
Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh - Ảnh minh họa.
Theo đó, Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh cho rằng Quyết định 79/2024 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.HCM khi ban hành đã giúp chính quyền thành phố giải quyết rất nhiều công việc trong đó công tác bồi thường, tái định cư, tính tiền thuê các loại đất, tiền thuế...
Tuy nhiên, bảng giá đất ban hành có phần đất nông nghiệp giá ấn định quá thấp dẫn đến nguồn thu ngân sách khó khăn do người dân rút hồ sơ thuế chuyển quyền sử dụng đất trong thời gian qua.
Để đảm bảo tính khách quan theo tinh thần Luật đất đai 2024 và bảng giá đất có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh xem xét và đánh giá lại giá ấn định đất nông nghiệp quá thấp, thiếu tính khoa học, không đảm bảo nguyên tắc thị trường theo Nghị định 71/2024/NQ-CP ngày 27/6/2024 của Chính phủ.
Ngoài ra, bảng giá đất nông nghiệp cần được điều chỉnh áp dụng trong 6 tháng cuối năm 2025 nhằm giải quyết các khó khăn của người dân và tăng thu ngân sách trước khi bảng giá đất mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2026 cho toàn TP. Hồ Chí Minh mới sau sáp nhập. Việc điều chỉnh cục bộ giá đất nông nghiệp trong bảng giá đất theo Quyết định 79/2024 thẩm quyền của Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh.
Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường cũng đề xuất điều chỉnh giá đất nông nghiệp trong Quyết định 79/2024 bằng 65-70% giá đất trong bảng giá đất ở và phạm vi điều chỉnh là thửa đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch khu dân cư có nhu cầu chuyển đổi sang đất ở.
Theo Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường Thành phố, khi nộp thuế chuyển mục đích sang đất ở, người dân phải nộp tăng 250 đến 300% so với trước khi bảng giá đất có hiệu lực. Nhờ đó, lợi ích sẽ hài hòa giữa Nhà nước và nhân dân, đồng thời, giải quyết được các khó khăn nêu trên, đặc biệt là thị trường bất động sản vốn là cội nguồn khơi thông dòng tiền trong ngân hàng.
Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Hồ Chí Minh cũng vừa kiến nghị UBND Thành phố tiếp tục giữ nguyên 3 bảng giá đất của 3 khu vực, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh (cũ), tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12/2025.
Hướng dẫn UBND xã, phường trong quản lý lĩnh vực nông nghiệp và môi trường
Để đảm bảo công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, đất đai hoạt động liền mạch, thông suốt khi đi vào thực hiện chính quyền 2 cấp, UBND thành phố Hà Nội có văn bản hướng dẫn về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước về nông nghiệp, môi trường, đất đai.

Hạ tầng giao thông của quận Hà Đông (Hà Nội). Ảnh minh họa: Tuấn Anh/TTXVN
Theo đó, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành của thành phố Hà Nội và UBND các xã, phường căn cứ chức năng, nhiệm vụ tập trung nghiên cứu Nghị định số 131/2025/NĐ-CP, 136/2025/NĐ-CP, 151/2025/NĐ-CP và các quy định liên quan, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, đất đai đúng theo quy định pháp luật.
Riêng đối với các sở: Nông nghiệp và Môi trường, Tài chính, Nội vụ, Tư pháp và UBND các xã, phường khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được UBND thành phố Hà Nội giao tại: Quyết định số 3619/QĐ-UBND ngày 1/7/2025 về quản lý, duy trì vệ sinh môi trường khi áp dụng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; Văn bản số 3865/UBND-NNMT ngày 2/7/2025 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông báo số 394/TB-VP ngày 22/6/2025 về chính quyền địa phương 2 cấp đối với lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, đất đai.
Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương rà soát, hướng dẫn UBND xã, phường triển khai các nhiệm vụ, quyền hạn mới theo các Nghị định của Chính phủ và Quyết định của UBND thành phố Hà Nội. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Môi trường xây dựng tài liệu hướng dẫn, tổ chức tập huấn, phổ biến nội dung phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền tới đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Về phía các UBND xã, phường chủ động rà soát, cập nhật quy định mới, xử lý thủ tục hành chính đúng quy định, đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện với các công việc được phân định; nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên. Bố trí nhân sự, trang thiết bị đảm bảo nhiệm vụ; tăng cường kiểm tra, giám sát.
Các sở, ngành liên quan trong phạm vi chức năng được giao, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường để hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc triển khai, đảm bảo quản lý nhà nước hiệu quả, đúng pháp luật.
Hà Nội thúc đẩy đầu tư nông nghiệp, xây dựng thương hiệu lúa Thủ đô
Hà Nội chỉ đạo Sở Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương lập kế hoạch đầu tư đê điều, rà soát đất rừng, phát triển giống lúa mang thương hiệu Thủ đô, chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2026–2030.

Hà Nội nghiên cứu giống lúa mới mang thương hiệu Thủ đô và chuẩn bị đầu tư cho các dự án năm 2026 và nhiệm kỳ 2026-2030. Ảnh minh họa: TTXVN
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm thuộc lĩnh vực nông nghiệp, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phải khẩn trương lựa chọn đơn vị tư vấn để xây dựng Kế hoạch tổng thể đầu tư hệ thống đê điều, rà soát lại rừng và đất lâm nghiệp, nghiên cứu giống lúa mới mang thương hiệu Thủ đô và chuẩn bị đầu tư cho các dự án năm 2026 và nhiệm kỳ 2026-2030.
Cụ thể, về nghiên cứu giống lúa mới mang thương hiệu Thủ đô, UBND thành phố Hà Nội giao cho Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và các đơn vị liên quan trong thời gian qua đã chủ động phối hợp, ban hành, triển khai Kế hoạch số 82/KH-SNN-VAAS-SKH&CN ngày 15/7/2024 về việc nghiên cứu, sản xuất, phát triển, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu giống cây trồng thành phố Hà Nội.
Về Kế hoạch đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống đê điều, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội thực hiện đúng quy định trong việc lựa chọn đơn vị tư vấn để xây dựng Kế hoạch tổng thể đầu tư hệ thống đê điều thành phố Hà Nội trong 5 năm 2026-2030. Nội dung phải đánh giá hiện trạng, kết quả đầu tư, giải pháp kỹ thuật, tổng mức đầu tư, nguồn vốn, lấy ý kiến Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, các chuyên gia, các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan. Hoàn thành trong tháng 8/2025.
Đối với đất rừng và đất lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phải thực hiện theo Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 18/02/2022. Theo đó, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tham mưu thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp theo ranh giới xã mới thành lập. Hoàn thành rà soát trong năm 2025, đề xuất chính sách phát triển kinh tế dưới tán rừng trong năm 2026. Kiểm tra đề xuất chuyển loại rừng sản xuất và báo cáo cấp thẩm quyền.
Về công tác chuẩn bị đầu tư dự án năm 2026 và nhiệm kỳ 2026-2030, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, phòng chống thiên tai, chủ động nguồn nước tưới khắc phục tình trạng hạ thấp mực nước hệ thống sông Hồng.
Dòng vốn tiếp tục 'chảy' vào sản xuất
Tính đến cuối tháng 6/2025, có khoảng 16,9 triệu tỷ đồng đã được bơm ra nền kinh tế, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên. Nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ tiếp tục là hai lĩnh vực có tỉ trọng lớn.

Vốn được đưa đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Ảnh: Quang Vinh.
Vốn tín dụng lan tỏa rộng khắp
Số liệu mới nhất cho biết tính đến ngày 26/6, dư nợ toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, tăng 8,3% so với cuối năm 2024.
Từ đầu năm đến nay, bên cạnh những yếu tố rất thuận lợi, nền kinh tế cũng đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt.
Theo NHNN, tín dụng hiện chảy mạnh vào các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, tiêu dùng thiết yếu và một phần vào đầu tư hạ tầng, năng lượng xanh - những động lực trọng yếu của phát triển kinh tế. Việc tín dụng tăng mạnh trở lại là biểu hiện rõ nhất của niềm tin thị trường.
Số liệu của NHNN cho biết, cơ cấu tín dụng được đánh giá là phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu tín dụng của người dân và DN.
Một số ngành chính như nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 6,37%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm khoảng 12,84%; ngành xây dựng chiếm 7,53%. Trong xây dựng có cả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và ngành này được Chính phủ và Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh tín dụng. Các ngành dịch vụ khác như bán buôn, bán lẻ chiếm tỷ trọng khoảng 23,74%.
Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và DN vừa và nhỏ tiếp tục là hai lĩnh vực có tỷ trọng lớn, theo đó nông nghiệp, nông thôn chiếm 23,16%; DN nhỏ và vừa chiếm 17,51%.
Về tốc độ, hai lĩnh vực ưu tiên là công nghiệp hỗ trợ và DN ứng dụng công nghệ cao tăng trưởng gần gấp đôi so với tốc độ chung. Trong đó lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao tăng 15,69% và DN ứng dụng công nghệ cao là 17,59%.
Các tổ chức tín dụng tiếp tục giải ngân cho các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng, như chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm thủy sản đã tăng quy mô từ 15.000 tỷ lên 100.000 tỷ đồng.
Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng triển khai tích cực.
Một số chương trình khác như cho vay mua nhà ở xã hội hay cho vay đối với người trẻ dưới 35 tuổi cho thuê, mua nhà ở xã hội, chương trình tín dụng 500.000 tỷ đồng cho các DN đầu tư hạ tầng, sở hữu số... được các tổ chức tín dụng tích cực triển khai.
Giới chuyên gia nhận định, các số liệu khẳng định dòng vốn tín dụng đã lan tỏa rộng khắp các phân khúc DN và các lĩnh vực kinh tế.
Lãi suất đang ở mức thấp
Sự tăng tốc của tín dụng không thể tách rời môi trường lãi suất đang ở vùng hợp lý. Theo báo cáo diễn biến lãi suất mới đây của NHNN, lãi suất cho vay đang duy trì ở mức thấp. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên vẫn giữ khoảng 3,9%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN (4%/ năm).
Anh Đ.C.V, chủ một trang trại dưa lưới ở tỉnh Khánh Hòa cho biết, gia đình anh hiện có 3 nhà lưới diện tích hơn 7.000m². Nhờ khoản vay 1,7 tỷ đồng từ Agribank với lãi suất thấp, anh đã đầu tư hệ thống điều hành thông minh có thể kiểm soát tưới tiêu, bón phân, giám sát cây trồng chỉ bằng một chiếc điện thoại.
“Làm nông nghiệp công nghệ cao bắt buộc phải đầu tư bài bản, do đó rất cần nguồn vốn phù hợp. Vụ dưa gần nhất, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi lãi hơn 300 triệu đồng. Đây là mức lợi nhuận không dễ đạt được nếu chỉ canh tác truyền thống đơn thuần” - anh Đ.C.V chia sẻ.
Việc ngân hàng duy trì mặt bằng lãi suất thấp không chỉ tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn mà còn hỗ trợ cộng đồng DN nói chung và DN xuất khẩu nói riêng tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm.
Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh khu vực II cho hay, trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành ngân hàng vẫn duy trì mặt bằng lãi suất thấp, tỷ giá ổn định và hệ thống thanh khoản tốt là những nền tảng quan trọng để hỗ trợ cộng đồng DN nói chung và DN xuất khẩu nói riêng.
Ông Lệnh đánh giá, các DN xuất khẩu có vốn vay ngắn hạn, quay vòng nhanh, dòng vốn luân chuyển rất tốt… góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. "Trong thời gian qua, TPHCM có nhiều gói tín dụng chuyên biệt dành cho các DN xuất khẩu đã được triển khai hiệu quả, tiêu biểu như gói 100.000 tỷ đồng hỗ trợ chuỗi cung ứng nông - lâm - thủy sản, đã giải ngân hơn 2.000 tỷ đồng, với dư nợ trên 4.000 tỷ đồng cho hơn 3.000 khách hàng" - ông Lệnh nói.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý III năm 2025 của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam do NHNN vừa thực hiện cũng cho thấy, các tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng tín dụng khởi sắc, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay ổn định trong quý III.
Cụ thể, các tổ chức tín dụng dự báo đến cuối năm 2025, mặt bằng lãi suất sẽ cơ bản ổn định, không thay đổi đáng kể so với cuối năm 2024. Điều này phản ánh nỗ lực của ngành ngân hàng trong việc duy trì môi trường lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo đảm sự ổn định tài chính.
6 tháng đầu năm 2025, sản xuất nông nghiệp duy trì mức tăng trưởng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2025 duy trì mức tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Diện tích rau, đậu các loại tăng so với cùng kỳ 2024 do các địa phương chuyển đổi cây trồng. (Ảnh: HNV)
Báo cáo của Cục Thống kê chỉ rõ, sản lượng lúa đông xuân tăng so với năm 2024; cây ăn quả chủ lực và cây công nghiệp lâu năm tăng cả diện tích và sản lượng so với cùng kỳ 2024. Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển tốt, giá thịt gia súc, gia cầm ở mức thuận lợi cho người dân mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đàn vật nuôi. Diện tích mới tăng cao, hoạt động khai thác gỗ được đẩy mạnh do nhu cầu xuất khẩu gỗ tăng cao. Hoạt động sản xuất thủy sản đạt kết quả tích cực nhờ tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, thời tiết những tháng đầu năm khá thuận lợi cho khai thác thủy sản.
Cụ thể, diện tích gieo cấy lúa đông xuân cả nước năm 2025 đạt 2.970,2 nghìn ha, tăng 16,2 nghìn ha so với vụ đông xuân năm trước. Các địa phương phía bắc đạt 1.050,9 nghìn ha, giảm 8,9 nghìn ha, chủ yếu do một số địa phương chuyển một phần diện tích trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, phục vụ mở rộng, xây mới các khu công nghiệp, khu đô thị, công trình hạ tầng giao thông, công ích và trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Sau khi thu hoạch lúa đông xuân bà con nông dân đã khẩn trương cày ải, tu sửa bờ đập, chuẩn bị đồng ruộng cho xuống giống lúa hè thu. Tính đến ngày 20/6/2025, các địa phương trên cả nước đã xuống giống được 1.773,6 nghìn ha lúa hè thu, bằng 101,8% cùng kỳ 2024. Tiến độ gieo trồng lúa hè thu năm nay nhanh hơn cùng kỳ do bà con nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, mưa nhiều trên diện rộng đã chủ động xuống giống sớm. Hiện, lúa hè thu các địa phương phía nam đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng đến trổ chín, các trà lúa phát triển tương đối tốt. Đến nay, có 241,7 nghìn ha lúa hè thu sớm tại cho thu hoạch, bằng 102,6% cùng kỳ năm 2024.
Cùng với việc gieo cấy lúa, các địa phương trên cả nước đang tiến hành gieo trồng cây hoa màu. Diện tích rau, đậu các loại tăng so với cùng kỳ 2024 do các địa phương chuyển đổi một số cây vụ đông sang trồng rau, đồng thời tăng diện tích cây màu trên đất lúa, trồng xen vườn cây ăn trái nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, diện tích khoai lang, lạc và đậu tương tiếp tục giảm so với cùng kỳ 2024 chủ yếu do hiệu quả kinh tế không cao.

6 tháng qua, đàn lợn tăng mạnh trở lại,, trong ảnh là lợn mán chăn thả trên khu vực miền núi phía bắc. (Ảnh: HNV)
Cùng 6 tháng qua, đàn lợn tăng mạnh trở lại do chăn nuôi nông hộ chuyển mạnh sang bán công nghiệp, liên kết với doanh nghiệp, cùng với đó là giá thịt lợn hơi 6 tháng đầu năm ở mức thuận lợi cho người dân đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.
Lý giải hiện tượng trên, Cục Thống kê nhấn mạnh, hiện nay, xu hướng chung là chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao, từng bước chuyên nghiệp hóa quy trình sản xuất diễn ra từ các doanh nghiệp lớn đến hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Để bảo đảm cho đàn vật nuôi phát triển tốt, công tác phòng chống dịch bệnh cần được triển khai đồng bộ và hiệu quả, các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng được kiểm soát kịp thời, giảm thiểu thiệt hại và củng cố niềm tin đối với người chăn nuôi.

Sản lượng thủy sản quý II/2025 ước đạt 2.555,5 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ 2024, thủy sản khác đạt 352,9 nghìn tấn, tăng 2,4%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, sản lượng thủy sản ước đạt 4.550,9 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ 2024; thủy sản khác đạt 663,6 nghìn tấn, tăng 2%.
Trong quý II/2025, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 109 nghìn ha, tăng 19,8% so với cùng kỳ 2024. Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 153,5 nghìn ha, tăng 18,9% so với cùng kỳ 2024.
Diện tích rừng bị thiệt hại trong quý II/2025 là 631,8 ha, giảm 30,8% so với cùng kỳ 2024. Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, cả nước có 847,8 ha rừng bị thiệt hại, giảm 27,2% so với cùng kỳ 2024.
Làm giàu từ mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của bà con các dân tộc thiểu số ở Gia Lai
Giữa cao nguyên bazan nắng gió, những cánh đồng cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, rau màu... của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai đang từng ngày khoác lên mình diện mạo mới. Không còn canh tác theo kiểu truyền thống, phụ thuộc thời tiết, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển sang sản xuất nông sản sạch theo quy trình kỹ thuật hiện đại như VietGAP, GlobalGAP... để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe và tăng thu nhập. Đó là một hành trình không dễ dàng, nhưng với niềm tin và sự đồng hành của chính quyền, nhiều nông dân người Ba Na, Gia Rai... đang từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật và các tiêu chuẩn VietGAP, cây cà phê đã cho năng suất cao. Ảnh: Minh Anh
Gieo “tri thức” trên đồng ruộng
Chúng tôi đến làng Kép 1, xã Ia Ly trong những ngày đầu vụ thu hoạch cà phê. Giữa nắng sớm, bà H’Bren, người dân tộc Gia Rai tay thoăn thoắt hái từng chùm cà phê chín đỏ, miệng hồ hởi: “Giờ làm cà phê sạch cực hơn, phải ghi chép đủ hết, nhưng đổi lại bán được giá cao, có người tới tận rẫy đặt mua”. Cách đây 3 năm, gia đình bà H’Bren vẫn làm cà phê theo kiểu cũ, dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu tràn lan, năng suất bấp bênh. Từ khi được tham gia mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP do Phòng Nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông tổ chức, bà H’Bren bắt đầu thay đổi tư duy canh tác. “Tập huấn xong là mình thử làm liền. Ban đầu hơi khó vì phải tuân thủ nhiều quy trình, nhưng cán bộ hướng dẫn kỹ lắm. Mình làm quen dần, thấy đất đai màu mỡ hơn, cà phê đẹp trái, bán được giá cao hơn so với trước gần 20%” - bà H’Bren chia sẻ.
Người hàng xóm của bà H’Bren là ông Rơ Châm Hyur cũng mạnh dạn chuyển đổi cây trồng theo hướng VietGAP. Ông Hyur cũng là hộ đầu tiên của làng trồng sầu riêng theo quy trình này vào năm 2024. Ông Hyur kể, gia đình ông có 7ha đất sản xuất. Trước đây, ông trồng 3ha cà phê, diện tích còn lại thì cho thuê. Năm 2019, ông được tham gia hội thảo về trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP. Sau đó, ông trồng 300 cây sầu riêng giống Monthong theo hình thức vừa trồng xen cà phê, vừa trồng tập trung. Năm 2024, gần 150 cây sầu riêng cho thu gần 7 tấn quả. Với giá bán 70 ngàn đồng/kg, ông thu về 490 triệu đồng, lãi gần 400 triệu đồng. “Thời gian tới, tôi sẽ đầu tư trồng thêm sầu riêng nhằm tăng thu nhập” - ông Hyur bộc bạch. Ông Rơ Châm Punh, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Kép 1 cho biết: “Ông Rơ Châm Hyur là hộ đầu tiên của làng trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông cũng tích cực chia sẻ kinh nghiệm cho người dân trong làng. Đến nay, làng có 150/194 hộ trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó, hộ ít có 50 cây, hộ nhiều 300 cây”.
Không riêng gì bà H’Bren, ông Hyur mà nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã Ia Khươl, Chư Prông, Ia Boòng, Ia Grai, Chư Sê, Đắk Đoa... cũng đang học cách “làm nông có bài bản”. Từ việc lựa chọn giống cây trồng, cách chăm sóc, ghi chép nhật ký sản xuất đến kiểm soát sâu bệnh bằng biện pháp sinh học, mọi quy trình đều phải tuân thủ nghiêm ngặt. Những điều tưởng chừng xa lạ, nay đã trở nên quen thuộc trong câu chuyện đời thường của người nông dân.
Gian nan thay đổi tư duy sản xuất
Tuy vậy, để có được những chuyển biến tích cực như hôm nay, hành trình thay đổi tư duy sản xuất của bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai cũng đầy thử thách. Nhiều hộ từng quen với lối canh tác du canh du cư, lệ thuộc vào thời tiết, chưa từng nghĩ tới khái niệm “tiêu chuẩn chất lượng” hay “truy xuất nguồn gốc”.

Nhờ thay đổi trong tư duy sản xuất, đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai đang từng bước thoát khỏi đói nghèo. Ảnh: Minh Anh
Ông Siu Blih, làng Krông, xã Ia Hrung kể: “Lúc đầu, mấy anh cán bộ xuống vận động làm theo quy trình, tôi không hiểu gì hết. Nghĩ làm theo thì cực, mà chưa chắc bán được giá cao nên cũng ngại lắm. Nhưng sau mấy vụ thấy người ta trồng rau sạch bán đắt hơn, tôi mới bắt đầu học”. Thách thức không chỉ ở nhận thức, mà còn ở vốn đầu tư. Làm nông sản sạch đòi hỏi chi phí cao hơn, từ phân bón hữu cơ, hệ thống tưới tiết kiệm nước đến việc xây dựng nhà lưới, nhà màng, khu sơ chế... Trong khi đó, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nghèo, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng hay hỗ trợ kỹ thuật.
Gia Lai có diện tích đất rộng lớn, màu mỡ cùng điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Những năm gần đây, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã áp dụng quy trình canh tác cây trồng theo các tiêu chuẩn để tạo ra nông sản sạch, chất lượng cao. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai, đến năm 2025, toàn tỉnh có gần 200 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, trong đó, phần lớn tập trung ở các vùng trồng rau, cà phê, hồ tiêu... Tuy nhiên, tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia còn khiêm tốn do thiếu điều kiện ban đầu và kỹ năng sản xuất hiện đại.
Trước những khó khăn đó, chính quyền tỉnh Gia Lai và các tổ chức đoàn thể đã vào cuộc tích cực. Từ các chương trình hỗ trợ giống cây trồng, vật tư nông nghiệp đến các lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn ghi chép sổ tay sản xuất, bà con dần được tiếp cận mô hình nông nghiệp sạch một cách bài bản. Nhiều dự án như “Hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững vùng dân tộc thiểu số” do tỉnh phối hợp cùng các tổ chức phi chính phủ triển khai đã giúp hàng trăm hộ đồng bào ở các xã đặc biệt khó khăn có cơ hội chuyển đổi mô hình sản xuất. Tiêu biểu là mô hình trồng rau thủy canh trong nhà màng tại xã Mang Yang, do nhóm thanh niên người Ba Na khởi xướng. Ban đầu chỉ là vài luống rau thử nghiệm, nay đã trở thành hợp tác xã nhỏ cung cấp rau sạch cho siêu thị và trường học trong huyện. Anh Kpă Tih, thành viên nhóm chia sẻ: “Lúc đầu chỉ nghĩ trồng để ăn, sau thấy bà con ủng hộ, mình mạnh dạn mở rộng. Nhờ có kỹ thuật và hỗ trợ của huyện, rau mình giờ sạch, đẹp, bán không đủ”. Ngoài ra, ngành nông nghiệp địa phương cũng đang khuyến khích xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Việc kết nối giữa nông dân với doanh nghiệp không chỉ giải bài toán đầu ra, mà còn tạo động lực để bà con nâng cao chất lượng sản phẩm.
Từ những thay đổi trên cánh đồng đến sự thay đổi trong tư duy sản xuất, đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai đang từng bước thoát khỏi đói nghèo bằng chính nội lực và sự hỗ trợ thiết thực của các cấp, ngành. Mô hình làm nông sản sạch không chỉ giúp tăng thu nhập, mà còn tạo thói quen canh tác bền vững, thân thiện với môi trường, gìn giữ nguồn tài nguyên cho thế hệ sau. Ông Phạm Hữu Phước, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông nhận định: “Đồng bào dân tộc thiểu số là một lực lượng sản xuất quan trọng. Nếu họ được hỗ trợ đúng cách, được tiếp cận khoa học kỹ thuật và vốn, chắc chắn họ sẽ làm chủ được kinh tế hộ gia đình, góp phần phát triển nông nghiệp xanh, sạch của tỉnh”.
Đến thăm những vườn rau xanh ngát, những vườn cà phê trĩu quả trên vùng đất đỏ bazan Gia Lai, chúng tôi hiểu rằng, cuộc sống của người dân nơi đây đang dần thay đổi không nhờ vào phép màu mà từ sự thay đổi trong cách nghĩ, cách làm. Những hạt giống hy vọng đã được gieo trồng và sẽ nảy mầm vững chãi trên chính mảnh đất từng một thời khô cằn.
Quản chặt chất lượng vật tư nông nghiệp
Thời điểm này, một số nơi trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương làm đất, gieo cấy vụ mùa. Để đảm bảo vụ mùa đạt kết quả tốt nhất, các ngành chức năng đang tập trung siết chặt quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), qua đó, góp phần đảm bảo thắng lợi vụ mùa cho bà con nông dân.
Theo kế hoạch, vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo trồng gần 44.800 ha cây trồng các loại. Trong đó, cơ cấu cây trồng chủ yếu là lúa (32.000 ha), ngô (6.000 ha), rau đậu các loại (3.000 ha)… Để đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con nông dân, các công ty, đơn vị kinh doanh VTNN trên địa bàn đã chủ động chuẩn bị các mặt hàng cung ứng phục vụ người dân sản xuất.
Bà Trần Kim Chi, chủ cửa hàng kinh doanh VTNN tại phường Kỳ Lừa cho biết: Để đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân, cửa hàng đã chuẩn bị đầy đủ số lượng giống, phân bón đảm bảo về chất lượng và đa dạng chủng loại, sẵn sàng cung ứng phục vụ nhu cầu của bà con. Các sản phẩm đều có nhãn mác, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có ghi hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng. Tại cửa hàng, tôi cũng thực hiện treo biển niêm yết ngay trước cửa giá cả từng loại phân bón để người dân nắm được. Hiện nay, cửa hàng đã chủ động nhập khoảng 30 tấn giống và 200 tấn phân bón cây trồng các loại để phân phối tới bà con. Năm nay, giá phân bón tăng nhẹ khoảng 5% so với năm ngoái.

Người dân mua phân bón tại đơn vị cung ứng VTNN trên địa bàn phường Kỳ Lừa
Không chỉ cơ sở kinh doanh VTNN của bà Chi, thời gian qua, các cơ sở kinh doanh VTNN trên địa bàn tỉnh đều cơ bản đã và đang chuẩn bị các loại VTNN đảm bảo cung ứng đầy đủ, đa dạng các loại vật tư phân bón, giống cây trồng, chấp hành các quy định về kinh doanh để phục vụ sản xuất của bà con nông dân. Theo đánh giá của lực lượng chức năng, cơ bản các cơ sở kinh doanh đều được cấp chứng chỉ kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký, quan tâm đến chất lượng hàng hóa. Các mặt hàng đều nằm trong danh mục được phép kinh doanh.
Theo thống kê của Phòng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV), Sở Nông nghiệp và Môi trường, toàn tỉnh hiện có trên 1.200 cơ sở kinh doanh buôn bán VTNN, trong đó có trên 640 cơ sở buôn bán phân bón, trên 380 cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật và trên 180 cơ sở sản xuất, buôn bán giống cây trồng các loại.
Bà Hoàng Thị Hằng, xã Cao Lộc cho biết: Gia đình tôi có 3 sào lúa và 3 sào trồng rau màu nên nhu cầu sử dụng các loại phân bón khá nhiều. Hiện nay, thị trường phân bón và thuốc BVTV rất phong phú về chủng loại và giá cả, nên tôi thường đến cửa hàng kinh doanh VTNN cố định, hợp pháp, có biển hiệu, địa chỉ rõ ràng, được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và có bảng niêm yết giá ngoài cửa để dễ tham khảo và lựa chọn.
Siết chặt quản lý chất lượng
Ông Đặng Văn Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT), Sở Công Thương cho biết: Thời gian qua, chi cục đã tăng cường chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN trên địa bàn. Trong 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng QLTT đã kiểm tra được 9 vụ và xử phạt 9 vụ với số tiền phạt vi phạm hành chính 15,5 triệu đồng, trị giá hàng hóa vi phạm là 9,5 triệu đồng đối với các hành vi như: buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng, xếp phân bón lẫn với các loại hàng hóa khác hoặc không xếp phân bón lên kệ mà để phân bón tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, mặt đất, kinh doanh hàng hóa nhập lậu… Thời gian tới, chi cục tiếp tục chỉ đạo các đội thực hiện rà soát, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm để tạo sức răn đe. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, ký cam kết đối với các cơ sở kinh doanh các mặt hàng vật tư nông nghiệp để đảm bảo sản xuất an toàn cho phát triển bền vững.

Đội QLTT số 7 hướng dẫn chủ cơ sở kinh doanh VTNN ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh
Cùng với lực lượng QLTT, ngay từ đầu tháng 6/2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định số 431/QĐ-SNNMT ngày 11/6/2025 về việc thành lập Đoàn kiểm tra vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2025. Theo đó, các đoàn kiểm tra đã kiểm tra được 20 cơ sở kinh doanh VTNN. Đối tượng kiểm tra là các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc BVTV, phân bón, giống cây trồng trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra cho thấy, các cơ sở cơ bản đáp ứng đầy đủ các quy định của Nhà nước về điều kiện kinh doanh phân bón, thuốc BVTV và giống cây trồng, có đầy đủ hóa đơn chứng từ truy xuất nguồn gốc; không buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng hết hạn sử dụng… Tuy nhiên, qua kiểm tra vẫn còn một số cơ sở chưa chấp hành tốt về điều kiện buôn bán thuốc BVTV, phân bón, giống cây trồng như: sắp xếp hàng hóa, phương tiện phòng cháy chữa cháy chưa hợp lý, bảng niêm yết giá chưa cập nhật hàng hóa đầy đủ…
Bà Phùng Thị Kim Khánh, Trưởng Phòng Trồng trọt và BVTV, Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết: Chất lượng VTNN có ý nghĩa rất quan trọng quyết định năng suất và chất lượng nông sản của bà con. Để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng VTNN trên địa bàn, phòng tiếp tục tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người kinh doanh và người tiêu dùng; kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm, đặc biệt là đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng nhái và sản phẩm không đảm bảo chất lượng như công bố đảm bảo sản xuất an toàn cho phát triển bền vững. Thời gian tới, phòng tiếp tục tham mưu trình sở kế hoạch kiểm tra 20 cơ sở buôn bán phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng và tiến hành lấy 10 mẫu phân bón, 10 mẫu thuốc BVTV để kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường trong quý III năm 2025. Đồng thời, khuyến cáo bà con nông dân lựa chọn các cửa hàng VTNN uy tín và sử dụng, bảo quản vật tư nông nghiệp theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và cơ quan chuyên môn, không mua VTNN hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ... Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, tăng thu nhập cho người nông dân, cũng như đảm bảo thắng lợi trong sản xuất nông nghiệp.
Với sự đa dạng của thị trường VTNN như hiện nay, để việc triển khai sản xuất vụ mùa đạt hiệu quả cao, tránh lãng phí, các ngành chức năng khuyến cáo bà con cần chú ý lựa chọn mua tại các đại lý ủy quyền, cửa hàng kinh doanh VTNN có uy tín trên địa bàn. Đồng thời sử dụng phân bón, thuốc BVTV hiệu quả, hợp lý, ưu tiên các loại phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học an toàn thân thiện với môi trường, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.
Một số mức xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh VTNN tại Nghị định số 31/2023/NĐ-CP ngày 6/9/2023 của Chính Phủ
- Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi buôn bán giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính mà không có thông tin tự công bố lưu hành giống cây trồng hợp lệ theo quy định của pháp luật về trồng trọt…
- Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
- Phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; buôn bán phân bón trong thời gian bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón…
- Phạt tiền từ 1 triệu đến 25 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu phân bón không bảo đảm chất lượng, hết hạn sử dụng, chưa được công nhận phân bón lưu hành…
Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/HNDTƯ ngày 27-7-2020 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, Hội Nông dân thành phố Hà Nội từng bước khẳng định vai trò lực lượng nòng cốt trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nổi bật là hội xây dựng các mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp đặc thù theo thế mạnh từng địa phương.

Các cán bộ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp tại xã Trần Phú.
Triển khai Đề án “Hội Nông dân thành phố Hà Nội tham gia xây dựng tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới giai đoạn 2021-2025” gắn với Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, Hội nông dân các cấp tập trung phát triển các chi hội nghề nghiệp theo hướng phát huy lợi thế sẵn có tại địa phương.
Theo đó, đến nay, toàn thành phố đã thành lập 251 chi hội nông dân nghề nghiệp với 6.260 thành viên. Trong đó có 109 chi hội chăn nuôi, 79 chi hội trồng trọt và 63 chi hội tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh nhỏ lẻ. Các chi hội nghề nghiệp giúp nông dân tập hợp theo ngành nghề, thuận lợi trong tổ chức sản xuất và là cầu nối giữa hội viên với chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức khoa học kỹ thuật. Nhờ đó, các mô hình sản xuất tại nhiều địa phương từng bước hình thành liên kết chuỗi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Các chi hội nghề nghiệp còn tạo ra sự thay đổi trong tư duy hội viên, từ sản xuất nhỏ lẻ sang tổ chức theo chuỗi giá trị; từ kinh tế hộ sang hợp tác xã, sản xuất theo nhu cầu thị trường. Nhiều mô hình bước đầu ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bảo đảm an toàn thực phẩm, giá trị sản phẩm tăng... Một trong những mô hình điển hình là Chi hội nghề nghiệp sản xuất miến dong xã Ba Vì với 129 hội viên tham gia, tập trung chủ yếu tại thôn Minh Hồng. Từ chỗ sản xuất manh mún, thủ công, đến nay, các hộ liên kết sản xuất theo quy trình an toàn, chú trọng bảo vệ, xây dựng thương hiệu “Miến dong Minh Hồng”...
Ông Nguyễn Văn Duẩn, hội viên Chi hội chia sẻ: "Trước đây, nhà tôi làm miến nhỏ lẻ, bán lẻ ở chợ nên giá thấp và bấp bênh. Từ khi vào chi hội, được tập huấn kỹ thuật, được hướng dẫn cách xây dựng bao bì, nhãn mác, sản phẩm miến của gia đình tôi bán qua siêu thị, đơn đặt hàng quanh năm, lợi nhuận tăng gấp đôi"...
Mô hình chi hội nghề nghiệp được thành lập trên tinh thần “lấy thế mạnh địa phương làm nền tảng, lấy liên kết làm động lực”. Tại xã Trần Phú - nơi có nghề làm vườn và cây cảnh truyền thống, Hội Nông dân xã đã xây dựng Chi hội cây cảnh thôn Quyết Tiến và Chi hội làm vườn thôn Tân Hội. Cả hai chi hội đều gắn với phong trào nông dân sản xuất giỏi, phát huy tiềm năng đất vườn để phát triển cây ăn quả, hoa cây cảnh có giá trị cao.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Trần Phú Lê Hoài Thi cho biết, từ khi thành lập các chi hội nghề nghiệp, hội viên nông dân được tham gia sinh hoạt theo chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, cắt tỉa, ươm giống, tạo dáng cây cảnh… giá trị sản phẩm tăng, thị trường tiêu thụ mở rộng hơn. Hay như tại Chi hội nuôi thủy sản thôn Triều Khê (xã Hòa Xá), Chi hội thủy sản xã Vân Đình đã phát huy tốt tiềm năng mặt nước ao hồ. Các hội viên hỗ trợ nhau trong phòng, chống dịch bệnh, sử dụng chế phẩm sinh học, kết nối tiêu thụ sản phẩm cá, tôm sạch qua các kênh chợ đầu mối, sàn thương mại điện tử...
Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Phạm Hải Hoa đánh giá: Việc xây dựng các chi hội, tổ hội nghề nghiệp theo hướng đặc thù tại cơ sở tạo điều kiện để nông dân tự nguyện tham gia tổ chức hội, từng bước hình thành các liên kết bền chặt trong sản xuất và tiêu thụ. Đây là bước đi quan trọng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng sinh thái, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại... Hội Nông dân thành phố tiếp tục chỉ đạo các cấp hội khảo sát kỹ tình hình sản xuất ở từng xã để xây dựng mô hình chi hội nghề nghiệp phù hợp, tránh trùng lặp và phát huy rõ thế mạnh của từng vùng miền. Hội tăng cường phối hợp tập huấn, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, mở rộng kênh tiêu thụ, hướng dẫn các chi hội nâng dần lên thành tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới.
Từ thực tiễn mô hình chi hội nghề nghiệp ở Hà Nội có thể thấy, khi tổ chức hội “đúng vai”, đồng hành sát sao, phát huy lợi thế từng vùng, nông dân sẽ không đơn độc trên con đường phát triển. Sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra giá trị kinh tế, văn hóa và xã hội bền vững cho cộng đồng địa phương.
Phát triển kinh tế trang trại xanh ở Hà Nội: Quy hoạch để vươn tầm
Kinh tế trang trại không chỉ là động lực quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, giải quyết việc làm, mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân Thủ đô.
Nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, Hà Nội đang hướng tới phát triển kinh tế trang trại theo xu hướng xanh, bền vững. Tuy nhiên, để kinh tế trang trại phát triển như mong muốn, bên cạnh chính sách hỗ trợ phù hợp, việc quy hoạch cũng cần được đồng bộ, cụ thể hơn...

Thu hoạch rau trồng theo phương pháp thủy canh tại Công ty cổ phần Đầu tư An Hòa (phường Bát Tràng). Ảnh: Nguyễn Quang
Những điểm nhấn
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, toàn thành phố hiện có 1.574 trang trại theo tiêu chí của Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT. Trong đó, chăn nuôi chiếm ưu thế với 1.173 trang trại, tiếp đến là trang trại tổng hợp (218), thủy sản (120), trồng trọt (69) và 1 trang trại lâm nghiệp.
Đánh giá về trang trại của Hà Nội, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại khẳng định: Kinh tế trang trại góp phần quan trọng vào việc sử dụng hiệu quả đất đai, vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp lượng lớn nông sản cho thị trường, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; doanh thu bình quân trên 2,2 tỷ đồng/trang trại/năm; tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động địa phương, thực hiện hiệu quả các tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới...
Đáng mừng, các trang trại ngày càng quan tâm đến an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm - đây là những yếu tố cốt lõi của nông nghiệp xanh. Nhiều trang trại liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng. Hiện có 366 trang trại ứng dụng công nghệ cao và 283 trang trại có liên kết sản xuất - tiêu thụ. Điển hình như trang trại giáo dục Erahose, trang trại trải nghiệm Vạn An, trang trại Bò sữa hay trang trại tổng hợp của các hộ gia đình...
Cần chính sách và định hướng
Mặc dù đạt những kết quả tích cực, song việc phát triển trang trại xanh của Hà Nội còn một số khó khăn, thách thức: Nhiều trang trại phát triển tự phát, thiếu tính chiến lược, chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là việc áp dụng các tiêu chuẩn xanh; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, kinh doanh, khoa học, kỹ thuật của chủ trang trại còn thấp, dẫn đến rủi ro lớn do sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm...
Chia sẻ thêm về vướng mắc, Bí thư Đảng ủy xã Tam Hưng Bùi Văn Sáng cho rằng, hầu hết vốn đầu tư là tự có hoặc vay từ cộng đồng; vay từ các tổ chức tín dụng còn hạn chế; công tác quy hoạch sản xuất, hạ tầng, định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa tốt; quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp chưa được rà soát, cập nhật thường xuyên, chưa công bố đầy đủ... là những yếu tố cản trở việc hình thành các vùng kinh tế trang trại xanh.
Để tháo gỡ, theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, thành phố tiếp tục thúc đẩy chính sách hỗ trợ các trang trại phát triển hiệu quả, đúng hướng. Đặc biệt, khi Luật đất đai 2024 và Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực, tạo tiền đề cho kinh tế trang trại xanh bứt phá, nhất là nông nghiệp sinh thái...
Bên cạnh đó, theo Công văn số 5488/VPCP-NN ngày 1-8-2024, Văn phòng Chính phủ đã có ý kiến vào Dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, yêu cầu rà soát, hoàn thiện nội dung liên quan đến tiêu chí, cấp giấy chứng nhận và chính sách hỗ trợ, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ với hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho kinh tế trang trại xanh phát triển.
Cùng với đó, Hà Nội đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định quỹ đất nông nghiệp tại các bãi sông, bãi nổi, cho phép xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm. Các công trình bảo đảm không ảnh hưởng đến cảnh quan, dòng chảy, khả năng thoát lũ. Điều này mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp đô thị tận dụng 70% diện tích đất nông nghiệp gắn với vùng xanh phục vụ sản xuất, du lịch...
Về giải pháp, theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, Sở tham mưu thành phố tiếp tục rà soát, hoàn thiện văn bản pháp luật, chính sách hỗ trợ, đặc biệt là quy định về đất đai, tín dụng, khoa học công nghệ, ưu tiên các mô hình kinh tế trang trại xanh. Thành phố cũng đẩy nhanh việc ban hành, triển khai quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các vùng nông nghiệp sinh thái bảo đảm công khai, minh bạch để người dân, chủ trang trại dễ dàng tiếp cận, đầu tư; đồng thời nâng cao năng lực quản lý, ứng dụng công nghệ xanh cho cán bộ quản lý, hộ sản xuất.
Thành phố khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại kết hợp du lịch sinh thái, giáo dục trải nghiệm, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, khai thác nguồn quỹ đất nông nghiệp ven sông; phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp độc đáo gắn với bản sắc văn hóa địa phương, tạo nguồn thu bền vững cho trang trại và cộng đồng.
Để kinh tế trang trại thực sự vươn tầm, việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế trang trại xanh là hướng đi chiến lược. Với sự quan tâm của thành phố thông qua các chính sách hỗ trợ, định hướng quy hoạch rõ ràng, khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp ven sông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, chắc chắn kinh tế trang trại xanh của Hà Nội sẽ tiếp tục bứt phá, trở thành điểm sáng trong nông nghiệp đô thị, tạo hành lang xanh cho Thủ đô trong bối cảnh mới...
Nhân rộng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm
Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đã 'Xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng trồng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm' ở các hợp tác xã (HTX). Mô hình này đạt hiệu quả khá cao, vì vậy ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng và từng bước xây dựng thương hiệu cho giống lúa, gạo BL9.
Hiệu quả của giống lúa BL9
Vụ lúa - tôm năm 2024-2025, ngành nông nghiệp tỉnh triển khai sản xuất giống lúa BL9 với trên 1.000 ha. Giống lúa BL9 chịu mặn tốt, thích nghi rất tốt với vùng đất nuôi tôm, đạt năng suất từ 6,5-7,5 tấn/ha.

Lãnh đạo tỉnh tham quan khu trưng bày lúa, gạo BL9.
Điển hình là mô hình thí điểm sản xuất và nhân rộng giống lúa BL9 trên đất tôm tại HTX Ba Đình (xã Vĩnh Lộc) với diện tích 95 ha, có 57 hộ dân tham gia. Nông dân tham gia mô hình thí điểm được Nhà nước hỗ trợ 50% giá trị bằng vật tư như: lúa giống BL9, phân bón hữu cơ, thuốc sinh học...
Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp cũng phân công cán bộ kỹ thuật tư vấn, theo dõi, hỗ trợ nông dân tham gia trong suốt quá trình canh tác. Nông dân tham gia mô hình đều áp dụng kỹ thuật gieo sạ giảm lượng giống, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), áp dụng chương trình 3 giảm - 3 tăng và hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong phòng trừ dịch hại, ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, sinh học...

Nông dân tham quan mô hình sản xuất giống lúa BL9 ở Hợp tác xã Ba Đình (xã Vĩnh Lộc).
Cuối vụ lúa trên đất nuôi tôm tại HTX Ba Đình, các thành viên thu lợi nhuận hơn 43 triệu đồng/ha, cao hơn ruộng đối chứng khoảng 8 triệu đồng/ha. Theo đánh giá của nông dân, giống lúa BL9 thơm, dễ canh tác, ít sâu bệnh, đặc biệt kháng tốt bệnh đạo ôn, đẻ nhánh mạnh, năng suất khá, phù hợp với điều kiện canh tác tại vùng đất nuôi tôm ở các xã Vĩnh Lộc, xã Hồng Dân...
Xây dựng thương hiệu lúa, gạo Cà Mau
Từ những ưu điểm nổi trội của giống lúa BL9, năm 2025, ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trong tỉnh đưa vào sản xuất giống lúa BL9 với 4.600 ha. HTX Hòa Phát (xã Hồng Dân) là một trong những HTX tiên phong sản xuất giống lúa BL9.

Lúa giống BL9 trồng trên đất nuôi tôm.
Ông Võ Đức Toàn, Giám đốc HTX Hòa Phát cho biết, thời gian qua đã trồng giống lúa BL9 được 4 vụ ở cả 2 vùng mặn - ngọt, năng suất lúa đạt 7 tấn/ha trở lên. Do đó, vụ lúa - tôm năm 2025, ông Toàn và các thành viên trong HTX sẽ chuyển đổi sang sản xuất giống lúa BL9 với 50 ha. Trong đó, có 20 ha sẽ sản xuất theo quy trình hữu cơ, đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ông Võ Đức Toàn kiểm tra lúa giống BL9 chuẩn bị cho vụ sản xuất năm 2025.
Để từng bước xây dựng thương hiệu lúa, gạo BL9, cần phải xây dựng vùng sản xuất lúa giống BL9 nhằm đảm bảo cung cấp cho việc nhân rộng mô hình. Năm 2025, xã Vĩnh Lộc vận động nông dân, nhất là các HTX mở rộng 200 ha đất lúa - tôm để sản xuất lúa BL9. Đồng thời, hướng đến xây dựng sản phẩm gạo BL9 thành sản phẩm OCOP. Việc xây dựng thương hiệu lúa, gạo BL9 không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, mà còn nâng cao thu nhập cho nông dân trong tỉnh.

Ruộng lúa BL9 trên đất nuôi tôm của Hợp tác xã Hòa Phát (xã Hồng Dân).
" Giống lúa BL9 rất phù hợp sản xuất trên đất nuôi tôm. Ngành nông nghiệp sẽ hướng nông dân sản xuất lúa BL9 theo quy trình lúa hữu cơ, lúa sạch để xây dựng thương hiệu. Cùng với đó là tăng cường liên kết với các doanh nghiệp xây dựng cánh đồng lớn, bao tiêu lúa BL9. Ngoài ra, tỉnh sẽ xây dựng vùng lúa BL9 nguyên liệu, hình thành chuỗi giá trị “lúa thơm - tôm sạch” đạt chuẩn chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu…", ông Lưu Hoàng Ly, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau, khẳng định.
Robot AI thay thế người diệt cỏ và làm nông nghiệp
Bất chấp cái nóng gay gắt giữa trưa, một robot chạy bằng năng lượng mặt trời, được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), đang tỉ mỉ lướt qua cánh đồng bông ở California, nhổ sạch cỏ dại.
Giữa lúc các trang trại trên khắp nước Mỹ đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động và cỏ dại ngày càng kháng thuốc diệt cỏ, công ty khởi nghiệp Aigen cho biết giải pháp robot của họ - được gọi là Element - có thể giúp nông dân tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường và loại bỏ các hóa chất độc hại khỏi thực phẩm.

Robot tự động chạy bằng năng lượng mặt trời của Aigen nhằm mục đích loại bỏ hóa chất và công sức trong việc nhổ cỏ công nghiệp.
"Tôi thực sự tin rằng đây là điều lớn lao nhất chúng ta có thể làm để cải thiện sức khỏe con người", đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ Richard Wurden chia sẻ, khi những con robot đang len lỏi qua các luống cây trồng tại trang trại Bowles ở thị trấn Los Banos. "Chẳng ai muốn ăn thực phẩm bị phun hóa chất cả", ông Wurden nói.
Ông Wurden, một kỹ sư cơ khí từng làm việc 5 năm tại Tesla, bắt tay vào phát triển robot này sau khi người thân làm nông ở Minnesota than phiền rằng việc nhổ cỏ là một gánh nặng tốn kém. Theo ông, cỏ dại đang trở nên kháng thuốc diệt cỏ, nhưng do thiếu lao động, hóa chất thường là lựa chọn duy nhất khả thi.
"Chưa từng có nông dân nào chúng tôi gặp nói rằng họ thích dùng hóa chất. Họ dùng hóa chất vì đó là một công cụ - chúng tôi đang cố gắng tạo ra một giải pháp thay thế", đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Aigen - người có kinh nghiệm trong lĩnh vực phần mềm, Kenny Lee cho biết.
Robot Element trông giống như một chiếc bàn lớn có bánh xe, với tấm pin năng lượng mặt trời ở trên. Những cánh tay kim loại gắn lưỡi dao nhỏ vươn xuống để làm cỏ giữa các cây trồng. "Nó hoạt động giống như cách con người làm việc. Khi mặt trời lặn, nó sẽ tắt nguồn và 'ngủ'; đến sáng, nó tự khởi động lại và tiếp tục làm việc", ông Lee nói khi nhiệt độ ngoài trời chạm ngưỡng 32 độ C dưới bầu trời không một gợn mây.
Hệ thống AI của robot thu nhận dữ liệu từ camera gắn trên thân, giúp nó đi theo luống cây và nhận diện cỏ dại. "Nếu bạn nghĩ đây là công việc mà con người nên làm, hãy thử ra đồng nhổ cỏ trong hai tiếng xem", ông Wurden thêm vào.
Tầm nhìn của Aigen là giúp những người lao động từng làm việc dưới cái nóng gay gắt được "nâng cấp kỹ năng" để giám sát và xử lý sự cố cho robot. Ngoài AI tích hợp, các robot còn kết nối không dây với trung tâm điều khiển nhỏ, thông báo cho người vận hành khi gặp trục trặc.
Aigen hiện đã triển khai robot tại các cánh đồng cà chua, bông và củ cải đường, đồng thời tự hào rằng công nghệ của họ có thể làm cỏ mà không gây hại cho cây trồng. Theo ông Lee, cần khoảng 5 robot để làm cỏ trên 65 hecta đất nông nghiệp.
Công ty khởi nghiệp 25 người, có trụ sở tại thành phố Redmond, gần Seattle, định giá mỗi robot ở mức 50.000 USD. Aigen đang nỗ lực thuyết phục những nông dân bảo thủ về chính trị bằng một giải pháp thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng mặt trời thay vì nhiên liệu diesel đắt đỏ để vận hành máy móc nặng.
"Từ 'khí hậu' đã bị chính trị hóa, nhưng khi đi sâu vào thực tế, nông dân rất quan tâm đến đất đai của họ", ông Lee giải thích.
Công nghệ này đã thu hút sự chú ý của Amazon Web Services (AWS), bộ phận điện toán đám mây của gã khổng lồ thương mại điện tử. Aigen được chọn tham gia chương trình "Compute for Climate" của AWS, cung cấp công cụ AI, năng lượng trung tâm dữ liệu và hỗ trợ kỹ thuật cho các công ty khởi nghiệp giải quyết vấn đề môi trường.
"Aigen sẽ trở thành một trong những gã khổng lồ trong ngành trong tương lai. Tôi nghĩ về Ford với Model T, hay Edison với bóng đèn - đó chính là Kenny, Rich và Aigen", trưởng bộ phận phát triển kinh doanh công nghệ khí hậu của AWS, Lisbeth Kaufman nhận định.
Thái Nguyên: Trồng mới, trồng lại trên 110ha chè
Trong 6 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh đã trồng mới, trồng lại được trên 110ha chè; trong đó diện tích trồng mới 48,9ha, diện tích trồng lại 62ha.

Người dân xã Phú Lạc thu hái chè chính vụ. Ảnh: Thu Hạnh
Đối với diện tích chè trồng từ năm 2024 hiện đang sinh trưởng tốt, được nhân dân các địa phương tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Diện tích chè kinh doanh đã bước vào kỳ thu hái chính vụ, góp phần đưa tổng sản lượng chè búp tươi trong 6 tháng đầu năm nay trên toàn tỉnh đạt 148.700 tấn, bằng 54,1% kế hoạch năm.
Để bảo đảm hoàn thành mục tiêu đạt 275.000 tấn chè búp tươi trong năm nay, ngành Nông nghiệp tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ người dân các địa phương thâm canh chè theo hướng an toàn, bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn xuất khẩu
Sản xuất nông nghiệp vùng Tây Bắc hiện mang tính nhỏ lẻ, phân tán nên giá trị chưa cao. Xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, liên kết chuỗi và đẩy mạnh công nghệ chế biến… là cần thiết để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản toàn vùng.

Chế biến dứa phục vụ xuất khẩu tại Trung tâm Chế biến rau quả DOVECO (Sơn La). (Ảnh MINH ANH)
Những năm gần đây, nhiều địa phương vùng Tây Bắc đã phát huy lợi thế vùng để phát triển các sản phẩm nông nghiệp giá trị cao như cà-phê, chè, cây ăn quả đặc sản… Tuy nhiên, sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán nên giá trị chưa cao. Xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, liên kết chuỗi và đẩy mạnh công nghệ chế biến… là yêu cầu cần thiết để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản toàn vùng
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cầm Thị Phong, toàn tỉnh hiện có gần 85.050ha cây ăn quả với sản lượng 510.000 tấn/năm; 35.563ha cây công nghiệp lâu năm, sản lượng hơn 102.000 tấn/năm.
Tỉnh đã phát triển mạnh các cây chủ lực như xoài, nhãn, mận, cà-phê, chè… Định hướng đến năm 2030, tỉnh sẽ ổn định 90.000ha cây ăn quả, sản lượng 765.000 tấn/năm; 25.000ha cà-phê với sản lượng 40.000 tấn/năm, phát triển cà-phê đặc sản 5.950ha, tăng tỷ lệ diện tích áp dụng VietGAP, công nghệ tưới tiết kiệm nước, mã số vùng trồng và chế biến sâu.
Sơn La đặt mục tiêu sớm trở thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc. Toàn tỉnh hiện có 216 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, 201 chuỗi sản xuất, chế biến, kinh doanh quả an toàn, tổng diện tích 4.502ha, sản lượng đạt khoảng 54.207 tấn/năm; diện tích cây trồng đạt chứng nhận Viet GAP là 5.596ha.
Riêng cà-phê, hiện có 23.448ha được chứng nhận bền vững với sản lượng ước đạt 28.000 tấn. Nhằm đẩy mạnh khâu chế biến nông sản, toàn tỉnh đã có gần 560 cơ sở chế biến, gần 3.000 cơ sở sấy long nhãn, 40 kho lạnh bảo quản nông sản phục vụ chế biến.
Tại tỉnh , Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Lò Hồng Phong cho biết: Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đặc thù, Điện Biên có nhiều tiềm năng để phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao như: xoài, bưởi, dứa, mắc-ca, cà-phê, chè, cao su.
Về cây công nghiệp: diện tích cà-phê đạt gần 4.800ha, cao su hơn 5.000 ha, cây mắc-ca hơn 12.300ha. Cây ăn quả có sản lượng khoảng 1.420 tấn quả tươi... Hiện tỉnh đang khởi công nhà máy chế biến nông sản.
Đối với tỉnh , việc phát triển các loài dược liệu đặc hữu đang là hướng đi chính của ngành nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có hơn 23.000ha dược liệu các loại, trong đó quế hơn 10.000ha, thảo quả hơn 6.500ha, sơn tra hơn 2.000ha và sâm Lai Châu hơn 130ha.
Sản lượng khai thác dược liệu của tỉnh Lai Châu hằng năm ước đạt 3.000 tấn, minh chứng cho tiềm năng phát triển dược liệu của tỉnh.
Mặc dù mỗi địa phương vùng Tây Bắc đều có thế mạnh riêng về phát triển nông nghiệp và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong thời gian qua, nhưng ngành nông nghiệp toàn vùng vẫn đang phải đối mặt với những thách thức chung, như: sản xuất phân tán, chi phí cao, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng; tỷ lệ chế biến sâu thấp; mẫu mã bao bì, nhãn mác chưa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu; thiếu liên kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp; hệ thống logistics còn hạn chế.
Trước thực tế đó, bà Vũ Thị Vân Phượng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần VietRAP Đầu tư Thương mại cho rằng: Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông sản vùng Tây Bắc thì cần thiết phải xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân, hợp tác xã với doanh nghiệp.
Cụ thể như với các loại dược liệu, do đây là loại cây đặc thù cần tuân thủ quy trình canh tác nghiêm ngặt, thời gian canh tác dài nên việc xây dựng vùng nguyên liệu là vô cùng quan trọng trên cơ sở lựa chọn đúng loại cây, giống tốt, có đơn vị bao tiêu và đầu tư vào phát triển bao bì, nhãn mác…
Hiện VietRAP đang xây dựng mô hình vùng trồng gắn với hợp tác xã quản lý và các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
Cụ thể, khi phát triển vùng trồng dược liệu tại Vân Hồ (tỉnh Sơn La), Công ty đã liên kết với 3 hợp tác xã chủ chốt cùng hàng trăm hộ dân. Sau 3 năm, diện tích vùng trồng đạt 60ha, trong đó 20ha đã thu hoạch đến chu kỳ thứ tư.
Công ty cũng hướng đến hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế từ cây dược liệu và định hướng phát triển sản phẩm đồ uống có thành phần thảo dược.
Muốn có nông sản chất lượng đưa ra thị trường thì điều tiên quyết là xây dựng vùng nguyên liệu. Không có vùng nguyên liệu thì không thể làm được chuỗi giá trị.
(Thứ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam)
Cùng quan điểm về phát triển vùng nguyên liệu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TH Ngô Minh Hải cho rằng, thách thức trong phát triển vùng Tây Bắc hiện nay chủ yếu nằm ở nguồn nguyên liệu, nhất là trong điều kiện TH đã xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cho các loại nguyên liệu đầu vào nên cần lựa chọn các nhà cung cấp đáp ứng được các tiêu chuẩn này.
Nêu thí dụ từ thực tiễn tỉnh Sơn La đã xây dựng thành công 50.000ha vùng nguyên liệu dứa và chanh leo đạt chuẩn, Thứ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam nhấn mạnh: Muốn có nông sản chất lượng đưa ra thị trường thì điều tiên quyết là xây dựng vùng nguyên liệu. Không có vùng nguyên liệu thì không thể làm được chuỗi giá trị. Do đó, thời gian tới các địa phương cần quan tâm đầu tư vào vùng nguyên liệu, từ giống, quy trình canh tác đạt chuẩn đến hạ tầng để làm chủ chuỗi giá trị nông sản.
Tiên phong ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp
Hợp tác xã Yến Dương, xã Thượng Minh, tỉnh Thái Nguyên, đang dần trở thành đơn vị kinh tế tập thể nông nghiệp kiểu mẫu, dẫn đầu trong phát triển nông nghiệp bền vững, ứng dụng công nghệ cao và xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Việc ứng dụng công nghệ số là 'chìa khóa vàng' giúp đổi mới mô hình canh tác, quản lý và tiêu thụ nông sản cho Hợp tác xã.

Đại diện Hợp tác xã Yến Dương làm việc với Đoàn chuyên gia Hà Lan về lấy mẫu đất, nước, lá cây trồng để xét nghiệm.
Thượng Minh được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã Chu Hương, Yến Dương, Mỹ Phương, có thế mạnh về sản xuất và dịch vụ nông nghiệp sinh thái. Các sản phẩm chủ lực bao gồm lúa gạo, dong riềng, bí thơm, cùng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc Dao, Tày.
Được thành lập từ tháng 6-2018, Hợp tác xã (HTX) Yến Dương đã góp phần củng cố, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững, phục tráng và phát triển giá trị truyền thống của nông lâm sản. Với sự hỗ trợ của chính quyền, HTX đã từng bước khẳng định vị thế, hỗ trợ thành viên hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và tăng thu nhập, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đến nay, HTX có 20 thành viên chính thức, hơn 500 hộ liên kết, tạo việc làm cho 8 lao động thường xuyên và 10-15 lao động thời vụ. HTX cũng liên kết tiêu thụ nông sản với 14 tổ hợp tác, nhóm hộ sản xuất và 4 HTX lân cận, cung cấp các sản phẩm như bí thơm, dong riềng, lúa gạo. Hiện HTX Yến Dương có 4 sản phẩm đạt OCOP từ 3 - 4 sao, như: Miến dong, trà bí thơm, bí thơm, gạo nếp tài.

Sản phẩm bí thơm của Hợp tác xã Yến Dương.
HTX đã ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất nông nghiệp gồm: Ghi nhật ký sản xuất điện tử đối với các loại cây trồng như bí xanh thơm, mướp đắng rừng, lúa nếp tài, dong riềng, quản lý mùa vụ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật qua phần mềm; giúp HTX theo dõi các khâu như gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, phân phối và tiêu thụ sản phẩm; tiết kiệm chi phí, thời gian; dễ dàng cung cấp thông tin minh bạch cho đối tác và người tiêu dùng; thống kê, phân tích giúp ban quản lý HTX đưa ra chiến lược hợp lý.
Bên cạnh đó, HTX đã xây dựng hệ thống GIS tích hợp thông tin về vị trí địa lý, diện tích canh tác, loại cây trồng, quy trình sản xuất, sản lượng, thổ nhưỡng, khí hậu và hạ tầng.
Hệ thống này nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, phục vụ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, truy xuất nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý.
Đồng thời, HTX Yến Dương cũng tập trung chuyển đổi số trong giới thiệu, quảng bá và bán hàng nông sản qua các sàn thương mại điện tử như Postmart, Sendo, Shopee, Zalo OA, Facebook; xây dựng Fanpage, livestream bán hàng, kết nối với người tiêu dùng.
HTX còn ứng dụng công nghệ số vào quản lý và quản trị bán hàng thông qua hệ thống quản lý văn bản, hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử, chữ ký số. Việc sử dụng mạng xã hội và các công cụ AI cơ bản giúp quản lý hình ảnh, nội dung truyền thông và giao tiếp khách hàng nhanh chóng.
Ứng dụng công nghệ số đã mang lại những kết quả tích cực cho HTX Yến Dương, như: Tăng năng suất và giảm chi phí vận hành. Nâng cao niềm tin của khách hàng nhờ thông tin minh bạch. Mở rộng kênh bán hàng trực tuyến, giúp tăng quy mô sản xuất, sản lượng sản phẩm, giá bán và doanh thu tăng từ 10-20%. Cụ thể: Bí thơm đạt 500-700 tấn/năm, trà bí thơm 5-7 tấn/năm, miến dong 55-70 tấn/năm, gạo nếp tài 30-50 tấn/năm.

Sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao của Hợp tác xã Yến Dương.
Chia sẻ về những thách thức, bà Ma Thị Ninh, Giám đốc HTX Yến Dương, cho biết: Quá trình ứng dụng công nghệ số vẫn còn chậm, nguồn lực đầu tư nhỏ, trình độ công nghệ chưa theo kịp xu hướng. Điều kiện tiếp cận chuyển đổi số còn hạn chế, thiếu trang thiết bị điện tử có kết nối internet. Tỷ lệ cán bộ quản lý, xúc tiến thương mại được đào tạo bài bản còn thấp. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho HTX còn ít, mang tính lồng ghép, thiếu đồng bộ. Chi phí đầu tư công nghệ và duy trì gian hàng trên sàn thương mại điện tử còn cao, và phương thức quản lý sản xuất vẫn còn thủ công.
Để hiện thực hóa kỳ vọng trở thành mô hình HTX nông nghiệp hiện đại, tiêu biểu trong ứng dụng công nghệ số, HTX Yến Dương sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm quản lý sản xuất nông nghiệp toàn diện. Thiết lập cơ sở dữ liệu địa lý (GIS) quản lý vùng nguyên liệu, diện tích canh tác, giống cây trồng, phục vụ truy xuất nguồn gốc, cấp mã vùng trồng và phát triển chỉ dẫn địa lý.
Số hóa dữ liệu thành viên, hồ sơ tài chính, hợp đồng, nhật ký sản xuất. Kết nối với các sàn thương mại điện tử, xây dựng website, fanpage, livestream quảng bá sản phẩm để mở rộng thị trường trong và quốc tế.
Ứng dụng AI trong xây dựng nội dung và hình ảnh quảng bá thương hiệu. Tiếp tục hiện đại hóa quy trình sản xuất, quản lý và kinh doanh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.
Sản xuất nông nghiệp: Nhiều tín hiệu tích cực từ chuyển đổi cơ cấu và áp dụng công nghệ cao
Bức tranh toàn cảnh ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2025 cho thấy xu hướng tích cực từ việc mở rộng diện tích, áp dụng công nghệ, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp. Dù còn những thách thức về thời tiết và dịch bệnh, nhưng nền sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn đang chuyển mình theo hướng bền vững và hiệu quả hơn…

Sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục tăng trưởng tích cực.
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục duy trì xu hướng tích cực, với một số nhóm ngành đạt mức tăng trưởng khá nhờ thời tiết thuận lợi, áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu sản xuất hiệu quả và kiểm soát tốt dịch bệnh.
SẢN LƯỢNG TRÁI CÂY TĂNG MẠNH
Diện tích gieo cấy lúa vụ Đông Xuân cả nước năm 2025 đạt 2.970,2 nghìn ha, tăng 16,2 nghìn ha so với vụ Đông Xuân năm trước. Trong đó, các địa phương phía Bắc đạt 1.050,9 nghìn ha, giảm 8,9 nghìn ha do chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phi nông nghiệp và cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Một số tỉnh giảm diện tích lúa rõ rệt như Hà Nội (giảm 1,3 nghìn ha), Hà Nam (giảm 1,2 nghìn ha), Thái Bình (giảm 1,1 nghìn ha).
Ngược lại, các tỉnh phía Nam ghi nhận diện tích lúa vụ Đông Xuân đạt 1.919,3 nghìn ha, tăng 25,1 nghìn ha. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.508,4 nghìn ha, tăng 20,7 nghìn ha nhờ ít bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, bà con tích cực xuống giống tối đa.
Năng suất lúa vụ Đông Xuân của cả nước ước đạt 68,5 tạ/ha, giảm 0,3 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước. Miền Bắc đạt 64,3 tạ/ha (giảm 0,4 tạ/ha) do ảnh hưởng của sâu bệnh tại khu vực Bắc Trung Bộ, trong khi miền Nam đạt 70,8 tạ/ha (giảm 0,3 tạ/ha) do thời tiết nắng nóng và sâu bệnh gây hại. Một số địa phương có năng suất lúa giảm đáng kể gồm: Quảng Trị (giảm 6,2 tạ/ha), Thừa Thiên Huế (giảm 5,8 tạ/ha), Vĩnh Long (giảm 3,6 tạ/ha), Nghệ An (giảm 3,0 tạ/ha), Tiền Giang (giảm 2,6 tạ/ha), Trà Vinh (giảm 2,4 tạ/ha).
Tuy nhiên, nhờ mở rộng diện tích, sản lượng lúa vụ Đông Xuân cả nước năm 2025 ước đạt 20,4 triệu tấn, tăng 17,3 nghìn tấn so với năm 2024. Miền Bắc đạt 6,8 triệu tấn (giảm 105,0 nghìn tấn), miền Nam đạt 13,6 triệu tấn (tăng 122,3 nghìn tấn), trong đó Đồng bằng sông Cửu Long đạt 10,9 triệu tấn (tăng 106,7 nghìn tấn). Các tỉnh có sản lượng tăng mạnh gồm: Bạc Liêu (tăng 94,1 nghìn tấn), Long An (tăng 82,4 nghìn tấn), Bến Tre (tăng 39,6 nghìn tấn).
Tính đến ngày 20/6/2025, cả nước đã gieo cấy 1.773,6 nghìn ha lúa vụ Hè Thu, bằng 101,8% so với cùng kỳ năm trước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.369,4 nghìn ha (102,0%). Nhờ thời tiết thuận lợi, mưa đều, tiến độ gieo trồng nhanh hơn, lúa phát triển tốt. Đã có 241,7 nghìn ha lúa hè thu sớm được thu hoạch, bằng 102,6% so với cùng kỳ năm 2024.
"Trong 6 tháng đầu năm 2025, sản lượng một số cây ăn quả tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước: sầu riêng đạt 534,6 nghìn tấn (tăng 16,3%), mít 462,2 nghìn tấn (tăng 17,3%), dứa 443,0 nghìn tấn (tăng 16,3%)".
Cục Thống kê - Bộ Tài chính.
Cùng thời điểm, các địa phương tích cực chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây hoa màu. Diện tích rau, đậu tăng so với cùng kỳ năm trước, trong khi diện tích khoai lang, lạc và đậu tương tiếp tục giảm do hiệu quả kinh tế không cao.
Đối với cây lâu năm, tính đến cuối tháng 6/2025, cả nước đạt 3.823,2 nghìn ha, tăng 48,3 nghìn ha so với năm 2024. Trong đó, nhóm cây ăn quả đạt 1.317,1 nghìn ha (tăng 31,0 nghìn ha), chủ yếu là sầu riêng, mít, dứa... Nhóm cây công nghiệp đạt 2.172,6 nghìn ha (tăng 9,2 nghìn ha). Một số loại cây có diện tích tăng mạnh gồm: sầu riêng 180,6 nghìn ha (tăng 18,4 nghìn ha), mít 73,6 nghìn ha (tăng 3,0 nghìn ha), dứa 52,5 nghìn ha (tăng 1,4 nghìn ha), cao su 908,9 nghìn ha (tăng 1,9 nghìn ha), cà phê 735,2 nghìn ha (tăng 14,2 nghìn ha).
Sản lượng một số cây ăn quả trong quý 2 tăng mạnh: sầu riêng đạt 349,5 nghìn tấn (tăng 15,8%), vải 163,8 nghìn tấn (tăng 30,8%), xoài 516,3 nghìn tấn (tăng 11,3%). Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, sản lượng sầu riêng đạt 534,6 nghìn tấn (tăng 16,3%), mít 462,2 nghìn tấn (tăng 17,3%), dứa 443,0 nghìn tấn (tăng 16,3%).
Đối với cây công nghiệp lâu năm, sản lượng chè búp 546,6 nghìn tấn (tăng 2,9%), cao su 427,3 nghìn tấn (tăng 1,9%), hồ tiêu 258,0 nghìn tấn (tăng 6,4%), điều 294,1 nghìn tấn (tăng 0,7%).
DIỆN TÍCH TRỒNG RỪNG TĂNG MẠNH, THỦY SẢN TĂNG NHẸ
Đối với ngành chăn nuôi, trong 6 tháng đầu năm 2025, chăn nuôi trâu bò giảm do hiệu quả kinh tế không cao, diện tích chăn thả bị thu hẹp. Đàn lợn tăng mạnh nhờ mô hình bán công nghiệp, giá thịt lợn hơi ổn định. Một số địa phương có đàn lợn tăng mạnh: Gia Lai tăng 30,0%, Kon Tum tăng 20,0%, Tây Ninh tăng 48,0%. Đàn gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt.
Xu hướng chuyển sang chăn nuôi an toàn sinh học, công nghệ cao đang lan rộng. Đến ngày 28/6/2025, cả nước không còn dịch lở mồm long móng; cúm gia cầm còn ở Hải Phòng; tai xanh còn ở Bạc Liêu; viêm da nổi cục còn ở Sơn La; dịch tả lợn châu Phi còn ở 18 địa phương chưa qua 21 ngày.
"Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, sản lượng thủy sản đạt 4.550,9 nghìn tấn, tăng 3,1%, gồm: cá 3.281,8 nghìn tấn (tăng 2,9%), tôm 605,5 nghìn tấn (tăng 5,6%), thủy sản khác 663,6 nghìn tấn (tăng 2,0%)".
Cục Thống kê - Bộ Tài chính.
Đối với ngành lâm nghiệp, trong quý 2/2025, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 109,0 nghìn ha, tăng 19,8%. Cả 6 tháng đầu năm 2025 đạt 153,5 nghìn ha (tăng 18,9%). Một số địa phương tăng mạnh như: Quảng Ninh gấp 2,5 lần; Hà Giang tăng 48,0%; Bắc Giang tăng 20,2%.
Sản lượng gỗ khai thác đạt 11.181,7 nghìn m3, tăng 9,0% nhờ giá gỗ keo cao, thời tiết thuận lợi. Các địa phương có tốc độ khai thác tăng cao gồm: Quảng Ninh (tăng 31,7%), Quảng Trị (30,2%), Quảng Bình (24,8%), Hà Tĩnh (15,8%), Thái Nguyên (11,0%).
Diện tích rừng bị thiệt hại 6 tháng đầu năm là 847,8 ha, giảm 27,2%. Trong đó, diện tích bị cháy là 283,2 ha (giảm 58,6%) nhưng diện tích rừng bị chặt phá lại tăng 17,3%, đạt 564,6 ha.
Ngành thủy sản đạt tăng trưởng nhờ công nghệ và điều kiện thời tiết thuận lợi. Sản lượng thủy sản quý 2/2025 đạt 2.555,5 nghìn tấn (tăng 3,3%). Trong đó: cá đạt 1.799,5 nghìn tấn (tăng 2,9%), tôm 403,1 nghìn tấn (tăng 6,2%), thủy sản khác 352,9 nghìn tấn (tăng 2,4%).
Trong quý 2/2025, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 2.579,2 nghìn tấn, tăng 4,9%, trong đó cá 1.749,5 nghìn tấn (tăng 4,7%), tôm 533,5 nghìn tấn (tăng 6,4%). Sản lượng cá tra 6 tháng đầu năm đạt 871,9 nghìn tấn (tăng 4,5%). Sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 366,9 nghìn tấn (tăng 7,3%), tôm sú đạt 125,1 nghìn tấn (tăng 3,6%).
Sản lượng thủy sản khai thác trong quý 2/2025 đạt 1.971,7 nghìn tấn, tăng 1,0% so với quý 2 năm 2024. Trong đó, cá 1.532,3 nghìn tấn, tăng 0,9%; tôm 72,0 nghìn tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước.
Lễ ra mắt Phân viện Astri Tây Nam Bộ
Ngày 5/7, tại Rạch Giá, tỉnh An Giang, Viện Nghiên cứu Công nghệ hỗ trợ Nông nghiệp (Astri) tổ chức Lễ ra mắt Phân viện Astri Tây Nam Bộ.
Chương trình có sự tham dự của đại diện chính quyền tỉnh An Giang, các sở ban ngành, chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - công nghệ cao.

Phát biểu tại chương trình, TS. Tống Văn Hải, đại diện Viện Astri cho biết, việc thành lập Phân viện Astri Tây Nam Bộ đánh dấu một bước tiến chiến lược trong quá trình triển khai các giải pháp công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, kinh tế tuần hoàn và thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - nơi đang phải đối mặt với các thách thức nghiêm trọng như xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài và suy thoái đất canh tác.
Phân viện được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, góp phần thúc đẩy sự đổi mới trong nông nghiệp khu vực. Trọng tâm hoạt động của Phân viện sẽ tập trung vào ba hướng chính. Trước hết là phát triển nông nghiệp thông minh và chính xác, thông qua việc ứng dụng các công nghệ hiện đại như IoT, trí tuệ nhân tạo (AI) và thiết bị bay không người lái (drone) nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất, tiết kiệm tài nguyên và nâng cao hiệu quả canh tác.
Bên cạnh đó, Phân viện sẽ thúc đẩy các mô hình canh tác phát thải thấp, khai thác hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng, đồng thời hướng tới việc tạo lập và giao dịch tín chỉ carbon theo chuẩn quốc tế.
Cuối cùng, một trong những mục tiêu quan trọng là nâng cao chuỗi giá trị nông sản địa phương, thông qua việc cải tiến giống, hoàn thiện quy trình canh tác, chế biến sâu và từng bước xây dựng thương hiệu nông sản bền vững cho Đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc biệt, trong khuôn khổ sự kiện, Viện Astri và Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hữu cơ Toàn Cầu đã công bố và tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược triển khai dự án “Vùng trồng lúa công nghệ cao gắn với phát triển tín chỉ carbon” trên quy mô 1.500 ha tại Hòn Đất, An Giang.
Dự án này được xem là mô hình điểm quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam kết hợp giữa sản xuất lúa gạo chất lượng cao với công nghệ 4.0 và cơ chế đo lường - báo cáo - thẩm định phát thải (MRV) để tạo ra tín chỉ carbon. Qua đó, dự án không chỉ mở ra một hướng phát triển mới, tạo nguồn thu bổ sung bền vững cho nông dân và doanh nghiệp, mà còn góp phần thực hiện cam kết Net Zero của Việt Nam vào năm 2050.
“Chúng tôi không chỉ thành lập một phân viện, mà đang gieo một hạt giống của sự thay đổi và hy vọng tại Đồng bằng sông Cửu Long. Phân viện Tây Nam Bộ sẽ là nơi đưa các giải pháp công nghệ hiện đại nhất vào thực tiễn, biến những thách thức của biến đổi khí hậu thành cơ hội phát triển bền vững, mang lại giá trị kép - kinh tế và môi trường”, TS. Tống Văn Hải nhấn mạnh.
Việc thành lập Phân viện Astri Tây Nam Bộ cũng là minh chứng cho tầm nhìn dài hạn của Viện Astri trong việc xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp, thúc đẩy hợp tác công - tư và nâng cao năng lực nội địa trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đây không chỉ là lễ ra mắt một cơ sở nghiên cứu mới, mà còn là dấu mốc quan trọng thể hiện sự kết nối giữa khoa học - doanh nghiệp - địa phương trong mục tiêu chung xây dựng một nền nông nghiệp xanh, thông minh, và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Canh tác thẳng đứng tự động hóa là xu hướng tất yếu trong tương lai
Tốc độ tăng dân số toàn cầu không có dấu hiệu chậm lại và biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp đặt ra thách thức lớn cho hoạt động nông nghiệp truyền thống, đảm bảo sản xuất lương thực bền vững chưa bao giờ quan trọng đến vậy.
Canh tác thẳng đứng tự động hóa nhanh chóng nổi lên như giải pháp mang tính cách mạng, thay đổi sâu sắc cách con người trồng trọt, giám sát và quản lý cây trồng. Tự động hóa tiên tiến trong nông nghiệp - đặc biệt là canh tác thẳng đứng - sẽ đem lại năng suất cao hơn, tối ưu hóa việc quản lý tài nguyên, tái định hình tương lai nông nghiệp.
Phương thức canh tác mới trồng cây thành từng tầng trong môi trường được kiểm soát, tận dụng tự động hóa chính xác để tối ưu hóa loạt điều kiện chính như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lượng dưỡng chất theo thời gian thực liên tục 24/7. Mạng lưới cảm biến tinh vi, hệ thống điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo (AI), robot, thiết bị internet vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn cùng góp phần nâng cao năng suất và đảm bảo canh tác bền vững.

Canh tác thẳng đứng tự động hóa nổi lên như giải pháp mang tính cách mạng - Ảnh: Grodan
Lợi ích của tự động hóa
Lợi ích đầu tiên là tối ưu hóa tài nguyên. Nông nghiệp tự động cho phép sử dụng lượng điện, lượng nước, lượng phân bón chính xác, giảm thiểu chất thải lẫn tác hại đến môi trường.
Ngoài ra năng suất sẽ được nâng cao. Máy học cùng IoT giúp các trang trại kịp thời điều chỉnh điều kiện canh tác để cây luôn khỏe mạnh.
Còn robot giảm thiểu đáng kể sự can thiệp của con người, giảm chi phí, giữ cho trang trại hoạt động suốt ngày đêm.
Cuối cùng, dữ liệu lớn cùng AI cải thiện độ chính xác trong dự báo, kiểm soát dịch hại và quản lý chuỗi cung ứng.
Loạt công nghệ chủ chốt
Mạng lưới cảm biến kết hợp AI khiến việc liên tục theo dõi các chỉ số quan trọng (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, mức CO2, tình trạng phân phối dưỡng chất) trở nên hoàn toàn tự động. Hệ thống tự động này có thể "học" điều kiện tăng trưởng tối ưu cho từng loại cây trồng cũng như cho từng tầng, cung cấp đúng thứ cây cần vào đúng lúc qua đó tránh lãng phí tài nguyên. Với thiết bị IoT, người vận hành trang trại dễ dàng giám sát và tiến hành điều chỉnh.
Trong nông nghiệp tự động hóa, cánh tay robot cùng xe tự hành sẽ đảm nhận nhiệm vụ gieo trồng, chăm sóc cây, thu hoạch, đóng gói với độ chính xác và nhất quán đáng kinh ngạc. Robot hoạt động 24/7 mà chẳng mệt mỏi, giảm sự phụ thuộc vào lao động con người đặc biệt là ở nơi đang gặp tình trạng thiếu hụt lao động. Kết quả là chất lượng nông sản đồng đều, trang trại có thể mở rộng quy mô mà không cần thêm lao động, dây chuyền kho vận nội bộ được hợp lý hóa.
Thiết bị IoT sẽ đóng vai trò kết nối. Chúng thu thập, truyền và phân tích lượng lớn dữ liệu thời gian thực – từ mức nước đến mức sử dụng năng lượng. Các nền tảng dựa trên IoT cũng giúp tiến hành bảo trì dự đoán (giám sát tình trạng thực tế của thiết bị để dự đoán khi nào xảy ra hỏng hóc rồi tiến hành bảo trì trước khi sự cố xảy ra), đưa ra cảnh báo tức thời khi vấn đề xuất hiện.
Với hình ảnh vệ tinh cùng hệ thống chẩn đoán AI, nông dân sẽ nắm rõ thông tin chi tiết về sức khỏe cây trồng, độ ẩm đất, rủi ro dịch hại, từ đó đưa ra quyết định kịp thời và đúng đắn. Quá trình theo dõi - bảo vệ sức khỏe cây còn có thể được hỗ trợ bởi máy bay không người lái tự hành, định kỳ thực hiện hoạt động trinh sát thậm chí triển khai biện pháp xử lý sâu bệnh.
Nền tảng đám mây phụ trách tổng hợp tất cả dữ liệu từ các cảm biến, robot lẫn thiết bị, cho phép người vận hành theo dõi, phân tích và tối ưu hóa mọi quy trình từ xa theo thời gian thực.
Hoạt động nông nghiệp hiện đại đòi hỏi có thể truy xuất nguồn gốc. Công nghệ blockchain đảm bảo toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng (từ hạt giống đến nông sản cho người tiêu dùng). Mỗi giai đoạn đều được ghi chép, đảm bảo tuân thủ mọi tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt.
Khẳng định vị thế số 1 về nông nghiệp công nghệ cao
Việc tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng đa ngành, bền vững, hiện đại có giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cao; trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn sẽ là ưu tiên của tỉnh Lâm Đồng mới. Vậy, đâu là hướng đi để Lâm Đồng tiếp tục khẳng định ngôi vị số 1 của cả nước trong lĩnh vực này?

Sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Nguyễn Nghĩa
Nói đến nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có thể hiểu đó là một nền nông nghiệp được ứng dụng hợp lý những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Năm 2024 xuất khẩu rau, quả tăng 19% so với cùng kỳ.
THÀNH TỰU HIỆN TẠI
Do đó, để đạt được mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, những năm qua, Lâm Đồng đã và đang thực hiện có hiệu quả các dự án phát triển nông nghiệp; xây dựng và phát triển vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và hướng tới thị trường xuất khẩu.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện Lâm Đồng có 208 cơ sở sản xuất cây giống và mỗi năm xuất ra khoảng 10,590 triệu cây giống hàng năm. Bên cạnh đó, với hệ thống 82 ha vườn cây đầu dòng sản xuất 39 giống cây công nghiệp và cây ăn quả, cung ứng hàng năm trên 11 triệu cây giống. Chỉ tính riêng lĩnh vực nuôi cấy mô, hiện có 56 cơ sở, hàng năm sản xuất 72,3 triệu cây giống rau, hoa, trong đó cung cấp cho thị trường ngoài tỉnh và xuất khẩu khoảng 35 triệu cây. Với quy mô và sản lượng cây giống nêu trên cho thấy nền móng công nghiệp sản xuất giống cây trồng của Lâm Đồng đứng đầu cả nước.
Bên cạnh đó, từ sự chú trọng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và nông nghiệp hữu cơ trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu Lâm Đồng cũng đã đạt được những thành tựu vượt trội.
Bằng chứng là, trên vùng đất phía Nam Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng cũ), đến nay, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 69.637 ha chiếm trên 21,2% diện tích canh tác nông nghiệp hàng năm. Trong đó 600 ha ứng dụng công nghệ thông minh, 15.000 ha sản xuất an toàn và 2.000 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ... Ngoài ra hiện có 1.600 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và 500 hợp tác xã nông nghiệp với tỷ lệ 80% hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, đạt doanh thu từ 2 tỷ đồng/năm trở lên. Song song đó hình thành, công nhận được 8 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 14 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.
Tương tự, vùng sinh thái đất đỏ bazan bán cao nguyên (tỉnh Đắk Nông cũ) cũng hình thành 130 loại cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, liên kết chuỗi giá trị gia tăng. Đồng thời triển khai xây dựng 7 vùng nông nghiệp sản xuất ứng dụng công nghệ cao và đến năm 2030 sẽ hình thành 25 vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao với diện tích 10.000 ha, trong đó có 18 vùng trồng trọt...
Còn đối với vùng sinh thái nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ (tỉnh Bình Thuận cũ) cũng đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Qua đó, trên 27.200 ha cây trồng áp dụng biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; trong đó sản xuất trong nhà màng, nhà lưới kết hợp hệ thống tưới tiết kiệm, ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước theo hướng tự động... gần 4.000 ha. Ngoài ra, có hơn 42.000 ha lúa áp dụng phương thức canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước; đặc biệt có trên 9.000 ha thanh long canh tác theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ...

Hiện Lâm Đồng có 50 ha sản xuất công nghệ thủy canh đạt năng suất 300 tấn/năm. Ảnh: Nguyễn Nghĩa
TIẾP NỐI PHÁT TRIỂN
Với số liệu nêu trên, có thể khẳng định rằng nền nông nghiệp Lâm Đồng mà thành tựu nổi bật nhất là phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nêu trên tiếp tục là “trụ đỡ” của nền kinh tế.
Theo TS. Phạm Hồng Thái - Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, hiện cả nước có 12 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được các địa phương công nhận, còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) công nhận 51 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Địa phương có số hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cao nhất cả nước đó là Lâm Đồng với 36 xã. Được biết, các tiến bộ về khoa học - công nghệ được ứng dụng đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 30% trong sản xuất giống cây trồng.
Cũng cần nói thêm rằng, Lâm Đồng hôm nay có quy mô diện tích tự nhiên là 24.235 km2, mở rộng gấp tỉnh Lâm Đồng (cũ) 2,5 lần, trải dài từ độ cao trên 1.600 m cho tới vùng biển Đặc khu Phú Quý. Vì thế cho nên, Lâm Đồng hiện tại không chỉ rộng nhất cả nước, mà còn là một thực thể mới mang cấu trúc đặc biệt: Đa vùng. Yếu tố đa vùng về địa lý tự nhiên tạo ra bức tranh nông nghiệp Lâm Đồng rộng lớn với các vùng sinh thái sản xuất nông nghiệp đa dạng, đặc trưng khác nhau. Điều đó cũng đặt ra bài toán phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian đến với nhiều giải pháp đồng bộ từ canh tác, quản lý sinh vật hại đến công nghệ sau thu hoạch...
Tuy nhiên, giải pháp trước tiên phải bắt đầu từ quy hoạch vùng trồng. Và theo như TS. Phạm Hồng Thái thì phải hình thành “vùng nông nghiệp công nghệ cao Nam Tây Nguyên - Nam Trung bộ”. Có như thế, Lâm Đồng mới có thể tiếp tục khẳng định vị thế số 1 về ứng dụng công nghệ cao của cả nước. Đó là vùng sinh thái ôn đới chuyên sản xuất rau, hoa, dâu tây, chè, cà phê, cây dược liệu, cá nước lạnh, bò sữa chất lượng cao; vùng đất đỏ bazan bán cao nguyên chuyên sản xuất cà phê, hồ tiêu, lúa gạo hữu cơ, cây ăn quả...; vùng khô hạn duyên hải sản xuất thanh long, nho, táo, măng tây, dưa lưới... Song song đó xây dựng hệ sinh thái chế biến liên vùng, nhất là hình thành các trung tâm chế biến nông sản theo cụm.
Cuối cùng “Lâm Đồng cần tận dụng lợi thế địa hình và khí hậu khác biệt để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, bổ trợ vùng, không cạnh tranh nội vùng”, TS Phạm Hồng Thái nhấn mạnh.
Phòng ngừa mưa bão từ sớm
HNN - Mùa hè là thời điểm khô ráo, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch, thế nhưng, những trận mưa lớn kéo dài, bão đến sớm và lũ quét diễn ra vừa qua đã khiến người dân trên địa bàn TP. Huế không khỏi lo lắng. Vì vậy, công tác phòng, chống thiên tai phải được đặt ra càng sớm càng tốt.

Cần rà soát, khắc phục, sửa chữa hệ thống hồ đập để ứng phó với thiên tai
Khó lường
Bão số 1 dẫn đến các trận mưa lớn giữa trung tuần tháng 6/2025 không chỉ làm ngập úng nhiều tuyến đường mà còn gây thiệt hại nặng cho diện tích lúa hè thu và hoa màu của người dân ở các địa phương trên địa bàn TP. Huế. Nhiều vườn rau người dân vừa xuống giống đã bị nước nhấn chìm, nhiều ruộng lúa vừa mới gieo sạ gần như mất trắng do nước ngập úng kéo dài nhiều ngày.
Đáng lo hơn, hiện tượng mưa dông kết hợp lốc xoáy xảy ra với mật độ dày hơn mọi năm, gây tốc mái nhà dân, gãy đổ cây cối và mất an toàn lưới điện. Những biểu hiện thời tiết trái mùa ấy không còn là cá biệt. Chúng đang trở thành dấu hiệu báo động của biến đổi khí hậu và thiên tai cực đoan.
Nhiều chuyên gia khí tượng thủy văn cho rằng, thời tiết đang chịu tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu toàn cầu. Nếu trước đây mùa mưa bão thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, thì nay có thể đến bất cứ lúc nào. Ngay cả mùa hè - vốn là thời điểm nắng nóng gay gắt - cũng có thể xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới hoặc những đợt không khí lạnh xen kẽ, gây mưa diện rộng.
Theo thống kê của Đài Khí tượng Thủy văn TP. Huế, 10 năm qua, tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan tại Huế có xu hướng gia tăng cả về số lượng và cường độ. Đáng lưu ý là sự xuất hiện của “mưa lũ trái mùa” - điều vốn hiếm khi xảy ra ở miền Trung. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến công tác phòng, chống thiên tai gặp nhiều khó khăn.
Sự bất thường của thời tiết đã ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập và sinh kế của người nông dân. Ông Hoàng Văn Dũng ở thôn Hà Cảng, xã Đan Điền lo lắng: “Trồng rau vụ hè mà như canh bạc. Hôm nay nắng chang chang, mai đã mưa như trút nước, không biết đâu mà tính”.
Hiện, các đơn vị, địa phương trong toàn TP. Huế đã và đang cùng với người nông dân khắc phục lại số diện tích lúa, hoa màu bị đợt bão lũ vừa qua gây hư hại. Tuy nhiên, để đối phó với thời tiết bất thường, điều đầu tiên là phải thay đổi tư duy, không thể tiếp tục chủ quan và ứng phó theo lối mòn cũ.
Thay đổi tư duy ứng phó
Cần xác định rằng, thiên tai có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, vì vậy tinh thần “4 tại chỗ” cần được duy trì thường xuyên, nhưng phải thay đổi một cách chủ động, linh hoạt hơn.
Thực tế cho thấy, một số địa phương tại TP. Huế đã có những cách làm linh hoạt, như sự phổi hợp chủ động giữa chính quyền, các lực lượng và người dân tổ chức nạo vét kênh mương, khơi thông cống rãnh từ đầu mùa hè; tập huấn phòng, chống mưa bão sớm cho các hộ dân ven sông, biển và đầm phá nhằm ứng phó với nguy cơ lũ đột ngột…
Vì vậy, công tác dự báo, cảnh báo sớm về thời tiết cần được chú trọng hơn. Việc ứng dụng công nghệ như bản đồ ngập lụt trực tuyến, cảnh báo mưa lớn qua Zalo, tin nhắn, App thời tiết… tiếp tục được tích hợp và phổ cập đến người dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Ngành nông nghiệp cũng cần hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, lựa chọn giống lúa, hoa màu... chịu úng, chịu hạn để thích nghi.
Phòng, chống thiên tai, ứng phó với thời tiết cực đoan không chỉ là việc của ngành khí tượng, nông nghiệp hay chính quyền cấp xã, phường, mà cần sự vào cuộc đồng bộ từ cấp thành phố đến cơ sở; từ chính quyền đến các tổ chức hội, đoàn thể, người dân...
Một kế hoạch tổng thể về thích ứng với biến đổi khí hậu không chỉ mang tính đối phó ngắn hạn mà phải là chiến lược lâu dài, với các giải pháp cụ thể như: Phát triển đô thị xanh - thông minh, nâng cấp hạ tầng thoát nước, trồng thêm cây xanh, tăng cường các không gian thấm nước tự nhiên như hồ, ao, công viên.
“Chủ động ứng phó không có nghĩa là chống lại thiên nhiên, mà là tìm cách sống hài hòa, thông minh và thích nghi với thiên nhiên trong thời đại biến đổi. Hãy bắt đầu từ việc nhỏ nhất: Không xả rác làm tắc cống; lắng nghe, cập nhật dự báo thời tiết mỗi ngày; học cách sơ tán an toàn; chia sẻ thông tin nhanh trên mạng xã hội khi có bão lũ. Chính những điều nhỏ ấy sẽ tạo nên một cộng đồng Huế chủ động, vững vàng trước mọi diễn biến bất thường của thời tiết”, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn TP. Huế lưu ý.
Phát triển nông nghiệp an toàn và bền vững
Trong xu hướng phát triển hiện đại, việc đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe con người ngày càng được quan tâm. Trước yêu cầu đó, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã chủ động thay đổi phương thức sản xuất từ canh tác truyền thống sang mô hình nông nghiệp hữu cơ. Đây là hướng đi phù hợp với xu thế chung, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị nông sản, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Công nhân Công ty TNHH Trà Phan Nhất Điện Biên sử dụng phân bón vi sinh chăm sóc cho cây chè.
Triển khai mô hình trồng chè theo hướng hữu cơ, Công ty TNHH Trà Phan Nhất Điện Biên đã lựa chọn bãi Pháy Váng (xã Mường Lạn) - một khu vực tách biệt với dân cư và các vùng chăn nuôi tập trung. Trên tổng diện tích gần 20ha, hiện Công ty đã canh tác trên 10ha chè hữu cơ, sử dụng hoàn toàn các loại phân bón hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học và thuốc trừ sâu thảo mộc thay cho các loại hóa chất, phân bón vô cơ. Để triển khai thành công mô hình này, Công ty đã nghiên cứu kỹ lưỡng về nguồn gốc giống chè phù hợp với thổ nhưỡng, đồng thời hợp tác với các đơn vị chuyên môn trong việc tư vấn kỹ thuật và hướng dẫn quy trình canh tác đạt tiêu chuẩn.
Ông Phan Trọng Nhất, Giám đốc Công ty TNHH Trà Phan Nhất Điện Biên cho biết: Việc lựa chọn bãi Pháy Váng để trồng chè hữu cơ là kết quả của quá trình khảo sát và phân tích kỹ lưỡng. Ban đầu, quá trình canh tác gặp không ít khó khăn khi phải đầu tư nhiều chi phí và thuê nhân công làm cỏ. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng phương pháp canh tác mới, chúng tôi nhận thấy sự thay đổi tích cực của vườn chè, khi các loại vi sinh vật và côn trùng có lợi bắt đầu phát triển trở lại, không cần đến thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Hơn thế là phương pháp này còn giúp bảo vệ sức khỏe con người, duy trì độ phì nhiêu của đất, đồng thời tạo điều kiện cho hệ sinh thái phát triển bền vững.

Giám đốc Công ty TNHH Trà Phan Nhất Điện Biên Phan Trọng Nhất hướng dẫn công nhân sử dụng chế phẩm sinh học.
Không riêng Công ty TNHH Trà Phan Nhất Điện Biên, hiện nay, nhiều hợp tác xã và tổ hợp tác khác trên địa bàn tỉnh cũng đã từng bước tiếp cận phương pháp canh tác hữu cơ. Những đơn vị này cam kết sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ hay chất kích thích tăng trưởng. Bên cạnh việc đầu tư mở rộng sản xuất, các doanh nghiệp còn chú trọng phát triển vùng nguyên liệu sạch, đảm bảo an toàn từ khâu gieo trồng đến thu hoạch. Quy trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt theo yêu cầu của các đơn vị bao tiêu sản phẩm, từ đó giúp nâng cao chất lượng nông sản, từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chị Lường Thị Loan, xã Mường Ảng cho biết: Trước đây, chúng tôi canh tác cà phê chủ yếu tự học hỏi lẫn nhau và áp dụng các kỹ thuật còn hạn chế. Việc tỉa cành, tạo tán cũng như bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa thực sự hiệu quả. Để chất lượng cà phê đầu vào đảm bảo chất lượng cao, chúng tôi đã được các đơn vị hướng dẫn cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, cân đối, hợp lý và hiệu quả. Từ đó dẫn tạo cho người trồng cà phê thói quen, nắm vững các kỹ thuật thực hành nông nghiệp, đem lại kết quả tối ưu hóa chi phí, nguồn cây; tạo năng suất cao, cung ứng sản phẩm hiệu quả, chất lượng tốt nhất phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu cà phê ngày càng bền vững.

Người trồng cà phê xã Mường Ảng được hướng dẫn các chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại theo đúng kỹ thuật.
Việc thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang hình thức sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa cũng được xác định là yếu tố then chốt trong phát triển ngành nông nghiệp bền vững. Nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã chủ động chuyển đổi giống cây trồng phù hợp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, nhận thức của người dân trong việc phòng trừ sâu bệnh cũng thay đổi rõ rệt. Thay vì sử dụng thuốc hóa học như trước đây, người dân ngày càng ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, góp phần bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo báo cáo về tình hình sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024, công tác phòng trừ sâu bệnh được thực hiện quyết liệt và hiệu quả. Tổng diện tích được xử lý phòng trừ sâu bệnh là 20.951,2 lượt héc ta, giảm so với cùng kỳ năm trước. Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng chủ yếu trên cây lúa ước khoảng 26 tấn, còn lượng phân bón khoảng 14.340 tấn. Tất cả đều thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Dịch vụ cung ứng giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tại khu vực trung tâm các huyện, xã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của người dân. Đồng thời, người dân đã nâng cao ý thức sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường và có thời gian cách ly ngắn. Dù việc áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp vẫn còn gặp không ít khó khăn, và thói quen sử dụng thuốc hóa học vẫn tồn tại ở một số nơi, song xu hướng sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp đang ngày càng lan rộng. Đây là tín hiệu tích cực mở ra tương lai cho một nền nông nghiệp an toàn, bền vững, hướng tới sự phát triển hài hòa giữa con người và tự nhiên.

Sản phẩm vi sinh sử dụng phòng trừ sâu bệnh hại trên cây chè.
Việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ không chỉ mang lại lợi ích trước mắt mà còn là giải pháp lâu dài giúp nông dân tiếp cận phương thức sản xuất thân thiện với môi trường. Để thực hiện hiệu quả, các cơ quan chuyên môn cần tăng cường tuyên truyền, tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác hữu cơ cho người dân, từ đó nâng cao nhận thức và kỹ năng sản xuất. Việc chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ giúp bảo vệ sức khỏe người sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng, đồng thời tăng thu nhập và giá trị kinh tế. Đây là bước đi thiết thực nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sạch, hiện đại và ngày càng bền vững.
Kỹ sư bỏ lương ngàn đô về quê số hóa nông sản Việt
Câu chuyện của anh Hoàng không chỉ là hành trình đưa trái bơ Mã Dưỡng vươn ra thế giới, mà còn là khát vọng lan tỏa tinh thần khởi nghiệp công nghệ trong nông nghiệp.
Đánh đổi mức lương ngàn đô và tương lai rộng mở ở thành thị, kỹ sư Đặng Dương Minh Hoàng chọn một ngã rẽ bất ngờ. Đó là trở về quê hương để bắt đầu cuộc cách mạng số trên chính mảnh đất của mình.
Từ hoài bão kỹ sư đến 'vua bơ' công nghệ
Với tấm bằng kỹ sư tự động hóa từ Pháp và những lời mời chào hấp dẫn, con đường sự nghiệp của Đặng Dương Minh Hoàng tưởng chừng đã được định sẵn tại các tập đoàn lớn. Thế nhưng, anh lại quyết định rẽ hướng, trở về quê nhà tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước (nay là xã Đức Hạnh, tỉnh Đồng Nai) để viết nên câu chuyện của riêng mình với nông nghiệp.

Bơ ông Hoàng có mặt tại siêu thị các nước
Quyết định táo bạo ấy đã được đền đáp xứng đáng. Ở tuổi 37, anh Hoàng giờ đây là ông chủ của Nông trại Thiên Nông trù phú rộng hơn 50ha. Trên mảnh đất ấy, 12ha bơ Mã Dưỡng trĩu quả không chỉ là đặc sản của vùng mà còn là "cỗ máy" mang về doanh thu hơn 6 tỷ đồng mỗi năm.
Trái bơ từ đây không chỉ chinh phục thị trường nội địa mà còn tự tin đặt chân đến Lào, Campuchia, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, và đang tiếp tục hành trình vươn đến trời Âu.

Chỉ cần quét mã QR sẽ biết được quá trình chăm sóc bơ
Điều gì đã giúp một nông dân trẻ đưa trái bơ Việt Nam chinh phục những thị trường quốc tế khắt khe? Với Đặng Dương Minh Hoàng, câu trả lời nằm gọn trong hai từ: Công nghệ. Anh đã áp dụng công nghệ Blockchain để tạo ra một "hộ chiếu điện tử" cho từng trái bơ.
Chỉ với một thao tác quét mã QR trên điện thoại, toàn bộ "nhật ký" của trái bơ - từ nhà vườn, quy trình chăm sóc, loại phân bón đến ngày thu hoạch – đều được hiển thị minh bạch. Chiến lược "không khoảng cách" này đã đưa thương hiệu "Bơ Ông Hoàng" vượt qua các khâu trung gian để đến thẳng tay người tiêu dùng, xây dựng một niềm tin vững chắc bằng sự rõ ràng.

Vườn bơ của nông ở Đồng Nai đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại vào làm nông nghiệp
"Rõ ràng xu hướng nông nghiệp sạch, ăn để không bị bệnh là xu hướng tất yếu của người tiêu dùng, đang được nhiều người săn đón. Tuy nhiên, nếu làm nông nghiệp hữu cơ nhưng không biết, hoặc chưa biết cách làm nông nghiệp số sẽ mất đi cơ hội kết nối với người tiêu dùng. Việc kết hợp nông nghiệp số và nông nghiệp hữu cơ giúp người tiêu dùng giám sát được từ xa, minh bạch hóa quy trình sản xuất, quá trình canh tác của cây, bảo vệ thương hiệu, xây dựng thương hiệu", Anh Hoàng chia sẻ.
Không chỉ minh bạch, quy trình sản xuất còn được nông trại tự động hóa gần như hoàn toàn. Hệ thống cảm biến, tưới nhỏ giọt và châm phân tự động đến từng gốc cây, cho phép anh Hoàng điều hành cả nông trại chỉ qua chiếc điện thoại thông minh. Mô hình chuẩn VietGAP này chính là nền tảng giúp anh giành được Giải thưởng Lương Định Của năm 2021 danh giá.
Hành trình lan tỏa ngọn lửa đam mê
Thành công không chỉ giữ cho riêng mình, anh Hoàng tâm niệm rằng trong nông nghiệp, "muốn đi xa thì phải đi cùng nhau". Triết lý này đã trở thành kim chỉ nam cho hành trình lan tỏa giá trị của anh. Tháng 6/2022, được sự đồng hành của những người cùng chí hướng, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp số Bình Phước ra đời. Đây là một trong những HTX tiên phong về chuyển đổi số của tỉnh, nhanh chóng nhân rộng mô hình trồng bơ công nghệ cao lên diện tích 200ha.
Với vai trò Giám đốc HTX và Chủ nhiệm mạng lưới Lương Định Của toàn quốc, anh Hoàng đã trở thành người truyền cảm hứng, trực tiếp tư vấn và chuyển giao công nghệ, kiến tạo nên một hệ sinh thái nông nghiệp hiện đại, giúp bà con nông dân cùng nhau làm giàu.

Các thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp số Bình Phước
Anh Nguyễn Minh Hiếu, chủ sở hữu của Gia Bảo Ecofarm ở xã Phước Tín, thị xã Phước Long (nay là phường Phước Long, tỉnh Đồng Nai), Phó Giám đốc HTX, tự hào nhận xét, Kỹ sư Hoàng có thế mạnh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, do đó rất nhạy bén với những công nghệ mới, từ đó nên đã hướng dẫn anh em, cũng như kết nối nguồn thông tin để làm cho việc số hóa nông nghiệp mạnh mẽ, mượt mà hơn.
Mô hình của anh Hoàng không chỉ là một câu chuyện thành công đơn lẻ, mà đã trở thành nguồn cảm hứng, một hình mẫu tiêu biểu cho hướng đi nông nghiệp thông minh của cả tỉnh Đồng Nai. Làn sóng ứng dụng công nghệ cao đang ngày một lan rộng, từ các trang trại tới từng hộ canh tác nhỏ.

Ông Nguyễn Minh Quang, Phó Giám đốc Sở KH&CN Đồng Nai cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
Ông Nguyễn Minh Quang, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai khẳng định, sự đồng hành của chính quyền sẽ tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, thông qua hệ thống kết nối khuyến công và các trường Đại học, doanh nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu nông nghiệp số kết nối từ tỉnh đến các xã, phường, giám sát sản xuất và dự báo thị trường chính xác hơn.
"Chính quyền ưu tiên nguồn lực từ các chương trình khoa học công nghệ của tỉnh, quốc gia để đầu tư hạ tầng số, thiết bị công nghệ chuyển giao vào sản xuất. Với sự đồng hành của chính quyền, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân, ứng dụng khoa học công nghệ sẽ trở thành động lực then chốt, đưa nông nghiệp Đồng Nai phát triển bền vững, thông minh và cạnh tranh trong tương lai", ông Quang tin tưởng.

Ông Hoàng hướng dẫn các thành viên trong hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
Câu chuyện từ vườn bơ của Đặng Dương Minh Hoàng đã cho thấy, những hạt mầm công nghệ khi được gieo trên mảnh đất quê hương bằng trí tuệ và khát vọng có thể nảy nở thành những "trái ngọt" vươn tầm thế giới. Đó không chỉ là hành trình làm giàu của một cá nhân, mà còn là chương mở đầu đầy hứa hẹn cho nền nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ số toàn cầu.
Cảnh báo nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên
Cuối giờ chiều 4/7, Cục Quản lý và xây dựng công trình thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã có đánh giá về tình hình nguồn nước và nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là khu vực đáng lo ngại nhất.
Số liệu quan trắc cho thấy, tuần từ ngày 28/6 - 4/7/2025, lượng mưa tích lũy tuần phổ biến tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: vùng ven biển từ 20 - 80mm, vùng núi cao nguyên từ 50 - 100mm (riêng Đà Nẵng và vùng núi Quảng Ngãi 100 - 160mm, ven biển Đắk Lắk 5 - 10mm)
Tại khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, dung tích bình quân các hồ chứa thủy lợi đạt 58% dung tích thiết kế, giảm 1% so với tuần trước; cụ thể theo tỉnh: Đà Nẵng 80%, Quảng Ngãi 67%, Gia Lai 52%, Đắk Lắk 45%, Khánh Hòa 54% và Lâm Đồng 60%. Hiện trong vùng có 3 hồ nhỏ cạn nước, gồm: Diêm Tiêu (Gia Lai); Ông Kinh và Sông Biêu (Khánh Hòa).

Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên có nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp.
Dự báo tuần tiếp theo, lượng mưa phổ biến tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phổ biến từ 10 - 60mm. Cụ thể, vùng ven biển 20 - 80mm; vùng núi cao nguyên 50 - 100; riêng Đà Nẵng và vùng núi Quảng Ngãi 100 - 160, ven biển Đắk Lắk 5 – 10mm.
Hiện trong khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên đang sản xuất vụ Hè Thu - Mùa 2025 với tổng diện tích trồng cây hàng năm khoảng 763.800ha (357.400ha lúa, 406.400ha màu và cây hàng năm khác), diện tích cây lâu năm khoảng 957.400ha.
Nguồn nước cơ bản đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong vụ sản xuất nếu thời tiết nắng nóng và không mưa kéo dài, nguy cơ thiếu nước có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và Đắk Lắk với tổng diện tích bị ảnh hưởng từ 1.000 - 2.000ha (Quảng Ngãi 500 - 1.000ha và Đắk Lắk 500 - 1.000ha).
Trong trường hợp các hồ thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn vận hành không đảm bảo, nguy cơ cao xảy ra tình trạng xâm nhập mặn cho vùng hạ lưu và các trạm bơm bị gián đoạn khả năng lấy nước gây ảnh hưởng cho tổng diện tích khoảng 2.000ha.
Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đang phối hợp với các đơn vị sự nghiệp khoa học thuộc Bộ tăng cường theo dõi thông tin thượng nguồn nước, cập nhật diễn biến nguồn nước và nhận định tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn năm 2025 để thông tin đến các địa phương, nhất là tại khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên chủ động các biện pháp ứng phó, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Hỗ trợ sinh kế, thích ứng biến đổi khí hậu cho 1.000 hộ nông dân sản xuất nhỏ, phụ nữ dân tộc thiểu số Quảng Trị
Ngày 3/7/2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị phối hợp với tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức khởi động dự án 'Hỗ trợ sinh kế nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ ở các xã khó khăn'. Dự án nhận tài trợ từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) với tổng kinh phí hơn 19 tỷ đồng Việt Nam...

Chăm sóc cây lạc ở Ba Lòng, huyện Đakrông. Ảnh: Đan Tâm
Hội thảo khởi động diễn ra với sự tham dự của đại diện tổ chức Plan International Việt Nam cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan. Đây là bước mở đầu cho chuỗi hoạt động triển khai dự án “Hỗ trợ sinh kế nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ ở các xã khó khăn”, do KOICA tài trợ với tổng kinh phí 1.096.142.000 KRW, tương đương hơn 19 tỷ đồng Việt Nam. Dự án sẽ được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 12/2025 tại hai xã Trường Sơn và Dân Hóa.
Theo đại diện đơn vị tổ chức, dự án hướng đến hỗ trợ sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu cho 1.000 hộ nông dân sản xuất nhỏ, đặc biệt ưu tiên phụ nữ dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 18 đến 40.
Bên cạnh đó, dự án còn tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực và kiến thức về bình đẳng giới, biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững cho 100 cán bộ chính quyền, đoàn thể ở địa phương.
Dự án được kỳ vọng góp phần cải thiện đời sống và nâng cao vị thế xã hội cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại Trường Sơn và Dân Hóa. Thông qua hỗ trợ sinh kế nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, phụ nữ không chỉ được trang bị kiến thức và kỹ năng sản xuất bền vững, mà còn có điều kiện thuận lợi hơn để tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội tại địa phương.
Gần 18.000 người dân tại các xã mục tiêu cũng sẽ được hưởng lợi thông qua các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, bình đẳng giới và nông nghiệp bền vững.
Phát biểu tại hội thảo, đại diện các bên nhấn mạnh vai trò của sự phối hợp giữa chính quyền các cấp, tổ chức đoàn thể, các đối tác phát triển và cộng đồng trong triển khai dự án. Sự thống nhất về định hướng và phương pháp thực hiện là nền tảng để đảm bảo hiệu quả, tính bền vững và phù hợp với thực tiễn địa phương.
Tỉnh Quảng Trị là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu với các hình thái thời tiết cực đoan như bão mạnh, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt xảy ra với tần suất ngày càng nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Trong nhiều năm gần đây, thiên tai trên địa bàn có xu hướng bất thường và khó lường, gây tổn thất lớn về người và tài sản.
Một trong những nguyên nhân khiến rủi ro thiên tai tiếp tục gia tăng là do tác động của biến đổi khí hậu kết hợp với sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế thiếu bền vững và sự chủ quan, thiếu kỹ năng phòng chống thiên tai trong một bộ phận cán bộ và người dân. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ ở vùng khó khăn, được xem là yếu tố then chốt để nâng cao khả năng chống chịu thiên tai.
Dự án này được kỳ vọng góp phần cải thiện đời sống và nâng cao vị thế xã hội cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại Trường Sơn và Dân Hóa. Thông qua hỗ trợ sinh kế nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, phụ nữ không chỉ được trang bị kiến thức và kỹ năng sản xuất bền vững, mà còn có điều kiện thuận lợi hơn để tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội tại địa phương.
Ngoài ra, trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu, tỉnh Quảng Trị đã chú trọng thúc đẩy các mô hình canh tác bền vững, trong đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi được đặt lên hàng đầu. Các loại giống cây trồng, vật nuôi chịu hạn, chịu mặn, giống bản địa ngắn ngày… đang dần thay thế phương thức sản xuất truyền thống.
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh cũng tăng cường triển khai các giải pháp quản lý tài nguyên hiệu quả, tiết kiệm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn sinh học. Đồng thời, nhiều mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đang được xây dựng, nhằm bảo đảm ổn định sản xuất, giảm thiểu tổn thất do thiên tai và thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.
Với cách tiếp cận đa chiều, dự án “Hỗ trợ sinh kế nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao vai trò phụ nữ ở các xã khó khăn” không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn là can thiệp xã hội thiết thực, tạo ra những thay đổi tích cực trong cộng đồng. Đây là một bước tiến trong nỗ lực xây dựng xã hội nông thôn bền vững và thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu tại Quảng Trị trong những năm tới.
Bùng nổ du lịch nông trại
Thời gian qua, du lịch nông nghiệp tại TPHCM đã có sự phát triển mạnh mẽ, hình thành nhiều mô hình phát huy hiệu quả, trở thành điểm đến thu hút sự quan tâm của du khách. Hoạt động này đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
Nhiều mô hình hấp dẫn
Trải dài giữa những mảng xanh mướt ở vùng ngoại ô TPHCM, Nông Trang Xanh (xã An Nhơn Tây) như một viên ngọc quý của nông nghiệp hiện đại. Đến đây, du khách được đắm mình trong không gian thanh bình của khu vườn rau củ quả. Từ diện tích ban đầu khoảng 3ha, áp dụng các mô hình nông trại thành công của Hàn Quốc, Nhật Bản, đến nay Nông Trang Xanh đã mở rộng các phân khu chuyên biệt như nhà trồng nấm, khu chuồng trại chăn nuôi, nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch. Mỗi tháng, nông trại thu hút khoảng 1.000 khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, trong đó có gần phân nửa là khách từ các tỉnh, thành và khách du lịch nước ngoài.

Một gia đình trải nghiệm mô hình chăn nuôi dê tại nông trại Tam Nông (phường An Phú Đông, TPHCM). Ảnh: ĐỨC TRUNG
Cách không xa trung tâm TPHCM, từ nhiều năm nay, nông trại Tam Nông (phường Thạnh Lộc, nay là phường An Phú Đông) đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân thành phố và các địa phương khu vực Nam bộ. Chị Huỳnh Mỹ, chủ nông trại, cho biết, khi đến với Tam Nông, du khách được trải nghiệm không gian miền quê thực sự ngay giữa lòng đô thị. Nông trại rợp bóng cây xanh, không có tiếng ồn với không gian làng quê xưa nhà tranh, vách đất. Bên cạnh đó, du khách được tiếp cận, trải nghiệm những nông cụ mà cha ông từng dùng sản xuất lúa gạo.
Theo TS Nguyễn Văn Bắc, cố vấn nông trại Tam Nông, tất cả mô hình sản xuất nông nghiệp trong nông trại đều áp dụng phương pháp hữu cơ, tuần hoàn. Các chuồng nuôi gà, vịt sử dụng đệm lót sinh học giúp xử lý rất tốt mùi hôi từ chất thải chăn nuôi. Chị Juley Jasmin, du khách người Nam Phi, bén duyên với nông trại Tam Nông trong một lần du lịch TPHCM, đã lưu trú thường xuyên tại nơi này, chia sẻ: “Tôi có nhu cầu một chỗ lưu trú dài hạn ở TPHCM, cách trung tâm thành phố không xa, để làm việc và sinh sống. Trong một lần đi phượt, tôi đến nông trại và cảm thấy rất thú vị. Tôi đã cư trú dài hạn tại nông trại Tam Nông, bởi nơi đây hài hòa với thiên nhiên, cỏ cây, khí hậu trong lành”.
Cách nay 12 năm, vợ chồng kỹ sư thiết kế Trần Văn quyết định bỏ phố về xã Xuân Sơn, TPHCM (trước đây là xã Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) làm nông trại. Khi đó, Xuân Sơn là một xã khó khăn, đất đai cằn cỗi, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào hạt bắp, củ mì và cây tràm chậm lớn. Sau đợt dịch Covid-19, xuất phát từ nhu cầu thực tế của gia đình và bạn bè, anh Văn mạnh dạn chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp kết hợp du lịch. Trên mảnh đất hơn 1ha, anh Văn đào hồ, trồng cây ăn trái, các loại rau, cây thuốc nam... hình thành khu du lịch sinh thái Suối Rao Forest. Chủ nhân cũng mua 8 căn nhà gỗ từ đồng bào Tây Nguyên để khách quốc tế tham quan, nghỉ dưỡng và tạo nên một nét văn hóa riêng biệt cho nông trại. Mỗi tuần, nơi đây đón và phục vụ từ 300-400 khách du lịch.
Đẩy mạnh quảng bá
Theo Sở NN-MT TPHCM, hiện địa phương có gần 100 nông trại tổ chức tham quan, nghỉ dưỡng cho du khách. Việc phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp không chỉ phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp xanh, hiện đại, phát triển bền vững, có giá trị gia tăng cao, mà còn là một sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội hiện đại trong việc tham quan, học tập, trải nghiệm, hưởng thụ các sản phẩm nông nghiệp xanh.

Chị Juley Jasmin (khách du lịch đến từ Nam Phi) trò chuyện với chủ nông trại Tam Nông (phường An Phú Đông, TPHCM). Ảnh: ĐỨC TRUNG
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Mỹ, chuyên gia lĩnh vực du lịch, cho rằng, du lịch nông nghiệp tại TPHCM có nhiều lợi thế nhưng cần được tổ chức một cách chuyên nghiệp và bền vững. Việc xây dựng chuỗi liên kết dịch vụ du lịch nông nghiệp giữa các hợp tác xã và nông dân là cần thiết để tạo nên hệ sinh thái du lịch rộng lớn và hấp dẫn hơn. Phát triển bền vững cần giải quyết các thách thức như hạn chế về cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư và kỹ năng làm du lịch của nông dân. Việc xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp đăng ký kinh doanh, vay vốn ngân hàng lãi suất thấp và những ưu đãi về thuế cho các hộ dân, doanh nghiệp tham gia loại hình du lịch nông thôn là cần thiết để thúc đẩy loại hình du lịch này.
Trong khi đó, theo TS Dương Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch, chất liệu du lịch nông nghiệp - nông thôn tại TPHCM đã có, vấn đề cần làm là kết nối chúng, trở thành chuỗi trải nghiệm để gia tăng cảm xúc, thu hút du khách, nhất là những nhóm khách có nhu cầu trải nghiệm văn hóa độc đáo.
Để phát triển du lịch nông nghiệp hiệu quả, góp phần thực hiện đồng thời hai mục tiêu là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững, theo bà Huỳnh Thị Kim Xuyến, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM, thành phố cần quy hoạch du lịch nông nghiệp, nông thôn dựa trên tài nguyên nông nghiệp, nông thôn, giá trị cảnh quan, các giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán, nghề thủ công; xây dựng, triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá, hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch nông thôn dựa trên lợi thế của hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc trưng văn hóa, sinh thái của các địa phương.
Mở ra kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Brazil
Chiều 5/7 giờ địa phương, tại Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Carlos Fávaro và chứng kiến container thịt bò Brazil đầu tiên xuất khẩu sang Việt Nam.
Lập thương hiệu cà phê chung Việt Nam - Brazil
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định hai nước có tiềm năng to lớn để phát triển hợp tác nông nghiệp trên cơ sở cùng có thị trường lớn, có các thế mạnh bổ sung cho nhau và triển vọng sớm được kết nối bởi các hiệp định thương mại tự do.
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Carlos Fávaro. Ảnh: VGP
Thủ tướng đề nghị hai Bộ Nông nghiệp thành lập Tổ công tác chung, phối hợp chặt chẽ để triển khai các cam kết cấp cao, bao gồm việc mở cửa thị trường hơn nữa cho nông sản thế mạnh của nhau; xúc tiến đầu tư nông nghiệp tại chỗ; thiết lập đối tác về sản xuất và tiêu thụ cà phê, lập thương hiệu cà phê chung Việt Nam - Brazil; thiết lập đối tác về an ninh lương thực, theo đó Việt Nam cung cấp gạo, bảo đảm an ninh lương thực cho Brazil.
Bộ trưởng Carlos Fávaro đánh giá cao truyền thống trọng nông và thế mạnh ngày càng tăng của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế; mong muốn làm sâu sắc hợp tác nông nghiệp song phương, một trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược mới được thiết lập. Nhất trí với các đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng khẳng định quyết tâm triển khai hiệu quả các cam kết và chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai nước, biến tình bạn và tiềm năng hợp tác thành kết quả cụ thể.

Thủ tướng ký tượng trưng sản phẩm thịt bò đầu tiên của Brazil xuất khẩu sang Việt Nam. Ảnh: VGP
Bộ trưởng bày tỏ sẵn sàng trao đổi danh mục các mặt hàng thế mạnh để cùng phía Việt Nam xác định lộ trình mở cửa thị trường cho nông sản của cả hai bên. Bộ trưởng cũng mong muốn kết nối doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam và Brazil, xây dựng quan hệ đối tác về thương mại và đầu tư theo hướng gắn kết và bổ sung lẫn nhau về chuỗi sản xuất nông nghiệp, trao đổi và chuyển giao máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất - chế biến nông sản, giúp nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản của cả hai nước.
Hai bên nhất trí khẩn trương triển khai các bước đi đã cam kết, đáp ứng tiềm năng và kỳ vọng của hai bên trong hợp tác nông nghiệp, góp phần vào quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Brazil.

Thủ tướng cùng các đại biểu tại lễ chứng kiến container thịt bò đầu tiên của Brazil xuất khẩu sang Việt Nam. Ảnh: VGP
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng Bộ trưởng Carlos Fávaro chứng kiến container thịt bò đầu tiên của Brazil xuất khẩu sang Việt Nam. Thủ tướng khẳng định sự kiện này cùng với lô hàng xuất khẩu đầu tiên cá tra-basa và cá rô phi đầu tiên của Việt Nam sang Brazil vào dịp này là minh chứng cho quan hệ hợp tác nông nghiệp chặt chẽ, tin cậy và cùng có lợi giữa hai nước, tạo động lực cho các bước tăng cường hợp tác trong thời gian tới.
Đề nghị Brazil tăng cường hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triền nền bóng đá
Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã thăm Câu lạc bộ Bóng đá Vasco da Gama ở thành phố Rio de Janeiro. Ông Luis Fernandes, Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Thành viên Ủy ban Tư vấn của Vasco da Gama tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tham quan phòng truyền thống, cũng như sân bóng đá Estádio São Janúario, có sức chứa 25.000 khán giả-sân thi đấu chính của Câu lạc bộ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tham quan sân bóng đá Estádio São Janúario. Ảnh: VGP
Vasco da Gama là ngôi nhà của nhiều cầu thủ lừng danh thế giới như: Roberto Dinamite, Edmundo, Romário, Juninho Pernambucano, Bebeto, Mauro Galvão. Trong đó Romário là người đã giúp Brazil giành ngôi vô địch thế giới World Cup 1994 và là một trong những tiền đạo xuất sắc nhất trên thế giới trong thập niên 1990.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, triết lý bóng đá cũng là triết lý, bản sắc văn hóa của Brazil và rất gần gũi với văn hóa Việt Nam, đó là luôn tấn công, chiến đấu hết mình, cống hiến hết mình, bằng tất cả trí tuệ, sự tinh tế, sự đam mê; cạnh tranh bình đẳng, nỗ lực chiến thắng là cần thiết, nhưng không phải là tất cả mà điều quan trọng là phải thể hiện sự cống hiến, tận hưởng và sự sẻ chia.

Tại sân bóng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân được đại diện Câu lạc bộ tặng bộ áo đấu của Vasco da Gama, đồng thời tặng lại Câu lạc bộ áo đấu của Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội. Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, nhiều cầu thủ gốc Brazil sang đầu quân cho các câu lạc bộ của Việt Nam, giúp các câu lạc bộ này thi đấu thành công, có câu lạc bộ đoạt chức vô địch.
Cho biết, người Việt Nam rất đam mê bóng đá và ngưỡng mộ nền bóng đá Brazil – với "vũ điệu Samba trên sân cỏ", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, tiềm năng hợp tác về văn hóa, thể thao, nhất là thể thao thành tích cao, trong đó có lĩnh vực bóng đá giữa Việt Nam và Brazil là không có giới hạn.
Thủ tướng đề nghị phía Brazil và Câu lạc bộ Vasco da Gama tăng cường các hoạt động hợp tác, hỗ trợ phía Việt Nam phát triền nền bóng đá, như huấn luyện, đào tạo cầu thủ, nhất là nâng cao thể lực và kỹ năng cầu thủ; nâng cao năng lực quản trị, phát triển thương hiệu, huy động và quản lý nguồn lực nguồn lực, tổ chức thi đấu; cũng như tiếp tục "xuất khẩu" cầu thủ Brazil sang Việt Nam thi đấu và cầu thủ Việt Nam sang thi đấu tại Brazil…