chỉ giúp người dân thoát nghèo, làm giàu, các mô hình này còn góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, tạo công ăn việc làm tại chỗ cho lao động địa phương – đặc biệt trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu lao động ngày càng mạnh mẽ.
Khi người trẻ về quê làm nông nghiệp
Về thôn Liên Sơn, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang những ngày tháng 6, không khó để bắt gặp hình ảnh những cánh đồng hoa dơn, rau củ, quả xanh mướt nối nhau trải dài.
Cảnh sắc trù phú này từng là những thửa ruộng khô cằn, bị bỏ hoang do thiếu lao động canh tác. Thế nhưng, chỉ trong vài năm, diện mạo của vùng đất này đã thay đổi nhờ những người trẻ tiên phong, trong đó có anh Hà Minh Nam (sinh năm 1995).
Với sự tham gia của những trí thức trẻ, nông nghiệp nhiều địa phương tỉnh Bắc Giang thay da đổi thịt (Ảnh: BBG).
Tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2017, anh Nam từng có công việc ổn định ở Hà Nội. Nhưng sau nhiều chuyến đi thực tế, nhận thấy tiềm năng lớn từ ruộng đất quê hương chưa được khai thác hiệu quả, năm 2020, anh quyết định rời phố về quê khởi nghiệp bằng mô hình nông nghiệp sạch.
Với hơn 6 ha đất thuê, mượn của người dân trong xã, anh quy hoạch lại toàn bộ khu sản xuất, áp dụng nguyên tắc “một vùng - một giống cây trồng”, giúp tối ưu hóa khâu chăm sóc, cơ giới hóa và kiểm soát sâu bệnh.
Anh Nam cũng chủ động liên kết với các HTX và doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn để có đầu ra ổn định. Toàn bộ rau củ quả hiện được các doanh nghiệp đối tác và các siêu thị tiêu thụ với hợp đồng rõ ràng. Hoa tươi do anh trồng cũng được tiêu thụ tại các chợ đầu mối ở Hà Nội.
Mỗi năm, doanh thu từ trang trại của anh Nam đạt hơn 1 tỷ đồng, lợi nhuận ròng khoảng 200–300 triệu đồng, được tái đầu tư để mở rộng sản xuất.
Câu chuyện của anh Nam là minh chứng sống động cho vai trò của các mô hình liên kết – từ cá nhân, tổ hợp tác đến HTX – trong việc phát huy hiệu quả đất đai và góp phần trực tiếp vào xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.
HTX – điểm tựa vững chắc cho nông dân thoát nghèo
Không chỉ riêng anh Nam, nhiều cá nhân và HTX khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng đang tạo nên cú hích mạnh mẽ cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, từ đó mở ra hướng làm ăn bền vững cho người dân.
Một ví dụ tiêu biểu là chị Nghiêm Thị Hường – Giám đốc HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Toàn Thắng (TP. Bắc Giang). Những năm qua, chị Hường thuê 2.600 m² đất và nhà màng tại xã Mỹ Thái, huyện Lạng Giang để trồng dưa lưới, dưa baby, rau củ theo mùa.
Song song đó, chị còn phối hợp với kỹ sư nông nghiệp chuyển đổi đầm hoang thành vùng trồng sen kết hợp làm du lịch trải nghiệm và bán nông sản đặc trưng. Mô hình vừa tạo sinh kế, vừa mở rộng cơ hội tiêu thụ sản phẩm và thu hút du khách, góp phần phát triển kinh tế nông thôn đa giá trị.
Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh, hiện Bắc Giang có hàng trăm mô hình thuê, mượn ruộng với quy mô từ vài sào đến hàng chục ha. Sau khi thuê đất, nhiều tổ chức, cá nhân đã mạnh dạn đầu tư nhà màng, hệ thống tưới nhỏ giọt, thiết bị kiểm soát nhiệt độ và quy trình VietGAP. Nhờ đó, không ít mô hình đạt doanh thu lên tới hàng tỷ đồng/năm.
HTX là điểm tựa để nhiều nông dân tại Bắc Giang vươn lên thoát nghèo, làm giàu bền vững (Ảnh: BBG).
Điểm đặc biệt là các HTX, tổ hợp tác không chỉ là đơn vị tổ chức sản xuất, mà còn là cầu nối kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, huy động vốn đầu tư và tạo ra hàng trăm việc làm cho lao động địa phương. Đây chính là nhân tố quan trọng góp phần giảm nghèo, ổn định đời sống nông dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn còn nhiều khó khăn như Lục Ngạn, Yên Thế, Sơn Động...
Như ở huyện Hiệp Hòa, Tổ hợp tác Dịch vụ nông nghiệp thôn Đại Đồng 2 (xã Danh Thắng) là điển hình cho thấy sức mạnh của sự liên kết nhỏ nhưng hiệu quả. Tổ hợp tác huy động bà con gom đất nhỏ lẻ thành cánh đồng lớn rộng 13 ha để trồng khoai tây thương phẩm. Nhờ cơ giới hóa khâu chăm sóc, thu hoạch, mô hình đã giúp giảm chi phí nhân công, tăng năng suất và hiệu quả rõ rệt.
“Vụ đông vừa rồi, giá bán bình quân 9.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, chúng tôi lãi 320 triệu đồng,” ông Lương Văn Kiệm, đại diện tổ hợp tác phấn khởi chia sẻ.
Điểm tựa giảm nghèo, làm giàu bền vững
Từ nguồn ngân sách tỉnh, tổ hợp tác được hỗ trợ hơn 1,1 tỷ đồng để đầu tư thiết bị, mở rộng sản xuất. Đây là một phần trong chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Bắc Giang, thể hiện quyết tâm đồng hành cùng các mô hình sản xuất tập thể.
Không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của Liên minh HTX Việt Nam cùng Liên minh HTX tỉnh Bắc Giang trong tiến trình này. Bằng nhiều chương trình phối hợp với chính quyền và ngành nông nghiệp Bắc Giang, Liên minh HTX Việt Nam cùng Liên minh HTX tỉnh đã hỗ trợ các HTX, tổ hợp tác và cá nhân về kỹ thuật sản xuất, đào tạo nhân lực, kết nối tiêu thụ và thậm chí hỗ trợ tài chính, vay vốn ưu đãi để đầu tư máy móc hiện đại.
Tính riêng năm 2024, ngân sách tỉnh Bắc Giang – dưới sự tư vấn và phối hợp của các cơ quan liên quan như Liên minh HTX tỉnh – đã chi gần 50 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp, HTX và cá nhân tập trung đất đai, thuê mặt bằng, mua máy móc, thiết bị... Những hỗ trợ này tạo điều kiện để hàng chục mô hình nông nghiệp công nghệ cao được hình thành và lan tỏa.
Dù đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng quá trình tập trung ruộng đất tại Bắc Giang vẫn gặp không ít rào cản. Một số hộ dân dù không canh tác vẫn muốn giữ đất để dự phòng, dẫn tới manh mún, khó đạt tiêu chí diện tích tối thiểu khi doanh nghiệp, HTX muốn thuê sản xuất dài hạn. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về tăng cường truyền thông, vận động, đồng thời hoàn thiện hành lang pháp lý rõ ràng giữa bên thuê và bên cho thuê.
Tuy nhiên, từ những mô hình hiệu quả trên, có thể khẳng định phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình hợp tác hóa không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là chìa khóa mở ra con đường xóa đói giảm nghèo bền vững cho nông dân Bắc Giang.
Sự vào cuộc tích cực của Liên minh HTX Việt Nam, Liên minh HTX tỉnh Bắc Giang, chính quyền các cấp và tinh thần dấn thân của người dân là nền tảng vững chắc để nông nghiệp Bắc Giang bước sang giai đoạn phát triển mới – hiện đại, hiệu quả và mang lại cuộc sống ấm no cho hàng ngàn hộ gia đình.
Từ những cánh đồng hoang hóa đến những vùng sản xuất bạc tỷ, Bắc Giang đang từng bước hiện thực hóa khát vọng làm giàu từ nông nghiệp. HTX, tổ hợp tác – với sự tiếp sức từ Liên minh HTX Việt Nam – chính là “bàn tay nối dài” đưa người nông dân vươn tới tương lai tươi sáng.
Thúc đẩy phát triển nông nghiệp tuần hoàn
Trước thách thức từ biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm nông sản, tỉnh đã và đang tích cực chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp tuần hoàn, hướng tới sản xuất bền vững và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp.
Mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ, tuần hoàn ở thị trấn Tam Hồng (Yên Lạc) cho hiệu quả cao.
Nông nghiệp tuần hoàn được tỉnh xác định là giải pháp chủ lực trong chiến lược phát triển nông nghiệp xanh, trong đó các phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp được tái sử dụng hiệu quả. Theo đó, chất thải trong chăn nuôi, phụ phẩm từ trồng trọt được xử lý và tái sử dụng, tạo thành một vòng khép kín trong sản xuất.
Tại các huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch, nhiều mô hình VAC (vườn - ao - chuồng) đã được triển khai hiệu quả. Chất thải từ chăn nuôi được xử lý làm phân vi sinh bón cho cây trồng; rơm rạ được tận dụng làm thức ăn cho trâu bò hoặc làm giá thể trồng nấm góp phần bảo vệ môi trường, giúp giảm 20 - 30% chi phí sản xuất, trong khi thu nhập hộ gia đình tăng từ 10 - 15%.
Để phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng mô hình điểm, đào tạo kỹ thuật cho nông dân; chú trọng xây dựng chuỗi liên kết giữa người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp; đẩy mạnh kết nối giữa nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà phân phối để hình thành các chuỗi giá trị nông nghiệp tuần hoàn bền vững. Các sản phẩm đạt chuẩn được đưa vào hệ thống OCOP, hỗ trợ tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử, siêu thị, từ đó nâng cao giá trị, thu nhập cho người sản xuất.
Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tân Phong (Bình Xuyên) thực hiện mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, giảm phát thải cho hiệu quả cao.
Một trong những yếu tố then chốt phát triển nông nghiệp tuần hoàn là ứng dụng khoa học công nghệ. Tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông hộ đầu tư vào công nghệ sinh học, công nghệ xử lý chất thải, và các hệ thống canh tác thông minh. Một số HTX, trang trại đã áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.
Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tân Phong (Bình Xuyên), từ nhiều năm nay, gần 150 hộ dân trong Hợp tác xã đã liên kết thực hiện mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ, tuần hoàn giảm phát thải.
Bà con ứng dụng công nghệ vi sinh, xử lý chất thải trong chăn nuôi thành phân bón hữu cơ, xử lý rơm rạ trên đồng ruộng tạo thành chuỗi kinh tế nông nghiệp tuần hoàn. Theo tính toán, trừ chi phí mỗi sào lúa (360m2) bà con lãi gần 700 nghìn đồng, cùng với đó là lợi ích về sức khỏe, môi trường rất rõ rệt.
Ông Nguyễn Hoàng Dương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, những năm qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách để cụ thể hóa và khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, quy trình khép kín, chất thải và phế phụ phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình sản xuất khác thông qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học.
Hiện, trên địa bàn tỉnh đã nhân rộng nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, kinh tế tuần hoàn tại các xã: Minh Quang (Tam Đảo); thị trấn Tam Hồng (Yên Lạc), thị trấn Đạo Đức (Bình Xuyên)… Điển hình mô hình chăn nuôi lợn kết hợp trồng trọt theo hướng hữu cơ triển khai tại thị trấn Tam Hồng (Yên Lạc) đã tiết kiệm được gần 1.400 lít nước/con lợn nuôi, chất thải được xử lý bằng chế phẩm sinh học tạo nguồn phân hữu cơ bón cho cây trồng cung cấp thức ăn cho lợn, tạo vòng tuần hoàn trong sản xuất.
Nông nghiệp tuần hoàn không chỉ là hướng đi tất yếu để bảo vệ môi trường mà còn là chìa khóa nâng cao giá trị nông sản và chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn, thời gian tới, tỉnh tiếp tục chuyển đổi từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp; đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho nông dân về xử lý chất thải, canh tác tự nhiên; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư công nghệ chế biến phụ phẩm; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ, kết nối với chuỗi cung ứng nông sản trong nước và xuất khẩu; ưu tiên vốn vay, đất đai cho các mô hình sản xuất nông nghiệp khép kín, tái sử dụng tài nguyên.
Phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 80% trang trại, 50% HTX nông nghiệp được tiếp cận với quy trình quản lý, tái sử dụng các phụ phẩm, các công nghệ xử lý chất thải góp phần tăng giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng nông sản.
Gia Lai đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ
Những năm gần đây, cùng với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Gia Lai cũng chú trọng triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Đây là giải pháp đột phá thúc đẩy ngành nông nghiệp tỉnh phát triển bền vững.
Định hình vùng chuyên canh
Gia Lai có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để phát triển các loại cây trồng ngắn và dài ngày. Theo đó, khu vực phía Tây tỉnh tập trung phát triển các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả; còn khu vực phía Đông và Đông Nam tỉnh phát triển các loại cây ngắn ngày như rau, củ, lúa nước, mì, mía, bắp, đậu đỗ các loại.
Trên cơ sở thế mạnh của từng vùng, những năm gần đây, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và bà con nông dân đã chú trọng đầu tư mở rộng diện tích cây trồng theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng nông sản, đặc biệt là sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… gắn với truy xuất nguồn gốc và các nhà máy sơ chế, chế biến.
Tiến sĩ Trương Hồng-nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên thăm mô hình sản xuất cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Ia Phìn, huyện Chư Prông. Ảnh: N.D
Hơn 10 năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng nhiều mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ trên các loại cây trồng chủ lực như cà phê, hồ tiêu, chanh dây, cây ăn quả… Các mô hình bước đầu tạo tiền đề quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giúp nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ông Nguyễn Thế Minh-Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Hòa (huyện Chư Păh) cho biết: Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với HTX triển khai mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 10 ha. Trong quá trình thực hiện, các hộ dân được hướng dẫn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, có sổ nhật ký theo dõi, thời gian cách ly an toàn, cách nhận biết sản phẩm chanh dây đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Qua đó, người dân và các thành viên tham gia mô hình tiếp cận quy trình sản xuất chanh dây bền vững.
“Trước yêu cầu của thị trường tiêu thụ các loại nông sản như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, chanh dây trong nước và thế giới ngày càng khắt khe theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ... HTX đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, chanh dây VietGAP…; xây dựng mã số vùng trồng sầu riêng cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế”-ông Minh cho biết thêm.
Còn ông Hoàng Văn Thắng (thôn Bản Tân, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông) thì chia sẻ: Trải qua 20 năm trồng cà phê với nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau, song tôi vẫn duy trì vườn cây. Từ năm 2023 đến nay, vườn cây của tôi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh chọn tham gia chương trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên. Khi tham gia chương trình, tôi được cán bộ kỹ thuật tập huấn quy trình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, UTZ; chăm sóc, bón phân đúng theo từng giai đoạn sinh trưởng của vườn cây. Phương pháp này không chỉ giúp giảm chi phí đầu tư mà còn tạo ra sản phẩm cà phê sạch, chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong vụ thu hoạch 2024-2025, năng suất cà phê cao hơn những năm trước 1 tấn/ha.
Theo ông Phạm Hữu Phước-Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh: Trước nhu cầu thị trường tiêu thụ nông sản ngày càng khắt khe, những năm gần đây, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng một số mô hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, UTZ; trồng hồ tiêu theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Đak Đoa; trồng chanh dây VietGAP tại 3 huyện Đak Đoa, Chư Păh và Chư Prông hay mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP phục vụ phát triển vùng nguyên liệu… Qua đó, giúp nông dân từng bước tiếp cận sản xuất nông sản chủ lực của tỉnh theo tiêu chuẩn xuất khẩu, mang lại lợi nhuận cao hơn.
Mở hướng phát triển bền vững
Đến nay, toàn tỉnh có hơn 255 ngàn ha cây trồng các loại sản xuất theo các tiêu chuẩn có chứng nhận như VietGAP, GlobalGAP, 4C, UTZ, hữu cơ… Bên cạnh đó, các địa phương cũng chú trọng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, HTX xây dựng mã số vùng trồng trên các loại cây trồng chủ lực như cà phê, hồ tiêu, chanh dây, sầu riêng, ớt, dưa hấu… và các cơ sở đóng gói để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc… Đặc biệt, đến nay, Gia Lai đã có 1 doanh nghiệp và 3 HTX được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, Mỹ (USDA), Hàn Quốc, Nhật Bản (JAS), châu Âu (EU) trên diện tích 110 ha cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, dược liệu.
Ngoài ra, tỉnh có 2 doanh nghiệp và 4 hộ dân đang chuyển đổi hơn 66 ha cà phê, hồ tiêu và chè sang sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Cùng với đó, tỉnh đã xây dựng thành công các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu nông sản như: Gạo Phú Thiện, Gạo Ia Lâu (Chư Prông), Rau Đak Pơ, Rau An Khê, Chanh dây Gia Lai...; 3 chỉ dẫn địa lý gồm: Hồ tiêu Chư Sê, Gạo Ba Chăm và Cà phê Gia Lai.
Sản xuất rau thủy canh hữu cơ tại Công ty TNHH Một thành viên Hương Đất An Phú. Ảnh: Nguyễn Diệp
Cà phê là một trong những cây trồng chủ lực của các địa phương khu vực phía Tây tỉnh như Đak Đoa, Ia Grai, Chư Sê, Chư Păh, Chư Prông… Tuy nhiên, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến gay gắt, khó lường đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng cà phê. Trước thực trạng đó, năm 2023, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền xây dựng 3 mô hình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại các huyện Chư Prông, Chư Păh và Đak Đoa. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ phân bón nhằm quản lý dinh dưỡng trên cây trồng cũng như thay đổi tập quán sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.
Ông Lê Tấn Hùng-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Đoa-chia sẻ: Những năm gần đây, từ các nguồn vốn hỗ trợ khác nhau, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với đơn vị xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong đó có mô hình sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn VietGAP tại 2 xã Nam Yang và Hải Yang; sản xuất chanh dây theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hnol. Đồng thời, liên kết mở rộng diện tích cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, UTZ, hữu cơ… tại các xã, thị trấn với tổng diện tích hơn 13.000 ha. Ngoài ra, huyện có nhiều loại cây ăn quả như sầu riêng, chuối, chanh dây theo các tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
“Trong thời gian tới, huyện tập trung phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực có thương hiệu; khai thác, chế biến sâu những sản phẩm đặc trưng của địa phương; kêu gọi đầu tư, triển khai các dự án liên kết gắn với chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả. Đồng thời, xây dựng vùng nguyên liệu có chứng nhận và phù hợp với thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường xuất khẩu”-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Đoa thông tin.
Theo Tiến sĩ Trương Hồng-nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên: Tình hình biến đổi khí hậu khó lường như hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của người dân Gia Lai cũng như khu vực Tây Nguyên, nhất là với người trồng cà phê. Trước thực tế đó, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai và Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền xây dựng 3 mô hình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Gia Lai.
Đây là một trong những giải pháp phù hợp để người trồng cà phê xen canh hồ tiêu, sầu riêng mở hướng canh tác nông sản sạch theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm. Chúng tôi mong muốn trong thời gian tới, các cấp chính quyền hỗ trợ doanh nghiệp, HTX và người dân sản xuất cà phê sạch, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Nông dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn hữu cơ. Ảnh: Nguyễn Diệp
Trao đổi với P.V, ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường-cho rằng: Giá các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh như cà phê, hồ tiêu… tăng cao đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tăng thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, người dân, doanh nghiệp và HTX đã thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Nhờ đó, năng suất, chất lượng, giá trị các loại nông sản chủ lực của tỉnh ngày càng tăng. “Để phấn đấu hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2025, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan cùng các địa phương hướng dẫn nông dân, doanh nghiệp, HTX tập trung chuyển đổi cây trồng phù hợp, mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn, áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước…
Tiếp tục triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025. Trong đó, chú trọng phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ để nâng cao năng suất và chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao trên một diện tích”-Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường chia sẻ.
Mua đất nông nghiệp, phải làm gì khi sổ đỏ 'hết hạn sử dụng'?
Trường hợp cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất đã hết thì vẫn được sử dụng đất với thời hạn 50 năm, không phải thực hiện thủ tục gia hạn.
Theo phản ánh của một giáo viên, năm 2010, người này mua đất trồng cây hàng năm, thời hạn sử dụng ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là tháng 12/2022 và vẫn đang sử dụng đất.
Công dân thắc mắc, trong trường hợp này có được Nhà nước gia hạn hoặc xác nhận lại thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 không? Nếu được, cần thực hiện thủ tục như thế nào?
Ảnh minh họa: Hồng Khanh
Trả lời vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, điểm a khoản 1 Điều 172 Luật Đất đai năm 2024 quy định: Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, trong hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này, là 50 năm.
Khi hết thời hạn sử dụng đất, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại điểm này mà không phải làm thủ tục gia hạn.
Khoản 1 Điều 174 của Luật này cũng nêu rõ: Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất có thời hạn, là thời gian sử dụng đất còn lại của thửa đất tính đến thời điểm chuyển quyền.
Việc gia hạn sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 172 của Luật này.
Đặc biệt, trường hợp nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất của cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thông qua nhận chuyển quyền sử dụng đất, hoặc nhận quyền sử dụng đất trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ, bản án, quyết định của tòa án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành mà hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Điều 172, không phải làm thủ tục gia hạn.
“Như vậy, trường hợp nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất của cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thông qua nhận chuyển quyền sử dụng đất mà hết thời hạn sử dụng thì được tiếp tục sử dụng đất với thời hạn 50 năm, không phải làm thủ tục gia hạn”, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin.
'Chắp cánh' hạt gạo đất Chín Rồng
Vừa qua, Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) phối hợp với Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP Cần Thơ tổ chức lễ xuất khẩu lô hàng 'Gạo Việt xanh phát thải thấp' sang thị trường Nhật Bản với số lượng 500 tấn. Cái đáng phấn khởi ở đây không phải là số lượng, mà việc xuất khẩu lô hàng đầu tiên này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của ngành nông nghiệp và được xem là bước tiến ấn tượng trong sản xuất lúa gạo từ Ðề án 1 triệu héc-ta lúa đang triển khai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).
Nâng tầm hạt gạo phát thải thấp
Theo Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam, nhằm phục vụ kịp thời Ðề án 1 triệu héc-ta lúa, Hiệp hội đã tiến hành xây dựng nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” với sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), các tổ chức quốc tế gồm: Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI), Tổ chức Phát triển Hà Lan (Dự án Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo - TRVC) và Ngân hàng Thế giới (WB)...
Nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” được Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam cấp cho sản phẩm gạo sản xuất theo quy trình kỹ thuật của Ðề án 1 triệu héc-ta được chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương (cấp xã), hoặc tổ chức quốc tế chuyên ngành xác nhận, đảm bảo nguồn gốc (nơi sản xuất lúa, tên giống lúa, mùa vụ) và việc tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp của đề án.
Nông dân vùng ÐBSCL thu hoạch lúa trên cánh đồng tham gia Ðề án 1 triệu héc-ta.
Sau khi ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” cho 7 doanh nghiệp với tổng lượng gạo khoảng 20 ngàn tấn. Trong đó, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An là một trong số các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận và đã hợp tác để xuất khẩu lô hàng “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sang thị trường Nhật Bản với 500 tấn.
Việc xuất khẩu lô gạo mang nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp”, trong đó có lô gạo xuất khẩu đầu tiên vào Nhật Bản minh chứng Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới đưa gạo phát thải thấp ra thị trường xuất khẩu và cũng là nước tiên phong nâng tầm hạt gạo, mở ra sức cạnh tranh về giá trị, chất lượng của hạt gạo được sinh ra trên vùng đất Chín Rồng. Ðây không chỉ là niềm vui của người nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo, mà còn là tiền đề trong khơi dậy phong trào thi đua sản xuất gạo phát thải thấp phù hợp với thu thế phát triển của thế giới ngay trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan.
Theo ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&MT: “Việc xuất khẩu lô hàng sang thị trường Nhật Bản đã cho thấy việc chuyển đổi tư duy sản xuất của người nông dân từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang làm kinh tế nông nghiệp, đồng thời khẳng định vai trò và giá trị của ngành hàng lúa gạo tại vùng ÐBSCL. Việc thay đổi tư duy sản xuất này, đã khai thác tối đa lợi thế về đất đai gắn với gia tăng giá trị, chuyển đổi nông nghiệp theo hướng bền vững. Cùng với đó, sự đồng hành của các doanh nghiệp trong Ðề án 1 triệu héc-ta lúa, đã tạo ra vùng nguyên liệu đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường. Ðây là một định hướng mới ở ÐBSCL nói riêng và cả nước nói chung để tiếp tục chung sức, nhằm chuyển hướng cho ngành hàng lúa gạo, không chỉ đảm bảo chất lượng cho Việt Nam và cả thế giới, cũng như đảm bảo các cam kết của Việt Nam với thế giới rằng hạt gạo của Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững”.
Xây dựng nền sản xuất lúa chất lượng cao
Có thể nói, 2025 là năm quan trọng đánh dấu kết thúc của giai đoạn đầu Ðề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao phát thải thấp vùng ÐBSCL và để đạt mục tiêu 1 triệu héc-ta đến năm 2030, Bộ NN&MT đã yêu cầu các địa phương mở rộng mô hình, hướng tới mục tiêu xây dựng nền sản xuất lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Bởi đề án này đã thí điểm thành công trong năm 2024 và nay đang bước vào giai đoạn mở rộng trong sản xuất. Những cánh đồng lúa chất lượng cao phát thải thấp sẽ ngày càng được nhân rộng, cùng với đó từ sự khởi đầu của nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sẽ tiến đến phát triển nhãn hiệu chứng nhận và thương hiệu quốc gia Gạo Việt Nam carbon thấp theo mục tiêu của Ðề án 1 triệu héc-ta. Ðồng thời, hướng tới mục tiêu vì sự phát triển bền vững, thịnh vượng của ngành lúa gạo, nâng cao vị thế, hình ảnh lúa gạo ở vùng ÐBSCL nói riêng và của Việt Nam nói chung trên thị trường thế giới.
Song, muốn hoàn thành các mục tiêu chiến lược này, cũng cần những tư duy mới trong sản xuất lúa gạo gắn với không ngừng nâng cao chất lượng, giá trị và xây dựng niềm tin từ những liên kết bền chặt, có vậy mới khuyến khích nông dân, doanh nghiệp tích cực tham gia đề án. Bởi cùng với con tôm, cá tra, trái cây và các loại thủy hải sản khác, hạt gạo đã góp phần tạo sinh kế, thu nhập cho hàng triệu nông dân của vùng ÐBSCL. Như năm 2024, ngành gạo Việt Nam đã tạo dấu ấn đặc biệt với sản lượng xuất khẩu vượt 8 triệu tấn và cho doanh thu trên 4,5 tỷ USD, tiếp tục đưa Việt Nam giữ vững vị trí là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Ðây là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng và mở ra kỳ vọng cho một năm mới tiếp tục gặt hái nhiều thành công. Ðiều đó, càng khẳng định lúa gạo không chỉ là “trụ cột” của nền kinh tế nông nghiệp, mà còn là niềm tự hào của xuất khẩu Việt Nam.
Thế nhưng, để người nông dân thật sự làm giàu từ hạt gạo và khẳng định đúng giá trị của mặt hàng chiến lược này, gắn với phát triển nhanh cũng cần tập trung tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong chuỗi giá trị sản xuất và phải xem “giống” là khâu đột phá. Theo Viện Lúa ÐBSCL: Ðể giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất và đa dạng hóa nguồn gạo xuất khẩu chất lượng, bán được giá cao gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh cho hạt gạo Việt Nam, công tác chọn tạo giống lúa phải thay đổi cho phù hợp hơn. Ðó là tiếp tục nghiên cứu cải tiến khả năng chống chịu sâu bệnh và hạn mặn của các giống lúa phổ biến trong sản xuất. Ðồng thời, phải tập trung nâng cao chất lượng gạo tốt hơn, do trong quá trình sản xuất một số giống đã bắt đầu bị suy thoái làm giảm khả năng chống chịu sâu bệnh nên cần tiếp tục lai tạo bổ sung thêm gien kháng sâu bệnh, gia tăng khả năng chống chịu hạn mặn, nhưng vẫn phải duy trì được các đặc tính về phẩm chất gạo.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu lai tạo giống lúa mới có tiềm năng cho năng suất cao, chống chịu điều kiện bất lợi của môi trường và đa dạng về chất lượng. Vì Việt Nam hiện nay tuy chiếm ưu thế trong phân khúc gạo trắng hạt dài, nhưng ở phân khúc gạo thơm cấp cao và các phân khúc gạo cao sản chế biến, dinh dưỡng... vẫn còn nhiều hạn chế. Lẽ đó, việc tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp cùng các đơn vị nghiên cứu công lập sẽ giúp đa dạng cơ cấu giống về chất lượng gạo. Ðiều này sẽ giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong việc khai thác thị trường ngách nội địa và quốc tế có giá trị kinh tế cao. Cùng với đa dạng về chủng loại giống lúa, tập trung nâng cao chất lượng, cũng cần tính đến xây dựng vùng lúa nguyên liệu ổn định về sản lượng, giữ cho được phẩm chất gạo vốn là vấn đề cơ bản trong khẳng định thương hiệu và giá trị lâu dài./.
Đồng Tháp mở rộng lúa chất lượng cao, phát thải thấp - Hướng tới nền nông nghiệp bền vững
ĐTO - Là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh, Đồng Tháp đang tích cực triển khai và mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại...
Đại biểu tham quan mô hình thí điểm sản xuất lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười
Hiệu quả rõ rệt và sự đồng thuận từ người nông dân
Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030” tại tỉnh Đồng Tháp được khởi động từ tháng 6/2024 tại Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Thắng Lợi, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười (nay là xã Mỹ Quý), với 50ha/24 hộ tham gia. Ngay từ những vụ đầu tiên, mô hình cho thấy năng suất và chất lượng lúa hàng hóa được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính. Cụ thể, mô hình thí điểm tại Đồng Tháp đã giảm 4,92 tấn CO2/ha.
Đồng thời việc áp dụng các quy trình canh tác bền vững như “1 phải, 5 giảm” (giảm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, thất thoát sau thu hoạch) đã mang lại cho nông dân lợi ích kép. Chi phí sản xuất giảm 10 - 15%, lợi nhuận tăng từ 2,3 - 7,6 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống. Theo đó, nông dân giảm được 40 - 50% lượng giống gieo sạ, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật giảm 3 - 4 lần/vụ và giảm khoảng 30 - 40% lượng nước tưới so với quy trình canh tác truyền thống.
Sự chuyển biến tích cực này nhận được sự đồng tình và hưởng ứng mạnh mẽ từ nông dân. Ông Võ Thanh Hải ở xã Láng Biển, huyện Tháp Mười (nay là xã Mỹ Quý), nông dân tham gia mô hình, chia sẻ: “So với quy trình canh tác truyền thống, mô hình mới giúp nông dân tăng năng suất, chất lượng gạo, tỷ lệ lúa vô gạo cao hơn. Lượng giống cũng giảm đáng kể, trước đây, với 1.000m² đất canh tác, tôi sạ từ 14 - 15kg giống, hiện nay lượng giống gieo sạ chỉ còn 7kg”.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Thắng Lợi cho biết, hướng tới sự phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo, HTX mạnh dạn đăng ký tham gia thực hiện Đề án ngay từ những ngày đầu. Qua 3 vụ triển khai, bà con thấy hiệu quả rõ rệt nên số lượng hộ tham gia ngày càng đông. Từ 50ha ban đầu, HTX đã mở rộng lên đến gần 200ha, dự kiến HTX sẽ tiếp tục mở rộng toàn bộ diện tích của đơn vị trong thời gian tới”.
Theo Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Tháp Mười, dựa trên kết quả từ mô hình thí điểm, UBND huyện chỉ đạo các địa phương vận động thành viên HTX, Tổ hợp tác và người dân tham gia nhân rộng mô hình. Đến nay, diện tích thực hiện Đề án trên địa bàn huyện đạt 9.496/12.186ha, chiếm 77,93% so với kế hoạch, cho thấy sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng.
Việc áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trong sản xuất lúa giúp giảm phát thải và gia tăng chất lượng hạt lúa
Mục tiêu và giải pháp mở rộng diện tích
Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” tại Đồng Tháp đang được triển khai tại 7 huyện, thành phố trồng lúa của tỉnh gồm: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và TP Hồng Ngự. Mục tiêu của Đồng Tháp đến cuối năm 2025 sẽ có khoảng 75.000ha lúa chuyên canh chất lượng cao và đến năm 2030 sẽ đạt 161.000ha.
Bên cạnh những triển vọng, việc triển khai Đề án tại Đồng Tháp vẫn còn đối mặt với một số thách thức về thay đổi tư duy, tập quán canh tác lâu đời của người nông dân; đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất lúa chất lượng cao; đảm bảo đầu ra ổn định và giá cả hợp lý cho sản phẩm và việc huy động nguồn vốn lớn để thực hiện Đề án...
Để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 là 161.000ha lúa chuyên canh chất lượng cao, Đồng Tháp đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp then chốt. Trọng tâm là việc áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Cụ thể, tập trung giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống còn 80-100kg/ha; giảm 20% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống. Đặc biệt, 100% diện tích tham gia Đề án sẽ áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững và được cấp mã số vùng trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc và xuất khẩu.
Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, việc tổ chức lại sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tỉnh chú trọng xây dựng các chuỗi liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân, đảm bảo 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh có liên kết. Điều này không chỉ giúp nông dân ổn định đầu ra, nâng cao giá trị sản phẩm mà còn tạo nền tảng cho việc áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất tiên tiến.
Đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao không chỉ là mục tiêu phát triển kinh tế mà còn là tầm nhìn về một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường. Với sự quyết tâm của các cấp chính quyền, sự đồng lòng của người dân và vai trò ngày càng lớn của các HTX, Đồng Tháp đang từng bước hiện thực hóa tầm nhìn về nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, góp phần nâng tầm giá trị hạt gạo Việt Nam trên trường quốc tế...
Phát huy vai trò cầu nối '4 nhà' trong nông nghiệp
Quảng Trị là một trong 13 tỉnh trên cả nước thí điểm triển khai Quyết định số 1094/2022/ QĐ-BNN-KN của Bộ Nông nghiệp & PTTN (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) về đề án nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông. Trọng tâm của đề án là kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ). Mục tiêu là nâng cao năng lực hoạt động khuyến nông ở cơ sở, hỗ trợ hiệu quả các hợp tác xã (HTX) và nông dân, từ cung cấp thông tin thị trường, liên kết sản xuất, chuyển giao công nghệ cho đến thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp. Cùng với hệ thống khuyến nông chuyên trách, các tổ KNCĐ đang khẳng định vai trò là cầu nối vững chắc giữa Nhà nước, giới khoa học và nhà nông, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của nông nghiệp địa phương.
Thành viên Tổ KNCĐ cụm Hải Lăng - Triệu Phong hướng dẫn nông dân sử dụng máy cấy lúa - Ảnh: T.T
Những dấu ấn từ thực tiễn hoạt động
Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập 110 tổ KNCĐ, trong đó, có 2 tổ KNCĐ thí điểm từ năm 2022 thuộc cụm Hải Lăng - Triệu Phong và cụm Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, 8 tổ KNCĐ mở rộng trong khuôn khổ đề án vùng nguyên liệu và 100 tổ KNCĐ cấp xã theo tiêu chí 13.5 của bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trần Cẩn cho biết, các tổ KNCĐ đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa cán bộ khuyến nông, nông dân, doanh nghiệp và nhà quản lý, với mục tiêu cuối cùng là nâng cao giá trị nông sản. Các tổ chịu sự quản lý và chỉ đạo chuyên môn trực tiếp từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, tập trung vào việc hỗ trợ, tư vấn cho nông dân và HTX về khuyến nông, hỗ trợ thị trường, liên kết chuỗi giá trị và hướng dẫn chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp.
Là một trong hai tổ KNCĐ được thành lập thí điểm đầu tiên vào năm 2022, Tổ KNCĐ cụm Hải Lăng - Triệu Phong có nhiệm vụ hỗ trợ người dân phát triển 14.319 ha rừng (chủ yếu là keo lai và keo tai tượng), cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất gỗ dăm, gỗ xẻ phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Trạm trưởng Trạm Khuyến nông liên huyện Hải Lăng - thị xã Quảng Trị Trần Lương chia sẻ, các thành viên tổ KNCĐ tư vấn, hướng dẫn chuyển đổi rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn tại hai xã Hải Phú và Triệu Thượng. Ngoài ra, tổ còn hướng dẫn xây dựng mô hình trồng bưởi theo hướng VietGap với quy mô 4 ha tại xã Triệu Ái và triển khai mô hình sinh kế trồng mướp đắng theo hướng canh tác tự nhiên tại hai xã Hải Ba và Hải Dương. Bên cạnh đó, các tổ viên thường xuyên phối hợp với các HTX tổ chức thăm đồng, kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi.
Hiện tại, huyện Hải Lăng và thị xã Quảng Trị đã thành lập 16 tổ KNCĐ cấp xã. Các tổ này đã phối hợp triển khai nhiều mô hình thành công, góp phần đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương như: nuôi bò thâm canh, chuyển hóa rừng trồng tại xã Hải Phú, nuôi lợn thịt an toàn sinh học tại xã Hải Thượng, trồng rừng gỗ lớn FSC, trồng ném, mướp tập trung tại hai xã Hải Dương, Hải Định, phát triển rau nhà lưới, nuôi ốc bươu đen tại xã Hải Bình.
Tăng cường chuyển giao kỹ thuật hỗ trợ nông dân
Từ khi thành lập đến nay, hai tổ KNCĐ thí điểm đã được tập huấn 4 khóa nâng cao năng lực và bồi dưỡng kiến thức cho 14 lượt cán bộ. Từ đó, các thành viên đã tổ chức 4 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 100 lượt nông dân.
Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được các tổ KNCĐ đẩy mạnh, bao gồm hướng dẫn xây dựng vườn ươm lâm nghiệp, vườn mẫu, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất các mô hình như lúa hữu cơ, ngô sinh khối, cây ăn quả, rừng gỗ lớn, cải tạo đàn bò, nuôi lợn an toàn sinh học và nuôi tôm 2-3 giai đoạn. Các tổ cũng hỗ trợ UBND xã triển khai các chương trình, dự án quốc tế như Tầm nhìn Thế giới, Plan, FMCR, VFBC, đồng thời tổ chức tập huấn theo nhu cầu nông dân địa phương.
Các dịch vụ tư vấn kỹ thuật cũng được triển khai rộng rãi như phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy bay không người lái, hướng dẫn thiết kế vườn tạp, vườn cây ăn quả, kỹ thuật trồng cây, chăm sóc vật nuôi, thụ tinh nhân tạo đàn bò, cải tạo ao hồ nuôi trồng thủy, hải sản. Tổ KNCĐ còn tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng NTM, bao gồm tập huấn hướng dẫn sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ giới thiệu sản phẩm OCOP lên các trang web, hỗ trợ kỹ thuật xây dựng vườn mẫu NTM.
Kết nối chuỗi giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh
Giai đoạn 2022-2025, các tổ KNCĐ phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chỉ đạo thực hiện thành công 75,5 ha rừng chuyển hóa keo lai từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn và gần 50 ha trồng rừng gỗ lớn bằng keo lai nuôi cấy mô. Hoàn thành 6/6 mô hình vườn ươm cải tiến, ươm thành công hơn 30 vạn cây giống keo lai mô, cung cấp cây giống chất lượng cao cho hơn 200 ha rừng gỗ lớn vùng nguyên liệu, tạo nền tảng vững chắc cho ngành lâm nghiệp.
Các tổ KNCĐ cũng tích cực kết nối nông dân với doanh nghiệp và HTX để bao tiêu nông sản. Theo đó, đã hỗ trợ liên kết với Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị tiêu thụ lúa gạo hữu cơ, ngô sinh khối và gỗ nguyên liệu rừng trồng; kết nối với Công ty TNHH Tiến Phong bao tiêu sản phẩm gỗ rừng trồng có chứng chỉ, gỗ chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn; hợp tác với HTX Nông sản sạch Triệu Phong bao tiêu các sản phẩm rau củ quả, thịt gà, thịt lợn sản xuất hữu cơ, canh tác tự nhiên. Ngoài ra, KNCĐ còn chủ động kết nối với các công ty, doanh nghiệp để bao tiêu các sản phẩm nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và trồng trọt khác trên địa bàn, mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản địa phương.
Để phát huy hơn nữa vai trò của KNCĐ, thời gian tới cần tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn thông qua đào tạo, tập huấn, tư vấn và hỗ trợ trang thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất và chuyển đổi số. Đồng thời, đầu tư các mô hình sinh kế để KNCĐ có thể trực tiếp hỗ trợ người dân sản xuất, kinh doanh, từ đó thúc đẩy nông nghiệp địa phương phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Mô hình KNCĐ không chỉ là cầu nối mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nông nghiệp và nông thôn.
Đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp
An toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất nông nghiệp liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Việc đảm bảo vệ sinh ATTP trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh được các cấp, ngành, trọng tâm là ngành nông nghiệp chú trọng kiểm soát từ khâu sản xuất đến tiêu thụ nhằm đưa ra thị trường sản phẩm an toàn, có khả năng truy xuất được nguồn gốc.
Có thể thấy, nhận thức của người tiêu dùng hiện nay về vấn đề ATTP ngày càng cao, xu hướng lựa chọn sản phẩm chất lượng, uy tín, rõ nguồn gốc đang là yếu tố được lựa chọn hàng đầu. Điều đó đồng nghĩa với việc đòi hỏi nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh cần quan tâm đến vấn đề chất lượng và ATTP, hiểu rõ tác hại sử dụng chất cấm, chất bảo quản, phụ gia, kháng sinh ngoài danh mục. Thời gian qua, công tác tuyên truyền các văn bản quy định của Nhà nước, kiến thức về sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức trong việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm an toàn để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng và môi trường được Sở Nông nghiệp và Môi trường (trước đây là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tiến hành thường xuyên. Ngành tổ chức 14 hội nghị tuyên truyền các văn bản quy định về công tác chất lượng, chế biến, kinh doanh và ATTP với 565 người tham dự; in 101.210 tờ rơi, 380 băng rôn có nội dung tuyên truyền về sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông sản an toàn.
Đẩy mạnh phối hợp với các huyện, Thành phố xây dựng, hình thành vùng nguyên liệu, triển khai thực hiện 5 mô hình cộng đồng tự quản về ATTP tại 5 xã đạt đủ tiêu chí về đích nông thôn mới năm 2024 và năm 2025, gồm các xã: Ngọc Đào, Lương Can (Hà Quảng), Lê Chung, Nguyễn Huệ (Hòa An); Đàm Thủy (Trùng Khánh). Toàn tỉnh hiện có 750 ha cây trồng sản xuất theo quy trình nông nghiệp hữu cơ hoặc theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ (600 ha cây quế tại Thạch An, 110 ha cây gừng, 15 ha trồng cây ớt tại Hà Quảng; 20 ha cây chè tại Nguyên Bình)...
Mô hình trồng thanh long tại xã Vũ Minh (Nguyên Bình).
Công tác hỗ trợ xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn được triển khai hiệu quả, hiện nay, trên địa bàn tỉnh hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp có sự liên kết “4 nhà”, bước đầu ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Phục tráng và phát triển giống quýt đặc sản Trà Lĩnh; xây dựng mô hình trồng mới và thâm canh quýt Hoa Thám (Nguyên Bình), quýt Trọng Con (Thạch An); khai thác và phát triển nguồn gen lê Đông Khê, lê Nguyên Bình, lê Bảo Lạc. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển vùng nguyên liệu, sản xuất chè xanh chất lượng cao tại huyện Nguyên Bình…, đem lại lợi ích cho các bên tham gia, giúp giảm giá thành đầu vào, đảm bảo đầu ra, xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản của địa phương. Xây dựng chuỗi cung ứng, phát triển OCOP, VietGAP, hỗ trợ xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; toàn tỉnh hiện có 171 sản phẩm OCOP (gồm 10 sản phẩm OCOP 4 sao và 161 sản phẩm OCOP 3 sao). Đã hỗ trợ được trên 150 lượt chủ thể tham gia các sự kiện, lễ hội, hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản tại các tỉnh, thành trong nước. Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc cho hơn 200 sản phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh.
Hằng năm, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, hậu kiểm chuyên ngành các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm nông sản và vật tư nông nghiệp. Trong đó, vật tư nông nghiệp lấy 16 mẫu phân bón, 12 mẫu thức ăn chăn nuôi đưa đi kiểm nghiệm tiêu chuẩn do nhà sản xuất công bố trên bao bì; thực phẩm nông sản lấy 1.895 mẫu thực phẩm nông sản đưa đi kiểm nghiệm về hóa chất bảo vệ thực vật, chất cấm, vi sinh vật, kim loại nặng, chất bảo quản... Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hầu hết các mẫu đưa đi kiểm nghiệm đều đạt chất lượng ATTP. Một số mẫu vi phạm liên quan đến chất bảo quản, phụ gia, vi sinh vật... đã được UBND các huyện, Thành phố xử lý theo quy định. Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP cho 26 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh theo phân cấp của UBND tỉnh; hỗ trợ chứng nhận 12 cơ sở sản xuất về Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn, 6 cơ sở về ISO 22000: 2018 (Hệ thống ATTP). Kiểm tra liên ngành công tác đảm bảo vệ sinh ATTP 10 đợt với 50 cơ sở được kiểm tra, có 12 cơ sở vi phạm các quy định về đảm bảo ATTP, vi phạm chủ yếu liên quan đến khám sức khỏe người lao động, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP, nguồn gốc, xuất xứ, công bố sản phẩm...
'Trái ngọt' từ nông nghiệp công nghệ cao
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) đã trở thành hướng đi trọng tâm, được tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng. Với sự vào cuộc quyết liệt từ các cấp, ngành, cùng tinh thần chủ động, đổi mới của các địa phương, doanh nghiệp và người dân, mô hình sản xuất hiện đại này không chỉ mở ra một diện mạo mới cho ngành nông nghiệp mà còn góp phần tạo dựng nền tảng cho một nền nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả cao.
Diện tích sản xuất dưa Kim Hoàng Hậu trong nhà lưới tại thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa).
Tại thị trấn Thiệu Hóa - địa phương đi đầu trong việc triển khai nông nghiệp CNC trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, với nhiều mô hình sản xuất tiên tiến đã được nhân rộng, tiêu biểu là trồng dưa Kim Hoàng Hậu và rau an toàn trong nhà màng. Anh Lê Văn Tỉnh, một trong những người tiên phong áp dụng CNC vào sản xuất, cho biết: “Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, từ khâu chọn giống, ươm bầu, theo dõi sinh trưởng đến thu hoạch. Chúng tôi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động của Israel, phân bón sinh học và kiểm soát chặt chẽ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Mặc dù quy trình hiện đại nhưng lại tiết kiệm đáng kể chi phí nhân công nhờ cơ chế vận hành tự động. Việc canh tác trong nhà màng giúp giảm sâu bệnh, cho phép sản xuất quanh năm và năng suất cao hơn 1,5 lần so với phương pháp truyền thống”. Quan trọng hơn, đầu ra cho sản phẩm cũng được đảm bảo khi phần lớn diện tích trồng dưa ở đây đã được doanh nghiệp và thương lái bao tiêu.
Hiện nay, thị trấn Thiệu Hóa có khoảng 25 hộ dân tham gia trồng dưa Kim Hoàng Hậu trên diện tích 4,2ha, liên kết chặt chẽ với Công ty CP Mía đường Lam Sơn trong khâu chuyển giao kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, còn có khoảng 23,9ha được sử dụng để trồng rau màu, hoa các loại trong nhà lưới. Mô hình sản xuất CNC đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất truyền thống, thúc đẩy người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường và từng bước xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương như rau an toàn, dưa chuột baby, dưa Kim Hoàng Hậu...
Không chỉ ở Thiệu Hóa, nhiều địa phương khác như Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Nga Sơn... cũng đang đẩy mạnh ứng dụng CNC trong nông nghiệp. Dưới sự hỗ trợ của các chính sách khuyến khích từ tỉnh, người dân đã dần tiếp cận được với các kỹ thuật sản xuất hiện đại, từ đó từng bước khắc phục tính mùa vụ, giảm phụ thuộc vào thời tiết, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường.
Toàn tỉnh hiện có hơn 2.471ha sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, gần 5.100ha sản xuất hữu cơ và hơn 13ha đạt chứng nhận hữu cơ quốc tế. Đây là nền tảng vững chắc để nâng cao giá trị nông sản và xây dựng thương hiệu mạnh cho các sản phẩm của tỉnh. Lĩnh vực chăn nuôi cũng có những chuyển biến rõ nét với nhiều mô hình trang trại quy mô lớn, khép kín, áp dụng thiết bị hiện đại và bắt đầu hình thành các mô hình chăn nuôi hữu cơ. Những chuỗi liên kết giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm cũng được đẩy mạnh tại các huyện có điều kiện thuận lợi như Yên Định, Hậu Lộc, Thọ Xuân...
Trong lĩnh vực thủy sản, mô hình nuôi trồng CNC cũng dần được mở rộng với sự xuất hiện của các hệ thống mái che hiện đại, kỹ thuật nuôi đa tầng, đa loài phù hợp với biến đổi khí hậu. Những mô hình này không chỉ giúp đảm bảo môi trường nuôi bền vững mà còn mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội: sản xuất trồng trọt CNC cho lợi nhuận cao hơn 2,5 - 3 lần so với canh tác truyền thống; chăn nuôi CNC hiệu quả hơn gấp đôi so với mô hình cũ.
Việc mạnh dạn ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại “quả ngọt” cho người dân Thanh Hóa. Không chỉ tạo ra sản phẩm đạt chuẩn, nâng cao giá trị kinh tế, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, thích ứng linh hoạt với thị trường. Năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu nâng tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC đạt ít nhất 20% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp - một mục tiêu hoàn toàn khả thi với đà phát triển hiện tại.
Xuyên đêm cấp 130 tấn lúa giống cho nông dân gieo lại vụ hè thu
Ngày 18/6, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị Nguyễn Hồng Phương cho biết ngành nông nghiệp tỉnh phối hợp với chính quyền các địa phương đã cấp 130 tấn hạt giống lúa để nông dân gieo trồng lại.
Trong đêm 17/6, cán bộ, nhân viên ngành nông nghiệp tỉnh và chính quyền địa phương đã cấp phát lúa giống cho nông dân xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh để kịp thời gieo lại- Ảnh: V.P
Bà Phương cho biết, trước đó UBND tỉnh Quảng Trị ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Môi trường tiếp nhận 130 tấn giống lúa Khang Dân 18 nguyên chủng do Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp để phân bổ cho các địa phương khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 1.
Ngay khi nhận được chỉ đạo của UBND tỉnh, cán bộ, nhân viên ngành nông nghiệp tỉnh đã nỗ lực làm việc cả ngày lẫn đêm để kịp thời cấp lúa giống cho người dân. Đến 14 giờ ngày 18/6, toàn bộ nông dân các địa phương trong tỉnh đã nhận được lúa giống để kịp thời gieo lại.
Theo bà Phương, Khang Dân 18 là giống lúa ngắn ngày, nếu thời tiết thuận lợi thì thời gian sinh trưởng ở vụ hè thu khoảng 80 ngày, kịp thu hoạch trước 15/9, nằm trong ngưỡng an toàn, tránh được mưa lũ.
“Đáng lo nhất là ở huyện Hải Lăng còn nhiều diện tích ruộng bị ngập chìm trong nước. Nếu trong 3 ngày tới nước không rút hết, không kịp gieo lại thì rất có thể đến lúc thu hoạch sẽ rơi vào ngưỡng không an toàn theo lịch thời vụ, có thể bị thiệt hại do mưa lũ. Vì thời gian cấp bách, từ đêm 17 đến sáng 18/6, cán bộ, nhân viên ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương đã đồng loạt cấp phát lúa giống cho nông dân”, bà Phương nói.
Cũng theo bà Phương, vụ hè thu năm 2025 toàn tỉnh gieo cấy trên 22.000 ha, đạt trên 98% kế hoạch. Do ảnh hưởng của bão số 1, từ chiều tối ngày 10/6-13/6/2025 trên địa bàn tỉnh có mưa lớn trên diện rộng, kết hợp nước lũ từ thượng nguồn các sông dâng cao và đổ về mạnh khiến 21.400 ha lúa đang ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh và 3.800 ha hoa màu (sắn, lạc, rau đậu các loại,...) đang ở giai đoạn phát triển thân, lá, củ,...bị ngập sâu trong nước, nhiều diện tích phải gieo trồng lại, ước thiệt hại hơn 458 tỉ đồng.
Được biết, ngoài diện tích lúa bị ngập, hư hại, toàn tỉnh có hơn 624 ha nuôi thủy sản bị thiệt hại (trong đó có 265,52 ha nuôi tôm, 352,96 ha nuôi cá và 6 ha nuôi ngao). Ngoài ra, có hơn 5.200 con gia cầm và một số gia súc bị chết; nhiều trang trại, khu vực chăn nuôi bị ngập lụt.
Hiện nay, nước lũ đã rút nhưng môi trường chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tiềm ẩn nguy cơ phát sinh bệnh rất lớn, đặc biệt là các ao nuôi thủy sản, các khu vực, chuồng trại, trang trại chăn nuôi.
Để xử lý môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh và lây lan, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã đề nghị UBND tỉnh trình Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ 4.000 lít hóa chất Benkocid và 40 tấn hóa chất Chlorine.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nông nghiệp công nghệ cao
Ngày 18/6 tại Cao Bằng, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát động Cuộc thi 'Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao'.
Cuộc thi nhằm khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo, phát huy trí tuệ, bản lĩnh và khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ trong việc ứng dụng khoa học - công nghệ để nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị ngành nông nghiệp.
Với chủ đề “Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp bền vững”, cuộc thi tập trung vào các giải pháp ứng dụng công nghệ số trong quản lý, sản xuất nông nghiệp, hướng tới một nền nông nghiệp xanh, thông minh và bền vững.
Phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Chu Hiệu-TTXVN
Cuộc thi dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp, thanh niên, sinh viên, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, đơn vị nghiên cứu, tổ chức và cá nhân trên cả nước có ý tưởng, giải pháp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Dự án dự thi tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu, cây dược liệu, hoa lan và cây cảnh, công nghệ tế bào thực vật, công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến sau thu hoạch, chế phẩm sinh học…
Ban tổ chức đặc biệt ưu tiên các ý tưởng ứng dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), chuỗi khối (Blockchain), robot, máy bay không người lái, tự động hóa… vào quản lý, truy xuất nguồn gốc, sản xuất và bảo quản nông sản. Các dự án đã có sản phẩm cụ thể, có tính sáng tạo và khả năng ứng dụng tại Việt Nam được khuyến khích tham gia.
Cuộc thi được mở rộng quy mô toàn quốc và trở thành chương trình thường niên đến năm 2030, dưới sự chỉ đạo của UBND nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình gồm ba vòng sơ tuyển, bán kết và chung kết. Thời gian tiếp nhận hồ sơ từ tháng 5-7/2025.
Đồng Hỷ: Tăng 37 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
Huyện Đồng Hỷ hiện có 79 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng 37 hợp tác xã so với năm 2020. Ngành nghề chủ yếu của các hợp tác xã là: dịch vụ nông nghiệp; sản xuất và kinh doanh chè; chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Đóng gói sản phẩm tại Hợp tác xã Chè Nguyên Việt, xã Minh Lập.
Với mục tiêu nâng cao nhận thức về vai trò của kinh tế hợp tác xã (HTX); đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và gắn kết cộng đồng nhân dân, từ năm 2020 đến nay, UBND huyện Đồng Hỷ đã phối hợp tổ chức 20 lớp tuyên truyền về Luật HTX và các chính sách phát triển kinh tế tập thể; tập huấn kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp... cho trên 800 lượt người. Đồng thời, huyện cũng tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các HTX theo tinh thần các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch của Trung ương và của tỉnh để giúp HTX phát triển.
Vùng chè được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của Hợp tác xã Chè BKQ, xã Khe Mo.
Theo đánh giá của UBND huyện Đồng Hỷ, cơ bản các HTX đều hoạt động theo đúng Luật HTX và phát huy hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho thành viên và người lao động. Cụ thể, các HTX hiện có gần 1.350 lao động thường xuyên, thu nhập bình quân đạt 63 triệu đồng/người/năm.
Hàng trăm đơn vị tham gia tuần lễ về giống, nông nghiệp công nghệ cao...ở TP.HCM
Tuần lễ Giống, Nông nghiệp Công nghệ cao và Sinh vật cảnh năm 2025, sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 22-6, tại Công viên Bình Phú, quận 6, TP.HCM.
Từ ngày 19-6 đến 22-6, tại Công viên Bình Phú (Quận 6, TP.HCM), Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Chuyển dịch cơ cấu Kinh tế nông nghiệp thuộc Sở Công Thương TP.HCM sẽ tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ Giống, Nông nghiệp Công nghệ cao và Sinh vật cảnh lần thứ 11, năm 2025.
Tuần lễ năm nay mang chủ đề: “Nông nghiệp thành phố gắn với Hội nhập Asean”.
Sự kiện thu hút 190 đơn vị tham gia, trong đó có 17 tỉnh, thành. Đơn cử như các tỉnh thành: Hà Nội, Bình Phước, Bình Dương, Nghệ An, Bạc Liêu, Kon Tum...cùng trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Đại học Công Thương TP.HCM; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các đối tác quốc tế như sàn thương mại điện tử TRIGLE (Hàn Quốc), Tập đoàn Japfa (Indonesia).
Theo ban tổ chức, tuần lễ được tổ chức nhằm quảng bá những thành tựu về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm OCOP và các loại thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp đô thị.
Tuần lễ cũng sẽ là nơi trưng bày các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sinh học, và chuyển đổi số trong nông nghiệp của TP.HCM, các tỉnh, thành và một số quốc gia thuộc khu vực Asean.
Điểm nhấn của sự kiện năm nay có gian không riêng cho thú cưng. Ảnh: TÚ UYÊN
Ông Phạm Quang Hợi, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Chuyển dịch cơ cấu Kinh tế nông nghiệp, cho biết sau 10 lần tổ chức thành công, năm nay sự kiện đánh dấu một bước chuyển quan trọng khi được nâng tầm và mang tên mới là “Tuần lễ Giống, Nông nghiệp Công nghệ cao và Sinh vật cảnh”.
Sự kiện năm nay được tổ chức nhằm phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị của TP.HCM, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Theo ông Hợi, với nhiều điểm mới, lần đầu tiên tại sự kiện, không gian giới thiệu và triển lãm của các tỉnh, thành sẽ được thiết kế riêng, mang đậm bản sắc đặc trưng của từng vùng miền, hứa hẹn tạo nên sự phong phú, đa dạng và tăng cường tính kết nối trong hoạt động trưng bày.
“Điểm nhấn nổi bật nhất tại Tuần lễ năm nay là sự xuất hiện của không gian nhà lạnh dành cho thú cưng. Tại đây sẽ diễn ra những hoạt động hấp dẫn như các cuộc thi, buổi trình diễn thú cưng ấn tượng, các workshop chia sẻ phương pháp huấn luyện thú cưng, kinh nghiệm khởi nghiệp, vận hành một cửa hàng thú cưng,”- ông Hợi chia sẻ.
Ban tổ chức sẽ liên tục thực hiện các chương trình livestream quảng bá sản phẩm nông nghiệp trên nền tảng TikTok, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của địa phương trên sàn thương mại điện tử TRIGLE.
“Đặc biệt, triển lãm sẽ giới thiệu các thiết bị công nghệ hiện đại, thiết bị điều khiển tự động thông minh tích hợp công nghệ IoT, trình diễn các công nghệ mới từ các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp trong nước, quốc tế. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả canh tác, giảm chi phí và hướng tới một nền nông nghiệp thông minh, bền vững,”- ông Hợi cho biết thêm.
Năm nay, tuần lễ có hai đại sứ đồng hành quảng bá là Á hậu Nguyễn Khánh Linh (Á hậu 1 cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023) và nhiếp ảnh gia Ngô Trần Hải An.
Chính sách tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn
Nghị định 156/2025/NĐ-CP bổ sung tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, cho phép vay đến 70% giá trị dự án không cần tài sản bảo đảm, giữ nguyên nhóm nợ và hỗ trợ vay mới khi gặp khó khăn khách quan.
TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh liên kết vùng qua Tuần lễ Nông nghiệp Công nghệ cao
Từ ngày 19 đến 22/6/2025, Tuần lễ Giống, Nông nghiệp Công nghệ cao và Sinh vật cảnh sẽ diễn ra tại Công viên Bình Phú (Quận 6, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh tổ chức, nhằm quảng bá thành tựu ngành nông nghiệp, thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao và tăng cường liên kết vùng trong sản xuất – tiêu thụ nông sản.
Các giống cây trồng tại TP Hồ Chí Minh đang giúp nhiều nông dân vươn lên làm giàu.
Ngày 18/6, ông Phạm Quang Hợi, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp TP Hồ Chí Minh cho biết, điểm nổi bật của Tuần lễ năm nay là sự góp mặt của nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm), cùng các mặt hàng nông nghiệp chủ lực đến từ TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước. Đây là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị nông sản Việt.
Không chỉ là không gian trưng bày sản phẩm, sự kiện còn đóng vai trò kết nối giữa “4 nhà”: Nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà quản lý. TP Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm liên kết vùng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thông qua việc giới thiệu hàng loạt giải pháp công nghệ tiên tiến như: Mô hình canh tác thông minh, thiết bị cảm biến tự động, phần mềm chuyển đổi số trong chăn nuôi – trồng trọt, cùng các công nghệ nhân giống hữu cơ, bền vững. Những ứng dụng này góp phần thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp xanh, sạch và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Một trong những điểm nhấn quan trọng là tăng cường hợp tác sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản giữa TP Hồ Chí Minh với các địa phương trong nước và quốc tế, đặc biệt là khu vực ASEAN. Thông qua các hội thảo, tọa đàm, ký kết hợp tác và trình diễn kỹ thuật, các bên tham gia có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cung cấp thông tin đến báo chí trong ngày 18/6.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết thêm, Tuần lễ cũng là hoạt động cụ thể hóa thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành giai đoạn 2025. Qua đó, khẳng định vai trò của TP Hồ Chí Minh không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn là đầu mối xúc tiến thương mại, khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Sự kiện cũng mở ra cơ hội để người dân, đặc biệt là giới trẻ, tiếp cận gần hơn với thành tựu của nền nông nghiệp hiện đại, từ đó khơi dậy niềm đam mê với nông nghiệp công nghệ cao và tinh thần khởi nghiệp nông nghiệp; đồng thời, nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của giống cây trồng và công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp bền vững và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Hương sen đất Cố đô - Sức sống mới cho du lịch nông nghiệp Ninh Bình
Tháng 6 về, những đóa sen thanh khiết nở rộ giữa không gian nên thơ tô điểm cho Ninh Bình, mảnh đất Cố đô vẻ đẹp nhẹ nhàng như một bức tranh thủy mặc. Khắp các vùng quê, đầm sen bung nở, khoe sắc thắm, lan tỏa hương thơm dịu nhẹ, níu chân du khách gần xa.
Mùa sen ở Ninh Bình vào độ đẹp nhất. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN
Sắc sen Hang Múa
Nằm trong Khu du lịch Hang Múa, thành phố Hoa Lư, đầm sen được đánh giá là một trong những cánh đồng sen nổi bật nhất Ninh Bình mỗi độ hè về. Đầm sen rộng hơn 1 hecta, chủ yếu trồng sen Nhật (sen đỏ), nằm giữa vùng núi non trùng điệp, được bao bọc bởi cảnh sắc hữu tình và kiến trúc cổ. Những đóa sen rực rỡ giữa sắc xanh cây cỏ như điểm xuyết rạng ngời giữa bức tranh thiên nhiên sống động.
Đầm sen Hang Múa trải dài trong đầm lầy có diện tích rộng lớn hơn 1 hecta, chủ yếu trồng dòng sen Nhật (sen đỏ). Đặc biệt, năm nay, đầm còn được tô điểm thêm hoa súng góp phần tạo nên một khung cảnh rực rỡ, đa sắc và cuốn hút hơn bao giờ hết.
Mùa sen ở Ninh Bình ở thời điểm đẹp nhất. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN
Theo ông Đỗ Đức Hồi, phụ trách kỹ thuật đầm sen Hang Múa, từ tháng 1 dương lịch, đơn vị đã bắt đầu cải tạo đất, phá gốc sen cũ, chuẩn bị cho vụ mới. Quá trình chăm sóc được thực hiện bài bản, từ bón phân, phòng trừ sâu bệnh đến đảm bảo thẩm mỹ phục vụ du khách. Vào mùa cao điểm, đầm đón từ 1.500 - 2.000 lượt khách mỗi ngày, có ngày lượng khách tăng gấp đôi. Áp lực lớn, nhưng đó cũng là động lực để đội ngũ nhân viên chăm sóc hoa kỹ lưỡng hơn từng ngày, đảm bảo vẻ đẹp của đầm sen phục vụ du khách.
Những năm qua, sen được người dân thành phố Hoa Lư trồng nhiều, nhất là tại các khu vực gần điểm du lịch như Tam Cốc - Bích Động, Thung Nham, Thung Nắng…, trở thành điểm nhấn thu hút du khách.
Du khách Hoàng Thùy Linh (Hà Nội) chia sẻ, năm nào cũng trở lại Ninh Bình để ngắm sen bởi vẻ đẹp thư thái, trong lành của đầm sen khiến lòng người nhẹ nhõm. Chụp ảnh với sen không chỉ là lưu giữ kỷ niệm mà còn là trải nghiệm thanh bình giữa thiên nhiên xanh mát.
Phát triển chuỗi giá trị bền vững từ cây sen
Thời điểm này, đi đến nơi nào ở Ninh Bình đều dễ dàng bắt gặp các đầm sen khoe sắc làm say lòng du khách gần xa. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN
Những năm gần đây, nhiều địa phương tại Ninh Bình đã chuyển đổi sang phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch, hình thành các tổ hợp, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư trồng sen theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo chuỗi giá trị bền vững.
Tại thành phố Hoa Lư, mô hình trồng sen giống mới kết hợp phát triển du lịch sinh thái, nông nghiệp nông thôn được triển khai hiệu quả. Nhiều mô hình trồng các loại sen giống mới kết hợp với nuôi cá phục vụ du lịch, dịch vụ cho hiệu quả kinh tế rất tốt. Nhờ trồng sen "đa mục tiêu" mà nhiều hộ dân ở Hoa Lư đã vươn lên làm giàu.
Mùa sen ở Ninh Bình đang vào độ đẹp nhất. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN
Chị Lê Thanh Huyền, Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ HaLi, thành phố Hoa Lư cho biết, nhận thấy tiềm năng du lịch và cảnh quan sinh thái, doanh nghiệp đầu tư trồng 48 ha sen các loại, hiện trực tiếp khai thác 22 ha. Ngoài phục vụ cảnh quan, sen còn cho thu hoạch hoa, lá, củ… làm nguyên liệu cho gần 20 sản phẩm như trà lá sen Thanh Xuân (OCOP 3 sao), hạt sen sấy, tinh bột củ sen, rượu sen, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ giấy sen, hoa bất tử…
Trước hiệu quả bước đầu, thành phố Hoa Lư tiếp tục mở rộng mô hình trồng sen Nhật, sen giống mới kết hợp nuôi cá, phục vụ du lịch, dịch vụ. Nhờ trồng sen gối vụ, mùa hoa kéo dài đến tháng 11. Nhiều đầm sen nhanh chóng trở thành điểm check-in nổi tiếng, thu hút sự quan tâm của du khách và cộng đồng mạng mỗi dịp về với Ninh Bình.
Nhiều đầm sen ở Ninh Bình trở thành điểm check-in nổi tiếng lưu lại kỷ niệm đẹp đối với khách du lịch. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN
Chuyển đổi số - Động lực phát triển nông nghiệp ở Yên Bái
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang lan tỏa sâu rộng, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu trong mọi lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp.Tại Yên Bái, việc này đang từng bước thay đổi tư duy, cách làm của người dân, HTX và doanh nghiệp, mở ra hướng phát triển mới cho nền nông nghiệp.
Hệ thống tưới tự động của gia đình ông Nguyễn Văn Định ở Đại Minh, Yên Bình, Yên Bái giúp tiết kiệm nhiều thời gian, công sức trong chăm sóc vườn cây
Hiện gia đình ông có hơn 1 héc-ta bưởi với 350 cây, độ tuổi trung bình từ 30 đến 50 năm, trong đó có những cây trên 70 năm tuổi. Mỗi năm, vườn bưởi mang lại cho gia đình ông thu nhập khoảng 250 triệu đồng, có năm đạt tới 500 triệu đồng.
Tuy nhiên, việc chăm sóc những cây bưởi già để cây không bị chết, cho quả đều và chất lượng, đặc biệt là duy trì độ ẩm hợp lý cho gốc cây… tốn khá nhiều thời gian và công sức.
Từ áp dụng khoa học công nghệ vào chăm sóc, vườn bưởi của gia đình ông Định đã phát triển tốt, cho quả đều và đẹp
Những năm gần đây, được tỉnh, huyện và Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên giới thiệu, hỗ trợ chuyển giao các mô hình ứng dụng công nghệ số vào nông nghiệp, ông Định đã quyết định đầu tư 70 triệu đồng để lắp đặt hệ thống tưới nước tự động cho vườn cây.
Hiện nay, dù ngồi trong nhà hay ở bất cứ nơi đâu chỉ cần có sóng điện thoại và kết nối internet, ông đã có thể điều khiển hệ thống tưới cho toàn bộ vườn bưởi.
Ông Nguyễn Văn Định chia sẻ: "Trước kia nếu như tưới hết cả vườn mất khoảng 4 - 5 ngày. Nhưng bây giờ chỉ trong một ngày là tôi tưới hết được. Và cũng không phải cầm dây đi tưới mà chỉ điều khiển tự động, rất nhàn, có thể mình vẫn đang tưới vườn nhưng vẫn làm được công việc khác. Hệ thống của tôi là dùng vòi tưới văng, làm cho đất được ẩm dần, tiết kiệm được nước và thời gian tưới cũng nhanh nên tiêu hao điện cũng giảm đi. Như vậy, là được rất nhiều cái lợi cho mình".
Cùng với các hộ gia đình, chuyển đổi số cũng đang được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã ở Yên Bái mạnh dạn áp dụng vào các khâu sản xuất, chế biến, truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm.
Ông Nguyễn Việt Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt - đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch và chuyên cung ứng các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Yên Bái như tinh dầu quế, chè Shan tuyết, cá sấy hồ Thác Bà, miến đao… cho biết: "Thời gian đầu, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, sau khi mạnh dạn đầu tư xây dựng website và áp dụng các ứng dụng số, hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tương tác với khách hàng đã được cải thiện đáng kể. Nhiều sản phẩm địa phương đã được tiêu thụ tốt hơn ở cả thị trường trong và ngoài nước, đồng thời thu hút du khách đến với địa phương, tạo nguồn thu nhập cho gia đình và việc làm cho lao động địa phương. Đầu tiên là xác định tư tưởng muốn áp dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động nên tự mày mò; thứ hai là đúng thời điểm nhà nước rất quan tâm đến hỗ trợ phát triển dịch vụ, công nghệ thông tin nên chúng tôi được tham gia các lớp tập huấn và được hỗ trợ sử dụng các phần mềm đem lại hiệu quả công việc. Như trước đây việc tổng hợp, báo cáo, truyền thông chúng tôi mất nhiều thời gian, nhiều hạn chế, từ khi ứng dụng công nghệ mới vào, chúng tôi đã tiết kiệm được nhiều thời gian và tăng hiệu suất lao động".
Không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất và tiêu thụ, chuyển đổi số còn được một số doanh nghiệp nông nghiệp tại Yên Bái áp dụng trong các công đoạn quản lý, chế biến và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhiều mô hình ứng dụng cảm biến, phần mềm quản lý nông trại, hệ thống tưới nước nhỏ giọt điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh... đã và đang được triển khai thử nghiệm, mang lại hiệu quả rõ rệt.
Ông Định hiện đang tiếp tục nghiên cứu áp dụng hệ thống phun thuốc phòng trừ sâu bệnh tự động
Ông Nguyễn Thúc Mạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái cho biết, để chuyển đổi số thực sự đi vào chiều sâu, tỉnh Yên Bái đã xác định rõ vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là ngành khoa học và công nghệ trong việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Nhiều lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ và hướng dẫn sử dụng nền tảng số đã được tổ chức tại nhiều địa phương, qua đó góp phần nâng cao năng lực số cho nông dân và các hợp tác xã.
"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với các sở, ngành có liên quan để tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành một số chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ số vào trong các ngành, lĩnh vực. Qua đó, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã có nhu cầu ứng dụng công nghệ sẽ được thụ hưởng một phần chính sách từ Nhà nước để đưa công nghệ vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất kinh doanh", ông Nguyễn Thúc Mạnh nói.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ là ứng dụng công nghệ mà còn là đổi mới tư duy sản xuất, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, thông minh và bền vững. Trên hành trình này, Yên Bái vẫn đang đối mặt với nhiều rào cản như hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ, thiếu nhân lực số và tâm lý e ngại thay đổi của một bộ phận người dân.
Giờ chỉ cần có sóng điện thoại và kết nối mạng là ông Định có thể tưới được vườn bưởi của mình.
Tuy nhiên, tỉnh đang từng bước tháo gỡ bằng nhiều giải pháp đồng bộ, nhất là chú trọng nâng cấp hạ tầng viễn thông nông thôn, đào tạo kỹ năng số cho người dân, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ và đẩy mạnh liên kết sản xuất – tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Với quyết tâm cao và chiến lược phù hợp, Yên Bái kỳ vọng sẽ từng bước đưa nông nghiệp địa phương bứt phá trong kỷ nguyên số.
Liên kết sản xuất, HTX ở Vĩnh Long giúp nâng cao đời sống cho thành viên
Trong những năm gần đây, nhiều HTX nông nghiệp tại Vĩnh Long đã chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao chất lượng nông sản và ổn định đầu ra sản phẩm cho thành viên và trở thành điểm sáng trong thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn, giúp địa phương đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Sự thành công của các HTX nông nghiệp đã góp phần hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cuộc sống ổn định nhờ trồng củ cải trắng
Giai đoạn 2021-2025, Vĩnh Long với nhiều giải pháp thiết thực; sự nỗ lực, quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân đã thực hiện hoàn thành vượt mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều bình quân hàng năm thực hiện đạt 0,52%, so với kế hoạch ban đầu 0,41% (vượt); giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số bình quân hàng năm 2,2%, so với kế hoạch đề ra 2%.
Trên cơ sở các kết quả đã đạt được, chương trình này định hướng giai đoạn tiếp theo, đề ra mục tiêu đến năm 2030 là: Tập trung đầu tư nguồn lực theo nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để tạo điều kiện cho các đối tượng vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững. Có chính sách đảm bảo an sinh xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, không có khả năng lao động. Mọi người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận tốt nhất đối với các dịch vụ xã hội cơ bản, giảm nghèo phải có tính bền vững, hạn chế việc tái nghèo.
Các thành viên HTX Nông nghiệp An Hưng thu hoạch củ cải trắng.
Theo ngành chức năng, trong những năm gần đây, nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt kịp xu thế này và trở thành điểm sáng trong thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, nhiều HTX đã chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao chất lượng nông sản và ổn định đầu ra.
Chẳng hạn, tại xã Mỹ An (huyện Mang Thít), thời gian qua, thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nhiều HTX đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập trên cùng diện tích canh tác. Tại HTX Nông nghiệp An Hưng, hiện các thành viên trồng chủ yếu là khoai mỡ, củ cải trắng, hành lá, lúa… So với những loại cây trồng khác thì củ cải trắng nhanh thu hồi vốn do có thời gian trồng ngắn, khoảng 2,5 tháng/vụ nên được nông dân trồng quanh năm.
Ông Nguyễn Hữu Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp An Hưng, cho biết: HTX Nông nghiệp An Hưng với 37 thành viên, gồm ngành nghề mua bán phân bón, lúa và rau củ quả. Thời gian qua, HTX phối hợp với chính quyền xã và ngành nông nghiệp huyện tổ chức đánh giá các sản phẩm do HTX sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng sản xuất như chuẩn VietGAP, OCOP 3 sao, truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm khoai mỡ và sản phẩm củ cải trắng. Nhờ vậy, sản phẩm tạo được uy tín trên thị trường, giúp các thành viên có nguồn thu nhập ổn định.
Vào thời điểm thời tiết thuận lợi củ cải trắng cho năng suất tốt, bình quân 2 tấn/công, với mức giá từ 5.000-5.500 đ/kg thì nông dân có lời. Nhờ có liên kết tiêu thụ nên đầu ra của HTX tương đối ổn định, nhiều thương lái từ các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Tây Ninh… mua sản phẩm, nên các thành viên HTX an tâm sản xuất hơn.
HTX tạo dựng thương hiệu trên thị trường
Nhiều địa phương khác cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, tăng năng suất và chất lượng, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, giúp nâng cao đời sống thành viên. Tại xã Hòa Bình (huyện Trà Ôn), HTX Nông sản Bưng Sẫm với 14 thành viên, tổng diện tích hơn 65ha đang đẩy mạnh sản xuất khóm sạch- hướng đi mới giúp thành viên yên tâm canh tác hàng hóa chất lượng. HTX phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức nhiều lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và vận động doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tư đổi mới thiết bị, góp phần nâng cao năng suất và thu nhập cho thành viên.
Hay như tại xã Phước Hậu (huyện Long Hồ), vùng trồng màu trọng điểm của tỉnh với hơn 200ha chuyên canh khoảng 20 loại rau củ. Trong đó, HTX Sản xuất và Tiêu thụ rau an toàn Phước Hậu phát triển 15ha rau đạt chuẩn VietGAP, cung ứng gần 72 tấn rau mỗi tháng cho các siêu thị lớn như Co.opmart Vĩnh Long và Mega TP Hồ Chí Minh. Năm qua, 3 sản phẩm của HTX được chứng nhận OCOP 4 sao và hàng Việt Nam chất lượng cao.
Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến an toàn thực phẩm và chất lượng nông sản, HTX Rau an toàn Phước Hậu đã chủ động từng bước cải tiến quy trình sản xuất. Cụ thể, các thành viên HTX đang tích cực chuyển sang sử dụng phân hữu cơ thay thế dần phân hóa học, áp dụng kỹ thuật canh tác sạch, xây dựng hệ thống nhà màng nhằm kiểm soát sâu bệnh và thời tiết, nâng cao năng suất và chất lượng rau màu. Từ đó, không chỉ giúp HTX tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và hướng đến nền nông nghiệp bền vững hơn.
Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Ông Trần Văn Hiền, Chủ tịch HĐQT HTX cho biết: Thời gian qua, để giữ vững chất lượng và mở rộng thị trường, HTX đã nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành, nỗ lực của hội đồng quản trị, sự nhiệt tình của các thành viên HTX. Sắp tới, HTX dự kiến xây dựng nhà sơ chế 500 triệu đồng (Nhà nước hỗ trợ 90%). Đây là bước quan trọng giúp sản phẩm rau an toàn đáp ứng tốt hơn yêu cầu của đối tác và người tiêu dùng.
Ở lĩnh vực cây ăn trái, HTX Nhãn Tích Phước (xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn) là đơn vị liên kết được nhiều nhà vườn chuyên canh nhãn lâu năm. Theo ông Nguyễn Văn Phát, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX, sản phẩm nhãn của HTX được trồng tập trung, chăm sóc bài bản, đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao, bước đầu tạo dựng uy tín trên thị trường.
Gỡ khó cho HTX
Theo Liên minh HTX tỉnh Vĩnh Long, tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 135 HTX nông nghiệp với trên 2.400 thành viên. Trong đó, có 86 HTX thuộc lĩnh vực trồng trọt, 5 HTX chăn nuôi, 11 HTX thủy sản, 33 HTX tổng hợp nông nghiệp. Thời gian qua, nhiều HTX nông nghiệp phát triển đa dạng nhiều dịch vụ phục vụ như làm đất, cung cấp giống, vật tư nông nghiệp… Đồng thời, thực hiện tốt khâu liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm, giúp thành viên an tâm đầu ra, đảm bảo lợi nhuận. Ðặc biệt, một số HTX nông nghiệp đã khẳng định vai trò không thể thiếu trong việc liên kết giữa các hộ nhỏ lẻ để hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn, đảm bảo an toàn, chất lượng, tạo thuận lợi kết nối với doanh nghiệp hình thành các chuỗi giá trị ngành hàng bền vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, một số HTX vẫn còn nhiều nỗi lo như vốn điều lệ còn thấp, thành viên chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ nên khó tiếp cận nguồn lực lớn để đầu tư thiết bị sơ chế, bảo quản. Bên cạnh đó, một số HTX nông nghiệp chưa thực hiện liên kết với các doanh nghiệp để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc có liên kết nhưng còn lỏng lẻo, mang tính thời vụ và chưa tạo thành chuỗi giá trị bền vững, lâu dài...
HTX vẫn gặp khó trước tình trạng giá vật tư nông nghiệp tăng cao, thời tiết thất thường làm giảm năng suất. Việc sản xuất còn mang tính tự phát, thiếu liên kết chặt chẽ giữa các thành viên khiến nguồn cung không đồng đều, ảnh hưởng đến khả năng ký hợp đồng dài hạn với đối tác. Đồng thời, năng lực quản trị của một số thành viên HTX chưa nhạy bén, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường.
Chia sẻ về những khó khăn của HTX, anh Nguyễn Văn Cường, Giám đốc HTX Kinh tế vườn Hòa Ninh (huyện Long Hồ), cho biết: “Vấn đề của HTX hiện tại là khó tiếp cận chính sách ưu đãi về nguồn vốn vay do không đáp ứng được các thủ tục nên chưa có kinh phí đầu tư thiết bị sản xuất, kết cấu hạ tầng còn hạn chế. Bên cạnh đó, vấn đề đầu ra, giá cả thị trường không ổn định cũng khiến HTX gặp khó khăn”.
Theo ngành chức năng, để phát triển bền vững, bên cạnh sự hỗ trợ của các cấp, ngành, các HTX cần nâng cao năng lực hoạt động, mở rộng quy mô theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa; tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường…
Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai
Sau hơn 3 năm triển khai Dự án 'Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai' tại thị xã Mộc Châu, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã giúp nông dân được tiếp cận quy trình canh tác khoa học, thân thiện với môi trường.
Mô hình trồng ớt chuông trong nhà kính của HTX Mộc Vân Trang, phường Mộc Lỵ, thị xã Mộc Châu.
Dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phê duyệt cho Viện Nghiên cứu Rau quả triển khai thực hiện.
Dự án được triển khai trên địa bàn Mộc Châu từ năm 2022, gồm 4 hợp phần chính: Nâng cấp và tối ưu hóa nhà kính, vườn ươm hiện có, quy mô mỗi nhà kính từ 500 m² đến 2.000 m²; xây dựng mô hình sản xuất các loại rau có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao trong nhà lưới, nhà màng, gồm ớt chuông, cà chua, dưa chuột; hoàn thiện và nâng cao trình độ sản xuất cây giống cho các vườn ươm; bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch, phân tích thị trường chuỗi giá trị và kết nối thị trường tiêu thụ rau, quả.
Viện Nghiên cứu Rau quả phối hợp với thị xã Mộc Châu hướng dẫn nông dân xây dựng nhà kính an toàn, làm đất, chọn giống và hỗ trợ lắp đặt các thiết bị công nghệ cao giám sát các yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng. Đến nay, Dự án đã hỗ trợ xây dựng hơn 30 nhà lưới và vườn ươm, với tổng diện tích gần 40.000 m²; tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, nâng cao kiến thức và kỹ năng canh tác cho nông dân.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả, cho biết: Điểm nhấn của Dự án là việc áp dụng đồng bộ các giải pháp canh tác không đất, kiểm soát sinh học dịch hại, sử dụng nhà lưới thông minh và tối ưu hóa quy trình sau thu hoạch, góp phần tăng năng suất, cải thiện chất lượng rau, củ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Hỗ trợ địa phương xây dựng chuỗi giá trị nông sản, kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ, nâng cao thu nhập và sinh kế cho nhân dân.
Việc duy trì, mở rộng phương pháp canh tác thông minh của dự án sẽ tác động lâu dài cho toàn vùng cao nguyên Mộc Châu. Nông dân đã được tiếp cận các kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, đảm bảo an toàn thực phẩm, ghép giống rau có khả năng chống chịu sâu bệnh; nắm phương pháp trồng rau thủy canh, trồng trên giá thể, áp dụng thiên địch trong quản lý dịch hại.
Mô hình trồng hành tây trong nhà kính tại HTX Mộc Vân Trang, phường Mộc Lỵ, thị xã Mộc Châu.
Tham gia dự án từ những ngày đầu, ông Hà Văn Tiến, Giám đốc HTX Mộc Vân Trang, phường Mộc Lỵ, thị xã Mộc Châu đã được tiếp cận kỹ thuật canh tác trong nhà màng, hệ thống tưới nhỏ giọt, đo nồng độ EC và pH trong đất.
Ông Tiến chia sẻ: Gia đình được hỗ trợ máy bắt côn trùng sử dụng năng lượng mặt trời trong nhà màng, hoạt động bằng cách phát ra sóng ánh sáng để thu hút và tiêu diệt ruồi đục lá Nam Mỹ, nâng cao chất lượng cây trồng. Tôi sẽ phổ biến, nhân rộng đến các thành viên HTX và nông dân trong vùng để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tham gia dự án, Trung tâm Đổi mới sáng tạo, Sở Khoa học và Công nghệ đã bố trí một nhà màng, với diện tích là 1.620 m², có mái che nắng, hệ thống làm mát bằng quạt gió để triển khai mô hình trồng cây không dùng đất trên giá thể (thủy canh).
Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm, cho biết: Dự án đã triển khai thử nghiệm 3 mô hình trồng cây thủy canh, gồm: Dưa lưới, cà chua Beef và rau xà lách trong nhà kính, đã mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp trồng truyền thống, giảm thiểu sâu bệnh và loại bỏ việc sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, đảm bảo rau, củ sạch, an toàn và năng suất cao hơn.
Việc triển khai Dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” tại thị xã Mộc Châu, đã giúp nông dân được tiếp cận giống cây trồng chất lượng, quy trình canh tác khoa học, kết nối thị trường hiệu quả, tạo nền tảng để nhân rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại nhiều địa phương khác trong tỉnh.
Máy bay của Amazon sử dụng nhiên liệu xanh làm từ dầu ăn, phế phẩm nông nghiệp
Amazon mua hơn 9 triệu lít nhiên liệu hàng không bền vững từ dầu ăn thải, rác và phế phẩm nông nghiệp, nhằm giảm phát thải trong vận tải hàng hóa.
Theo đó, gã khổng lồ thương mại điện tử sẽ mua hơn 9 triệu lít – tương đương khoảng 7.500 tấn nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) từ nhà sản xuất Phần Lan Neste. Lượng nhiên liệu này sẽ được sử dụng cho các chuyến bay hàng hóa của Amazon Air đến hết năm 2025, hỗ trợ hoạt động tại hai sân bay trọng điểm của bang California là San Francisco International và Ontario International. Đây là bước đi tiếp theo trong chiến lược cắt giảm khí thải của Amazon, sau khi công ty đã sử dụng hơn 6 triệu lít SAF trong năm 2023.
SAF là loại nhiên liệu tái tạo, thay thế cho nhiên liệu phản lực truyền thống từ hóa thạch. SAF có thể được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như dầu ăn đã qua sử dụng, phế phẩm nông nghiệp, rác thải sinh hoạt, hoặc sinh khối gỗ.
Theo tính toán, SAF có thể giúp giảm đến 80% lượng khí nhà kính phát thải vòng đời so với nhiên liệu phản lực thông thường. Loại nhiên liệu này đáp ứng các tiêu chuẩn hàng không và có thể pha trộn với nhiên liệu hóa thạch mà không cần sửa đổi động cơ.
Biểu đồ vòng đời của nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). (Nguồn: IATA)
Tuy nhiên, hiện tại SAF vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng tiêu thụ nhiên liệu hàng không toàn cầu – khoảng 0,3% trong năm 2024, theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA).
Dù vậy, nhu cầu mở rộng sản xuất SAF đang tăng nhanh. Việc Amazon tiếp tục đầu tư vào SAF không chỉ giúp công ty hiện thực hóa cam kết khí hậu mà còn góp phần thúc đẩy toàn ngành hàng không giảm phát thải.
Carl Nyberg – Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách sản phẩm tái tạo tại Neste – nhận định:
“Chúng tôi rất vui khi cung cấp SAF cho Amazon Air tại hai sân bay lớn của California. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy SAF hoàn toàn có thể tiếp cận các hãng hàng không và đơn vị vận chuyển hàng hóa.”
Năm 2023, Amazon ước tính cắt giảm được khoảng 15.600 tấn CO₂e nhờ sử dụng SAF. Với sản lượng năm 2025 cao hơn, lợi ích môi trường chắc chắn sẽ còn lớn hơn – giúp Amazon tiến gần hơn tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040, theo cam kết trong sáng kiến The Climate Pledge.
Tuy nhiên, SAF hiện có giá gấp 2–7 lần so với nhiên liệu phản lực thông thường, khiến nhiều hãng hàng không e dè nếu thiếu các cam kết dài hạn hay quy định bắt buộc. Bên cạnh đó, các nguồn nguyên liệu phổ biến như dầu mỡ tái chế (HEFA) đang dần cạn kiệt, buộc nhà sản xuất chuyển sang phế phẩm nông–lâm nghiệp, kéo theo những thách thức về logistics và chứng nhận.
Dù còn nhiều thách thức, nhưng triển vọng cho SAF là rất lớn. Năm 2024, sản lượng SAF toàn cầu đạt khoảng 1,3 tỷ lít và được kỳ vọng sẽ tăng vọt trong 5 năm tới.
Dự báo đến năm 2030, sản lượng hàng năm có thể đạt 23–30 tỷ lít (tương đương 6–8 tỷ gallon). Tuy nhiên, con số này vẫn chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu nhiên liệu hàng không toàn cầu, đòi hỏi tiếp tục có thêm hỗ trợ từ chính sách và ngành công nghiệp.
Việt Nam - thị trường quan trọng với các sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ
Phát biểu tại sự kiện 'Đánh dấu 30 năm tại Việt Nam: Giải pháp bền vững cùng đậu nành Hoa Kỳ', bà Jane Luxner, Tùy viên Nông nghiệp, Phòng Dịch vụ nông nghiệp nước ngoài, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM cho biết, Việt Nam hiện là một thị trường quan trọng đối với các sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ.
Năm 2024, Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,85 triệu tấn đậu nành từ Hoa Kỳ, chiếm 23% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này vào Việt Nam. Ảnh minh họa: Internet.
Việt Nam cũng là nước nhập khẩu đậu nành Hoa Kỳ lớn thứ ba ở Đông Nam Á và là quốc gia tiêu thụ đậu nành lớn thứ 13 trên thế giới, đồng thời đứng thứ sáu toàn cầu về sản lượng thịt heo và thứ tư về nuôi trồng thủy sản và đóng góp khoảng 4-5% GDP do nhu cầu sử dụng đậu nành trong sản xuất thức ăn công nghiệp là rất lớn, đặc biệt khi người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm giàu đạm và có nguồn gốc thực vật rõ ràng.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung khẳng định, trong 30 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Hội đồng Xuất khẩu Đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) đã không ngừng được mở rộng, phát triển thực chất và bền vững.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường xác định nông nghiệp xanh, thông minh và trung hòa carbon là định hướng chiến lược trung và dài hạn. Mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia nông nghiệp phát triển trung hòa carbon có sức cạnh tranh cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Để đạt mục tiêu này, theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam tập trung vào ba nhóm giải pháp: Phát triển giống cây trồng chất lượng cao, thích ứng biến đổi khí hậu; Ứng dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp; Xây dựng chuỗi giá trị tuần hoàn, giảm phát thải và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp.
Đồng thời đặc biệt, đánh giá cao vai trò tiên phong của USSEC tại Việt Nam, không chỉ là nhà cung cấp nguyên liệu chất lượng cao mà còn là đối tác tin cậy trong lan tỏa các giá trị phát triển bền vững. Nguồn đậu nành từ Hoa Kỳ đã góp phần ổn định giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng ngành chăn nuôi và thủy sản Việt Nam, tạo hàng triệu việc làm và đóng góp vào an ninh lương thực.
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Việt Nam hiện là một trong những thị trường nhập khẩu đậu nành lớn trên thế giới. Năm 2024, Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,85 triệu tấn đậu nành từ Hoa Kỳ, chiếm 23% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này vào Việt Nam.
Văn phòng Đối tác Phát triển Bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùngUSSEC đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU), chính thức mở ra chương mới trong hợp tác song phương. Hợp tác giữa hai bên không chỉ dừng lại ở thương mại, mà còn mở rộng sang chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển nguồn lực, đổi mới công nghệ, nâng cao nhận thức về đậu nành bền vững thông qua các chương trình như Chương trình Đảm bảo Bền vững Đậu nành Hoa Kỳ (SSAP).